Đặc điểm Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Đặc điểm Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo

Bản chất nhà nước của chúng ta là nhà nước “của dân, do dân và vì dân” và thể chế chính trị là xã hội chủ nghĩa cho nên Phật giáo chọn phương châm hoạt động là “Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội”. Đó là giáo hội luôn thực hiện đúng theo tinh thần của Phật giáo, đối tượng giáo hội phục vụ là dân tộc và giáo hội phải trung thành với hướng đi, với thể chế của dân tộc là chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa khi xét về bản chất của chủ nghĩa xã hội là đề cao quyền lợi tập thể, đất nước là đối kháng với cá nhân, ích kỷ hẹp hòi. Như

vậy, về bản chất của chủ nghĩa xã hội hoàn toàn phù hợp với tinh thần vị tha vô ngã của Phật giáo. Đối tượng phục vụ của Phật giáo là tổ quốc, dân tộc, quyền lợi của Phật giáo không nằm ngoài quyền lợi của dân tộc. Khác với những tổ chức phục vụ cho một ý đồ đen tối lúc dân tộc lầm than thì họ là những kẻ có nhiều đặc quyền đặc lợi cũng như số người “bán nước cầu vinh”. Phật giáo Việt Nam đã gắn liền với dân tộc như hình với bóng, dân tộc phú cường Phật giáo hưng thịnh, dân tộc nô lệ lầm than, Phật giáo bị điêu linh. Do vậy, bảo vệ tổ quốc là Phật giáo đang bảo vệ chính mình [10, tr.101]. Theo quan điểm của Hòa thượng Thích Giác Quang (Phó trưởng ban thường trực Ban trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế): “Phật giáo không chỉ nằm trong lòng dân tộc mà phật giáo chúng ta phải đồng hành cùng dân tộc, những bước đi lỗi nhịp sẽ tác hại cho đất nước. Khi chúng ta đồng hành, chúng ta sống theo pháp luật sẽ được pháp luật bảo vệ chúng ta. Phật giáo Việt Nam chúng ta ngày càng có điều kiện phát triển tốt đẹp cũng nhờ Giáo hội chúng ta có đường hướng đúng. Mỗi một Tăng Ni, phật tử cố gắng nổ lực tự thân để cho Phật giáo làm tròn trách nhiệm trước lịch sử dân tộc.”

THADS là việc thực hiện trên thực tế các quyền, nghĩa vụ đã được bản án, quyết định ghi nhận. Hoạt động THA một mặt đảm bảo việc thực hiện quyền tư pháp của nhà nước, mặt khác là công cụ hữu hiệu để khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của xã hội và công dân khi bị xâm hại. Trong THADS, các bên đương sự có thể tự thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo bản án, quyết định hoặc yêu cầu để thông qua CQTHADS thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó. THADS liên quan đến Phật giáo có một số đặc điểm sau:

- Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo là hoạt động mang tính tài sản. Điều này thể hiện quá trình THADS nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến Phật giáo cụ thể là tổ chức, chức sắc, hoặc người tu hành theo đạo Phật, Phật tử. Đó là tổ chức thi

hành các vụ việc THADS mà tài sản trong các bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến Phật giáo như: thi hành án trả tài sản cho các chủ thể liên quan đến Phật giáo hoặc các chủ thể liên quan đến Phật giáo phải trả lại tài sản; tài sản tranh chấp đang nằm trong phần diện tích đất của cơ sở thờ tự (chùa, tịnh thất, niệm Phật đường, tự viện…) hoặc thuộc diện tích giải tỏa để xây dựng cơ sở thờ tự; thanh toán nghĩa vụ trả nợ…

- Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo là hoạt động mang tính nhân thân. Để giải quyết việc THA đạt hiệu quả thì Chấp hành viên (CHV), người làm công tác THADS trước hết phải tìm hiểu kỹ, nắm được cơ bản đặc điểm về nhân thân các tín đồ, Tăng Ni, chức sắc Phật giáo. Phải làm rõ người phải THA về trình độ nhận thức hiểu biết pháp luật, đã từng có tiền án, tiền sự, hoặc vi phạm nội quy, giáo luật chưa hay đang có biểu hiện những hành vi nghi vấn khác như việc làm phi pháp…hoặc gia đình có thuộc diện chính sách hay không? Việc làm, việc tu hành, lối sống và cách xử sự với trụ trì, các sư môn trong chùa như thế nào, bởi lẽ đối với tu sĩ Phật giáo, ngôi chùa được coi là ngôi nhà của các tu sĩ Phật giáo, là nơi tu học, hành đạo, truyền đạo và sinh sống hàng ngày tại đó. Vì vậy, mọi hoạt động trong đời sống tu hành của người tu sĩ diễn ra phần lớn ngay tại địa phương nơi người tu sĩ đó sinh sống.

