Về tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 114)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Về tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật

Công tác THADS có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống chính trị xã hội, góp phần giữ vững kỷ cương phép nước, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thông qua hoạt động THADS, những phán quyết của Toà án nhân danh Nhà nước sẽ được thi hành trên thực tế, lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, của công dân được bảo vệ, trật tự kỷ cương xã hội được củng cố. Chính vì vậy, việc đảm bảo hiệu lực của các bản án, quyết định của Toà án trở thành một nguyên tắc hiến định. Để góp phần hiện thực hoá một cách hiệu quả quan điểm trên thì một trong những biện pháp cần

thiết và cấp bách là phải nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong nhân dân. Đây chính là mục đích xã hội to lớn của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Thi hành án là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án, việc THADS tác động trực tiếp đến con người cụ thể, công việc cụ thể, đến lợi ích vật chất và tinh thần của các bên đương sự và gia đình họ. Do đó, nếu CHV, cán bộ THA không nắm vững pháp luật thì không thể thuyết phục, giải thích pháp luật một cách thấu đáo cho người dân trong quá trình tổ chức THA hoặc thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật gây bất bình trong dư luận làm giảm lòng tin của người dân vào tính đúng đắn, nghiêm minh của pháp luật. Ngược lại, nếu người được THA, người phải THA không hiểu biết pháp luật dẫn đến nhận thức sai lầm, có hành vi cản trở, chống đối, phản kháng quyết liệt việc THA, ngay cả quần chúng nhân dân, Tăng Ni và gia đình Phật tử trên địa bàn nếu thiếu hiểu biết pháp luật sẽ bị lôi kéo, kích động, không đồng tình hiểu sai những hoạt động đúng đắn của CQTHADS dẫn đến những phản ứng tiêu cực….. gây khó khăn cho công tác THA. Qua thực tiễn công tác ở địa phương đã chứng minh: thước đo hiệu quả công tác THADS bắt nguồn từ việc giải quyết những vụ việc cụ thể, chính vì vậy để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thực sự góp phần tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác THADS thì cần không ngừng tăng cường công tác này trong thời gian tới với các giải pháp cơ bản sau:

- Các cấp uỷ đảng, chính quyền đặc biệt là cấp xã cần tăng cường sự chỉ đạo, giúp đỡ CQTHADS, cơ quan tư pháp phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và nhân dân trong phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân cũng như trong tổ chức THADS…. Những kiến thức pháp luật nói chung và pháp luật THADS nói riêng trước hết cần phải được phổ biến cho đội ngũ cán bộ xã phường, các UBND cấp xã

phải xây dựng và thường xuyên bổ sung các đầu sách trong tủ sách pháp luật của mình trong đó phải có các văn bản về pháp luật THADS để cán bộ chính quyền nghiên cứu, vận dụng thực hiện. Trong thực tiễn công việc, sự tiếp cận và am hiểu pháp luật của đội ngũ này sẽ góp phần vào việc ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương như đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình…. Đồng thời cũng giúp họ nâng cao trách nhiệm trong việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật theo yêu cầu của CQTHADS.

- Hội đồng tuyên truyền phổ biến pháp luật của tỉnh, các huyện phải chú trọng hơn nữa trong hoạt động của mình, các báo cáo viên pháp luật cần tập trung phổ biến tuyên truyền những văn bản pháp luật liên quan đến đời sống hàng ngày với người dân. Việc phổ biến giáo dục pháp luật phục vụ cho công tác THADS phải được thực hiện thường xuyên, có chương trình, kế hoạch cụ thể, có trọng điểm phù hợp với thực tế và trình độ dân trí từng vùng, miền, địa phương, từng đối tượng, phát huy tính chủ động sáng tạo của cơ sở. Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cần tập trung vào các văn bản pháp luật về THA và các văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến công tác THADS như dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, khiếu nại tố cáo, tôn giáo…. Trong kế hoạch tuyên truyền cần đưa một số nội dung về tình hình THADS ở địa phương, các vụ việc THA điểm, tiêu biểu liên quan ở địa phương hay các vụ việc có các bên đương sự liên quan đến Phật giáo vào chương trình để phổ biến với cách chuyển tải cô đọng dễ hiểu.

Phương pháp và hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phải linh hoạt và phù hợp như tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh ở cơ sở, thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể, thông qua việc động viên, giáo dục, thuyết phục trực tiếp của cán bộ chính quyền, đoàn thể, hoà giải viên, các trưởng thôn, già làng, trưởng bản, những người có uy tín

trong cộng đồng dân cư. Đồng thời, thông qua chức sắc, chức việc, nhà tu hành để tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến các tín đồ tôn giáo.

