THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở THỪA THIÊ N HUẾ

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 36)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở THỪA THIÊ N HUẾ

hành án dân sự ở Thừa Thiên - Huế

Thừa Thiên Huế nằm ở bắc Trung bộ với tỉnh lỵ là thành phố Huế, hai thị xã gồm thị xã Hương Trà, Hương Thủy và sáu huyện gồm huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới. Tỉnh Thừa Thiên - Huế trải dài từ 160 đến 16,450 vĩ bắc, rộng từ 1030 đến 108,80 kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng qua ranh giới đèo Hải Vân, phía Tây giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với ranh giới là dãy Trường Sơn, phía Đông là biển Đông.

Thành phố Huế là đô thị loại 1, thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế cách thủ đô Hà Nội 660km và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080km. Tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm trên trục đường hành lang chiến lược Đông- Tây (có đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 49, đường Hồ Chí Minh đi qua), có cửa khẩu Kutai nối với nước bạn Lào, có cảng biển nước sâu Chân Mây, có sân bay Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có khu kinh tế mở Chân Mây- Lăng Cô, khu kinh tế mở cửa khẩu A Đớt...

Tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp, giao thoa giữa khí hậu á nhiệt đới ở phía Bắc và khí hậu nhiệt đới ở phía Nam. Thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Diện tích tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên - Huế là 5.053,9km2

trải dài trên dải đất hẹp, chiều rộng trung bình 60km, chiều dài 127km kéo dọc theo hướng Tây bắc- Đông nam song song với biển gồm có đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm phá ven biển. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông trong đó phần phía Tây chủ yếu là đồi núi, tiếp đến là lưu vực các sông lớn tạo nên các bồn địa trũng gồm vùng đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bao bọc quanh vùng đầm phá có diện tích 22.000ha như Phá Tam Giang, Đầm Hà Trung, Đầm Cầu Hai.... có ba cửa đổ ra biển là Thuận An, Tư Hiền và Lăng Cô. Trong vùng đồng bằng, địa hình phân bổ khá phổ biến là những cồn cát chạy song song với bờ biển có độ dài từ năm đến ba mươi kilô mét.

Dân số toàn tỉnh là 1.090.879 người (tính đến năm 2010), trong đó nam 540.172 người, nữ 550.707 người. Mật độ dân số là 215,48 người /km2

. Về phân bố, có 470.907 người sinh sống ở thành thị và 619.972 người sinh sống ở vùng nông thôn. Tổng số lao động đang làm việc theo phân ngành kinh tế là 557.189 người (trong đó lao động nữ 267.447 người) [59].

Là trung tâm Văn hóa - du lịch lớn của Việt Nam với tài nguyên du lịch khá phong phú, đa dạng bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, không chỉ nổi danh với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, Thừa Thiên - Huế còn được biết đến với các di sản văn hóa cố đô cùng hàng trăm chùa chiền mang phong cách kiến trúc dân tộc độc đáo và kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú đa dạng với các loại hình lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình. Thành phố Huế là thành phố Festival tiêu biểu của Việt Nam; Huế là trung tâm giáo dục, đào tạo lớn trong nước, có Đại học Huế gồm có tám trường thành viên thu hút lớn lượng sinh viên các tỉnh tập trung học tập. Huế còn là trung tâm hoạt động của các tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Phật giáo hòa hảo...với số lượng tín đồ đông nhất cả nước, trong đó Phật giáo có trên 55 vạn tín đồ, chiếm gần 60% dân số. Bên cạnh đó, trên địa

bàn tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh của nhiều danh nhân vĩ đại của dân tộc và thế giới trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Tài nguyên rừng và biển: Diện tích rừng và đất rừng khoảng 330.000 ha chiếm 70% diện tích đất tự nhiên và bờ biển dài 120km có vùng đầm phá rộng nhất Đông Nam Á. Vùng nội thủy rộng 12 hải lý. Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng.