- Hoạt động thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo phải tuân thủ những trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Đó là các quy định dùng để điều chỉnh, tổ chức thi hành các vụ việc THADS mà một trong các đương sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là tổ chức, chức sắc, hoặc người tu hành theo đạo Phật, Phật tử. Đồng thời, những người này còn phải tuân thủ những quy định giáo luật, nội quy, điều lệ của Hiến chương Giáo hội phật giáo Việt Nam.

- Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo là hoạt động mang tính tự nguyện và thỏa thuận. Nhà nước khuyến khích người được THA và người

phải THA, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tự nguyện THA, tự mình lựa chọn để thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tự nguyện THA có thể thực hiện trong mọi giai đoạn của quá trình tổ chức thi hành án. Kể từ khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, các đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã có thể tự nguyện THA ngay cả khi chưa có quyết định thi hành án (QĐTHA) của CQTHADS. Việc tự nguyện này cũng có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi CHV ra quyết định cưỡng chế vẫn được pháp luật ghi nhận. Sự tự nguyện của người được THA chính là họ dùng quyền lợi của mình đã được bản án có hiệu lực pháp luật ghi nhận để thể hiện sự tự nguyện của mình ở chỗ có thể thỏa thuận với người phải THA về thời gian, địa điểm, phương thức THA nhưng thỏa thuận này không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Người được THA cũng có thể đơn phương tự nguyện đồng ý cho bên phải THA hoãn thi hành án, thời gian hoãn do bên được THA quyết định. Hoặc người được THA cũng có thể đơn phương tự nguyện từ bỏ quyền và lợi ích của họ được hưởng theo bản án, quyết định nếu việc từ bỏ này không làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước hoặc của người khác. Tuy nhiên, khi nói đến tự nguyện THA là chủ yếu nói đến sự tự nguyện THA của người phải THA vì đây là đối tượng thể hiện một cách trực tiếp nhất, cụ thể nhất về bản chất và hình thức tự nguyện. Do đó, người phải THA là đối tượng mà các CQTHADS, các CHV đặc biệt quan tâm và phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người phải THA thực hiện nghĩa vụ của mình đối với QĐTHA. Việc tự nguyện của người phải THA có thể được thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng với QĐTHA cũng có thể họ chỉ tự nguyện thực hiện một phần trong các khoản phải THA.

Thỏa thuận trong THA được pháp luật THADS quy định là một nội dung của biện pháp tự nguyện THA. Thỏa thuận xét về bản chất đó là sự tự nguyện của các đương sự nhằm bàn bạc, trao đổi để đi đến thống nhất một

khía cạnh hay toàn bộ nội dung trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của họ đã được xác lập bằng bản án, quyết định. Như vậy, thỏa thuận trong THA phải xuất phát từ cả hai phía chủ thể và chỉ được thực hiện đối với loại việc theo đơn yêu cầu THA, còn loại việc chủ động ra QĐTHA thì không có sự thỏa thuận nào khác mà phải thực hiện đầy đủ theo bản án, quyết định bởi CQTHADS không có chức năng và thẩm quyền để thỏa thuận. Xuất phát từ nguyên tắc tự thỏa thuận, tự định đoạt của đương sự trong lĩnh vực dân sự, pháp luật khuyến khích các đương sự tự mình bày tỏ thiện chí, duy trì mối quan hệ hàng xóm láng giềng hay quan hệ huyết thống, quan hệ bạn bè, ….Sự thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội, không đúng thực tế và làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp phí THA.

Qua đó, các vụ việc THADS liên quan đến Phật giáo được giải quyết bằng biện pháp tự nguyện, thỏa thuận sẽ giữ được sự ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, thắt chặt được mối quan hệ đoàn kết, tiết kiệm thời gian, tiền của, công sức và hơn hết là tác động đến ý thức chấp hành pháp luật của công dân, các Tăng Ni, Phật tử hạn chế được các chủ thể liên quan đến Phật giáo thiếu thông tin, thiếu kiến thức pháp luật thậm chí cố tình không hiểu, không chấp nhận sự thật khác quan và lợi dụng các chính sách về tôn giáo để chống đối, cản trở việc thi hành án.

- Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo còn là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế, được sử dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Chủ thể liên quan đến Phật giáo phải tôn trọng các bản án, quyết định của Tòa án nhân danh nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phối hợp nghiêm chỉnh thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình để bảo vệ pháp chế, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp

pháp của nhà nước, của tập thể, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân nói chung, và của Tăng Ni, phật tử nói riêng. Các cơ quan thi hành án được sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để thực hiện việc THA.

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)