Nguyên tắc xác định thiệt hại và mức bồi thƣờng phù hợp với thực tiễn

Một phần của tài liệu Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 78 - 79)

2/ Tổn thất về vật chất.

2.3.3.Nguyên tắc xác định thiệt hại và mức bồi thƣờng phù hợp với thực tiễn

thực tiễn

Nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 605 Bộ luật dân sự, theo nội dung của nguyên tắc này thì người gây thiệt hại, người bị thiệt hại, người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án can thiệp nhằm thay đổi mức bồi thường, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế. Nguyên tắc này đã được các nhà làm luật dự đoán được tác động của thị trường đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự

Ví dụ: Người gây thiệt hại cho rằng mức bồi thường tại thời điểm là quá cao so với thời điểm xét xử nên yêu cầu cơ quan Tòa án giảm mức bồi thường hoặc ngược lại người bị thiệt hại cho rằng mức tiền bồi thường hàng tháng quá thấp không bảo đảm cho mức sinh hoạt hàng ngày nên yêu cầu cơ quan Tòa án tăng mức bồi thường.

Thay đổi mức bồi thường có thể hiểu là việc tăng mức bồi thường, có thể cao hơn, có thể thấp hơn mức bồi thường thiệt hại. Hay thay đổi về thời hạn bồi thường ngắn hơn hay dài hơn mức mà trước đây các bên đã thỏa thuận hoặc Tòa án quyết định - đó là yêu cầu của người bị thiệt hại. Còn người gây thiệt hại có thể thay đổi mức bồi thường đối với người bị thiệt hại đó là trường hợp người gây ra thiệt hại vì một lý do nào đó không tiếp tục thực hiện việc bồi thường hoặc vì một lý do khách quan.

Trong bồi thường thiệt hại nhà nước, việc căn cứ xác định mức bồi thường ngoài dựa vào những căn cứ thực tế thì căn cứ mức lương tối thiểu nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường cũng hết sức quan trọng. Việc liên tục thay đổi mức lương tối thiểu chung cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giải quyết mức bồi thường cho người bị oan đặc biệt là những vụ án kéo dài.

Ví dụ:

Trở lại vụ án "Vườn điều". Sau khi nhận bồi thường, cả bốn người bị oan đều cho biết sẽ khiếu nại do thời điểm thỏa thuận là tháng 6/2006, lúc đó lương cơ bản chỉ 350 ngàn đồng/ tháng, khi nhận tiền đã đến tháng 11 và lương cơ bản cũng đã tăng lên 450 ngàn đồng/tháng. Theo tính toán của họ, số tiền mà 4 người bị thiệt hại gần 120 triệu đồng.

Dù thay đổi mức bồi thường theo hướng nào đi chăng nữa thì vấn đề mấu chốt vẫn là bảo đảm cho sự công bằng, hợp lý cho những người yêu cầu.

Khoản 1 Điều 605 Bộ luật dân sự quy định: "Phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần". Vậy việc thay đổi mức bồi thường thì chúng ta chỉ áp dụng đối với phương thức bồi thường nhiều lần còn đối với phương thức bồi thường một lần thì không áp dụng, bởi lẽ người gây thiệt hại đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường và nghĩa vụ bồi thường đã chấm dứt. Như vậy, nếu có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại phát sinh đối với phương thức bồi thường thiệt hại một lần thì Tòa án không chấp nhận yêu cầu này.

Một phần của tài liệu Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 78 - 79)