Tài nguyên khoáng sản: Có 20 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng. Tài nguyên nước (bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng) được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ngày. Bảy nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh (đáng chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2011 đạt 11,1%, cao hơn mức bình quân của cả nước (6,1%). Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người là 1.300 USD. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - du lịch, dịch vụ - nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung nguồn lực đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển đô thị gắn với nông thôn mới, bảo đảm anh sinh xã hội; phát triển các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xứng tầm là trung tâm lớn của miền trung và cả nước, tạo tiền đề xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố

trực thuộc Trung ương. Tỷ trọng giá trị công nghiệp - xây dựng 40,3%, dịch vụ 45,5%, nông - lâm - thủy sản 14,2%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6% (theo chuẩn năm 2005). Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề 44%, tạo việc làm mới cho 16.500 người. Giảm tỷ lệ sinh 0,3% và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,14%.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 của Thừa Thiên - Huế là tập trung tối đa các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo chuyển biến căn bản diện mạo đô thị Huế và các đô thị vệ tinh đồng thời tạo bước đột phá trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2012 đạt 12,5%. Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người là 1.500 USD. Cơ cấu các ngành kinh tế dự kiến: công nghiệp - xây dựng 39,2%, dịch vụ 46,8%, nông - lâm - thủy sản 14%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,5-8% (theo chuẩn thời kỳ 2011-2015). Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề 48%, tạo việc làm mới cho 16.600 người. Giảm tỷ lệ sinh 0,2% và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,12% [58].

Vị trí địa lý trọng yếu cùng những ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú là những tiền đề quan trọng để Thừa Thiên - Huế xây dựng cho mình định hướng phát triển riêng, khai thác tối đa và phát huy hiệu quả thế và lực của địa phương để vững bước tiến vào Thế kỷ XXI và phấn đấu sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực Miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên - Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

2.1.2. Tổ chức cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Thực hiện Nghị quyết về việc bàn giao công tác THADS từ Tòa án nhân dân (TAND) các cấp sang cơ quan Chính phủ, từ ngày 12/7/1993 đến ngày 31/8/1993 tại tỉnh Thừa Thiên- Huế đã tiến hành bàn giao xong công tác THADS từ Tòa án tỉnh sang cho Sở Tư pháp quản lý. Về hệ thống tổ chức, sau khi bàn giao tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thành lập được 01 Phòng và 08 Đội Thi hành án dân sự (Phòng Thi hành án dân sự tỉnh, các đội Thi hành án dân sự huyện Phong Điền, huyện Hương Trà, huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Hương Thủy, huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông, và thành phố Huế).

Về biên chế cán bộ, công chức đến cuối tháng 12 năm 1993, biên chế cán bộ, CHV được tăng lên. Toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có 27 CHV, cán bộ THADS, trong đó có 14 CHV và 13 cán bộ (tăng lên 17 người so với lúc nhận bàn giao từ Tòa án). Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, CHV nói trên được bổ sung từ nhiều nguồn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp còn nhiều hạn chế và không đồng đều, đại học luật chỉ có 01 đồng chí, còn lại sơ cấp, trung cấp, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế.Mặc dù vậy, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, HĐND và UBND tỉnh, huyện, thành phố và lãnh đạo Sở Tư pháp, Cục quản lý THADS chỉ đạo về mọi mặt, từ khâu tổ chức thực hiện, xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, xây dựng lực lượng thi hành án cùng với sự nổ lực của các CQTHADS tỉnh Thừa Thiên - Huế nên đến năm 2001 đã kiện toàn xong bộ máy các CQTHADS đó là thành lập thêm được 01 Đội Thi hành án dân sự huyện A Lưới.

Năm 2001 chỉ tiêu biên chế được phân bổ cho các CQTHADS tỉnh Thừa Thiên - Huế là 61 biên chế. Sở Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tiếp nhận, tuyển dụng nhiều đợt từ nhiều nguồn cán bộ khác nhau về làm công tác thi hành án, trong đó có cán bộ từ Trọng tài kinh tế; ở các xã, phường, thị trấn; sinh viên mới tốt nghiệp đại học luật, đến cuối năm 2001 đã đủ biên chế 61/61 so với khi bàn giao từ Tòa án sang tăng 51 người.