Đối với nhà chùa cũng nên tăng cường tổ chức các buổi nói chuyện, các cuộc hội thảo về những chuyên đề Phật giáo với pháp luật, mối liên hệ giữa Phật giáo và xã hội, đường lối chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, vai trò và trách nhiệm của Tăng Ni, Phật tử trong việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước…. có thể phối kết hợp giữa Giáo hội Phật giáo và các tổ chức xã hội, Ban tôn giáo, Mặt trận tổ quốc và chính quyền địa phương để tiến hành các hoạt động này một cách định kỳ. Hoạt động này một mặt định hướng cho các tín đồ phật tử sống, làm việc và tu hành theo Hiến pháp và pháp luật, mặt khác nhận dạng được những biểu hiện tiêu cực lợi dụng Phật giáo để trục lợi hoặc chống phá chủ nghĩa xã hội, từ đó giúp tín đồ phật tử hành động theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

Đối với công tác đào tạo nghiệp vụ CHV cho cán bộ THA của Học viện Tư pháp từ trước đến nay chưa chú trọng đến công tác vận động, giáo dục thuyết phục đương sự mà chủ yếu tập trung vào đào tạo chuyên môn nghiệp vụ THA trong khi đó việc giáo dục thuyết phục đương sự thực hiện nghĩa vụ THA đã góp phần không nhỏ đến hiệu quả công tác THA. Do đó, theo chúng tôi nên đưa công tác vận động, giáo dục thuyết phục như là một môn học hoặc là chuyên đề trong chương trình giảng dạy đào tạo nghiệp vụ Chấp hành viên.

Việc phổ biến giáo dục pháp luật về THADS nhằm nâng cao ý thức của người dân và tín đồ phật tử trong tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật là hết sức cần thiết. Tuy nhiên bên cạnh việc giáo dục, phổ biến, giải thích pháp luật, động viên, thuyết phục người dân tự giác thi hành pháp luật thì đối với những trường hợp ngoan cố, chống đối việc thi hành án, chúng ta cần phải có thái độ kiên quyết thi hành dứt điểm, kịp thời xử lý vi phạm để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

KẾT LUẬN

Đảm bảo nghiêm minh trong việc thực thi pháp luật là một vấn đề quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước. Việc đưa các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế là một yêu cầu tất yếu khách quan. Để thực hiện được yêu cầu này, công tác THADS đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trong thời gian qua, hoạt động tổ chức THA của các CQTHADS cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng đã có những chuyển biến và đạt được những kết quả hết sức quan trọng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn một số tồn tại, bất cập đó là số lượng bản án, quyết định còn tồn đọng chưa được thi hành vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể, nhiều cơ quan nhà nước và cá nhân không chấp hành án, không tự nguyện THA, tìm mọi cách chống đối quyết liệt nhằm gây cản trở việc thi hành án như gởi đơn khiếu nại đến nhiều cấp, nhiều ngành hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thậm chí còn có sự can thiệp không đúng pháp luật vào việc THA, không thấy trách nhiệm của mình trong việc thực thi pháp luật, chưa nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp, xuất phát từ hệ thống văn bản pháp luật không đồng bộ nên trong quan hệ phối hợp của các cơ quan có lúc còn bất đồng quan điểm, phải xin ý kiến chỉ đạo của nhiều cấp, nhiều ngành. Hơn nữa sự nghiệp đổi mới và chủ trương cải cách hành chính, cải cách tự pháp không cho phép ta dừng lại ở những kết quả đã đạt được mà chúng ta phải tìm các giải pháp sớm khắc phục những điều bất cập hiện nay đang tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động THADS. Điều này thể hiện sự quyết tâm của Đảng, Chính phủ mà như bài phát biểu của Phó thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác THADS đã khẳng định, đó là: ”Chúng ta quyết không để tình trạng khinh nhờn pháp luật, coi thường bản án, quyết định kéo dài từ năm này quan năm khác mà cơ quan thi hành án bất lực, cán bộ, nhân dân phản ứng, bất bình. Kinh nghiệm triển khai công tác an toàn, trật tự giao thông thời gian quan ở các thành phố lớn và trong phạm vi cả nước đã cho bài

học là, bên cạnh những biện pháp tuyên truyền vận động, thuyết phục, cần có những giải pháp mạnh trong tổ chức thực hiện, kiên quyết áp dụng những biện pháp mà pháp luật cho phép, kịp thời ban hành các quy định điều chỉnh các hành vi, tình huống mới phát sinh,tạo thành phong trào quần chúng tự giác chấp hành pháp luật trong lĩnh vực thi hành án. Một chính quyền mạnh mẽ của dân, do dân và vì dân nhất định phải hành động như vậy”.

