Thực tiễn cho thấy còn có một bộ phận dân cƣ do thiếu hiểu biết về pháp luật nên đôi khi còn có thái độ tiêu cực trong đấu tranh chống tội phạm do sợ mất thời gian, sợ liên lụy tới pháp luật, sợ bị trả thù...nên không tích cực tham gia vào việc tố giác tội phạm. Riêng đối với vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên, nhiều khi ngƣời dân có tâm lý “bảo vệ trẻ con” nên không tố giác, bao che tội phạm chƣa thành niên. Thậm chí có ngƣời còn vì những lý do cá nhân khác nhau mà cung cấp những thông tin thiếu chính xác, sai sự thật gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, chứng minh vụ án. Bởi vậy công tác tuyên truyền giáo dục cho nhân dân là cần thiết và cần đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức nhƣ: thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua các đoàn thể quần chúng (chú ý tới hoạt động của Đoàn thanh niên), thông qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dƣới dạng sân khấu hoá... và đặc biệt quan tâm hơn nữa công tác giáo dục pháp luật trong các trƣờng học.
Thực hiện tốt công tác tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác tội phạm. Đảm bảo điều kiện thuận tiện cho nhân dân tham gia vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm nhƣ đa dạng hoá các hình thức tiếp nhận tin báo (nhận tin trực tiếp, qua hòm thƣ tố giác...) đồng thời đảm bảo an toàn cho những ngƣời tố giác tội phạm, ngƣời làm chứng. Thực hiện việc trả thù lao cho những ngƣời làm chứng theo đúng quy định của pháp luật. Đối với những ngƣời có thành tích trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cần đƣợc khen thƣởng kịp thời cả về tinh thần và vật chất.