Ngày 14/01/2004 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 được ban hành thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 đã tạo ra sự thay đổi lớn về tổ chức và hoạt động THADS trong cả nước nói chung và đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng. Thực hiện Quyết định số 736/QĐ-BTP ngày 04/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các CQTHADS tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hoàn tất việc thay đổi tên gọi theo quy định của Pháp lệnh 2004. Tính đến tháng 12 năm 2004, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có 71 biên chế, trong đó có 31 CHV và 40 cán bộ. Về lãnh đạo cán bộ, còn có 04 Đội chưa có Đội trưởng (Đội Thi hành án dân sự huyện Nam Đông, huyện Phú Vang, huyện Quảng Điền, thành phố Huế), trong đó có 02 Đội trưởng do được điều động lên làm CHV tỉnh. Thủ trưởng của Đội Thi hành án dân sự huyện Phú Lộc đang là quyền Đội trưởng. Về trình độ, có 51 đại học và tương đương đại học trong đó đại học luật là 49 đồng chí, đại học khác là 02 đồng chí; trung cấp có 16 đồng chí; sơ cấp có 04 đồng chí. Theo Quyết định số 736/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 04/5/2005, Phòng Thi hành án dân sự tỉnh lúc này đổi thành cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh, các Đội Thi hành án dân sự huyện đổi thành cơ quan Thi hành án dân sự huyện.

Thực hiện Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-BTP-BNV ngày 29/3/2007 hướng dẫn về công tác tổ chức cán bộ của Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tư pháp - Bộ Nội Vụ ban hành. Đến ngày 29/6/2007 Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp có Quyết định 944/QĐ-THA về việc thành lập Phòng chuyên môn thuộc Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm:

- Phòng Tổ chức, hành chính, tổng hợp và tài vụ - Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự - Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại và tố cáo.

tỉnh Thừa Thiên - Huế đã được kiện toàn khá toàn diện với đầy đủ các chức danh và các Phòng chuyên môn.

Năm 2008 Luật thi hành án dân sự được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009, cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh đổi tên thành Cục Thi hành án dân sự tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự 9 huyện, thành phố đổi tên thành Chi cục Thi hành án dân sự ở 9 huyện, thành phố. Số lượng cán bộ, công chức toàn tỉnh hiện có 105/113 so với biên chế của Bộ Tư pháp giao. Trong đó, Cục Thi hành án dân sự có 22/25 biên chế được giao, các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có 83/88 biên chế được giao, còn 08 biên chế chưa tuyển dụng được.

- Cơ cấu cán bộ:

+ Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên Huế gồm có: Cục trưởng, 02 Phó Cục trưởng.

+ Lãnh đạo 03 phòng chuyên môn gồm có 03 trưởng phòng và 03 phó trưởng phòng; các Chi cục trực thuộc Cục thi hành án có 09 Chi cục trưởng, 07 Phó Chi cục trưởng; (Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phong Điền và Quảng Điền chưa có Phó Chi cục trưởng).

+ Về Chấp hành viên có 45 người, trong đó có 10 Chấp hành viên ở Cục THADS còn lại là ở các Chi cục THADS.

+ Thẩm tra viên có 09 người, trong đó có 03 Thẩm tra viên ở Cục THADS còn lại là ở các Chi cục THADS.

+ Thư ký thi hành án có 17 người, trong đó ở Cục THADS 03 người, số còn lại phân đều ở các Chi cục THADS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kế toán có 12 người, trong đó kế toán trưởng có 11 người, trong đó ở Cục THADS 02 người, ở Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Huế 02 người, các Chi cục THADS còn lại 01 người.

sự; 02 thủ kho, trong đó ở Cục Thi hành án 01 người và Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Huế 01 người còn lại ở các Chi cục THADS.

- Về cơ cấu độ tuổi, cán bộ, công chức Thi hành án dân sự toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có cơ cấu độ tuổi tương đối trẻ, chiếm đa số là độ tuổi từ 30 đến 40. Cụ thể: Dưới 30 tuổi là 25%; từ 30 đến 40 tuổi là 42,30%; từ 40 đến 50 tuổi là 18,27% và trên 50 tuổi là 14,42%.

- Về cơ cấu giới tính, tỷ lệ cán bộ, công chức nữ chiếm 31,42% trong tổng số cán bộ công chức của toàn tỉnh (33/105 cán bộ công chức). Trong đó cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo quản lý chỉ có 01 người (Trưởng Phòng Kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo), tỷ lệ là 0,96%.

- Về cơ cấu dân tộc, tỷ lệ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số rất ít, chỉ chiếm 1,92% (02/105 cán bộ, công chức).

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 36)