Cải thiện quan hệ lãnh đạo và nhân viên cấp dướ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải (Trang 84)

L CB = Tmin x (Hcb + Hpc) Trong đó:

d) Hệ số khuyến khích cá nhân

3.3.3. Cải thiện quan hệ lãnh đạo và nhân viên cấp dướ

Quản trị bao gồm bốn chức năng đó là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và cuối cùng là kiểm tra giám sát. Với chức năng kiểm tra giám sát, Người lãnh đạo phải kiểm soát được tình hình làm việc của nhân viên, đảm bảo nhân viên đang đi đúng hướng theo cái đích đã chọn cũng như doanh nghiệp đang đi đến mục tiêu của mình. Mối quan hệ của người lãnh đạo với nhân viên cấp dưới là cầu nối giữa ý chí, tầm nhìn của lãnh đạo với định hướng, nỗ lực đóng góp của nhân viên để đảm bảo sự thắng lợi của doanh nghiệp.

Để nâng cao mối quan hệ sâu sắc lãnh đạo - nhân viên, theo tác giả các cán bộ quản lý phải thấu hiểu lợi ích của việc quan tâm hợp lý đến nhân viên ngoài công việc, nếu nhân viên có gặp rắc rối trong cuộc sống họ sẽ xem người quản lý là người bạn tin cậy để chia sẻ thông tin, người quản lý trong những tình huống này sẽ có khả năng dễ dàng động viên, hỗ trợ họ vượt qua khó khăn gặp phải, hay có điều kiện hiểu biết hơn về nhân viên do mình quản lý. Họ có thể tăng cường phát triển mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên thông qua các hoạt động phong trào văn nghệ, thể thao, liên hoan... công ty nên xem xét một trọng số hợp lý cho việc nhân viên có quyền đánh giá cấp trên theo mô hình đánh giá hiệu quả công việc đa chiều.

Theo tìm hiểu trực tiếp của tác giả, lãnh đạo, quản lý trong công ty có một số người nghiêng theo phong cách lãnh đạo độc tài, thích tự mình quyết định việc quan trọng và hay áp đặt ý kiến chỉ đạo xuống cấp dưới (ra mệnh lệnh và cấp dưới thực hiện), số khác có khuynh hướng theo phong cách lãnh đạo dân chủ, tự do, muốn tham khảo ý kiến người khác trước khi ra quyết định. Theo phân tích nguồn nhân lực lao động trong công ty Duyên Hải, phần đông cán bộ

công nhân viên trong công ty là cán bộ trẻ, có trình độ học vấn đại học trở lên (chiếm trên 81%). Với môi trường như vậy, người có phong cách lãnh đạo dân chủ và tự do sẽ cho phép và tạo điều kiện cho nhân viên thể hiện nhu cầu ‘Cái tôi' của con người. Cán bộ công nhân viên có môi trường đáp ứng nhu cầu tự thể hiện mình bằng việc có điều kiện tham gia vào các vấn đề lớn của công ty, có thể phát huy sáng tạo của mình. Điều đó sẽ tạo động lực tinh thần làm việc của nhân viên tăng lên. Về phía lãnh đạo, khi có sự tham khảo ý kiến của những người xung quanh, quyết định của họ mang tính toàn diện, đa chiều. Muốn mở rộng theo hướng có phong cách lãnh đạo dân chủ, tự do đề phát huy tính ưu việt của nguồn lực, trước hết người quản lý, lãnh đạo trong công ty cần nhận thức được vai trò, lợi ích đem lại lâu dài của phong cách lãnh đạo này đối với môi trường công ty. Bên cạnh đó họ cần có lịch trình, có thời gian cho việc đưa ra quyết định, vì nếu rơi vào tình trạng gấp rút thì việc đưa ra quyết định có tham khảo các ý kiến khác sẽ rất khó khả thi, hoặc ý kiến đưa ra không đa dạng.

Công ty nên có chính sách quy định hạn mức về các chi phí này hoặc có thể giao cho Đội trưởng, chủ nhiệm công trình, dự án tự chủ ngân sách, chi phí, tự hạch toán. Trao quyền, phân quyền cho nhân viên cấp dưới đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có nghệ thuật, kỹ năng nhất định để nhân viên có cảm giác thoải mái khi làm việc, làm tốt công tác này sẽ đóng góp thiết thực vào công tác tạo động lực cho người lao động trong công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)