Tuy nhiên, việc tổ chức và hoạt động của THADS trên vị trí mới phải từng bước được hoàn thiện hơn, độ ngũ những người làm công tác THADS không ngừng được củng cố và ổn định. Cơ chế quản lý mới đã thực sự phát huy hiệu quả góp phần vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của CQTHADS. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng được tăng cường, sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể ở cơ sở đã được phát huy mạnh mẽ, nhờ vậy công tác THADS đã có những chuyển biến cơ bản và đạt được những thành tích đáng kể. Thế nhưng, việc giải quyết THADS liên quan đến Phật giáo để phát huy được hiệu quả của chúng thì phải nghiên cứu một cách toàn diện, bổ sung, sửa đổi, khắc phục những bất cập của Luật THADS, các văn bản pháp luật liên quan và thực tiễn thực hiện chúng trong thời gian tới.

Mặt khác, trong cuốn Luận văn thạc sỹ, một kiến nghị rút ra từ thực tiễn tổ chức THADS liên quan đến Phật giáo ở Thừa Thiên - Huế và tổ chức THADS trong cả nước được nêu trên cũng mới chỉ là suy nghĩ của tác giả trên cơ sở nhận thức về lý luận và thực tiễn THADS mà thực tiễn đã kiểm nghiệm, song còn nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu mở rộng hơn. Vì vậy, đây chỉ là những vấn đề có tính chất gợi mở và chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, chúng tôi rất mong muốn được các nhà nghiên cứu, các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu, kiểm nghiệm và ứng dụng vào thực tiễn thi hành án. Đồng thời góp những ý kiến quý báu để lần sau nghiên cứu của chúng tôi đạt được kết quả cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Anh (2010),“Chi phí cưỡng chế thi hành án”,Tạp chí dân chủ và pháp luật.

2. Thích Hải Ấn (2006), Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Hồ Chí Minh.

3. Phạm Văn Bằng (2011), “Những vướng mắc khi tiếp nhận thụ lý và xác minh trong thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Tháng 3. 4. Phạm Bằng (2011), “Một số ý kiến về áp dụng biện pháp bảo đảm và

cưỡng chế thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Tháng 3. 5. Đinh Duy Bằng (2010), “Công tác cán bộ thi hành án dân sự - Một số

vấn đề từ thực tiễn”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Tháng 9.

6. Bùi Thái Bình (2011), “Những trường hợp đặc thù trong thi hành biện pháp tự nguyện và cưỡng chế thi hành án”,Tạp chí dân chủ và pháp luật, Tháng 9

7. Ngọc Biên (2011), “Vướng mắc trong hoạt động thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Tháng 9.

8. Bộ Tư pháp (2005), Quyết định số 739/QĐ-BTP ngày 04/5 về việc thay đổi tên gọi của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.

9. Bộ Tư pháp (2008), Quyết định số 295/QĐ-BTP ngày 09/6 về việc quy định cơ cấu tổ chức của Cục Thi hành án dân sự, Hà Nội.

10. Ban Đại diện Phật giáo huyện A Lưới -Tỉnh giáo hội Thừa Thiên Huế (2011), Kỷ yếu giới thân qua bản mường, số 5 tháng 11.

11. Ban Dân vận - Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2012), Báo cáo tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo, Thừa Thiên Huế.

12. Ban Dân vận - Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2012), Báo cáo tình hình chức sắc tôn giáo, Thừa Thiên Huế.

13. Chính phủ (1955), Sắc lệnh số 234-SL ngày 14/6 ban hành chính sách tôn giáo của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Nội.

14. Chính phủ (1977), Nghị quyết số 297-CP ngày 11/11 về một số chính sách đối với tôn giáo, Hà Nội.

15. Chính phủ (1991), Nghị định số 69-HĐBT ngày 21/3 về các hoạt động tôn giáo, Hà Nội.

16. Chính phủ (1993), Nghị định số 30/NĐ-CP ngày 02/6 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên, Hà Nội.

17. Chính phủ (1993), Chỉ thị số 266/TTg ngày 02/6 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai việc bàn giao và tăng cường công tác thi hành án dân sự, Hà Nội.

18. Chính phủ (1993), Nghị định số 69/CP ngày 18/10 quy định thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội.

19. Chính phủ (2004), Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9 quy định thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, Hà Nội.

20. Chính phủ (2005), Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4 về cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự, Hà Nội.

21. Chính phủ (2005), Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3 quy định chi tiết về thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội.

22. Chính phủ (2005), Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12 về nhà đất liên quan đến tôn giáo, Hà Nội.

23. Chính phủ (2009), Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội.

24. Chính phủ (2009), Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 114)