Về hoàn thiện các quy định thủ tục thi hành án

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 94)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Về hoàn thiện các quy định thủ tục thi hành án

- Về việc nhận đơn yêu cầu thi hành án:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31, khoản 1 Điều 44 LTHADS và Điều 4, Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, thì người được THA khi nộp đơn yêu cầu THA phải có biên bản xác minh điều kiện THA của người phải THA có xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ các thông tin về tài sản hoặc quản lý tài sản, tài khoản. Trong trường hợp người được THA đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện THA của người phải THA, thì mới có thể yêu cầu CHV xác minh. Như vậy, đơn yêu cầu THA phải có đầy đủ các nội dung theo quy định các điều luật trên thì CQTHADS mới thụ lý đơn yêu cầu và ra quyết định thi hành án. Việc quy định này còn bất cập, bởi vì theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của LTHADS: “Cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:

a) Người yêu cầu thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung đơn yêu cầu thi hành án không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định;

b) Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;

c) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.”

thông tin về tài sản hoặc điều kiện THA của người phải THA nhưng ngay cả khi người được THA không cung cấp thông tin về tài sản hoặc điều kiện THA của người phải thi hành án thì CQTHADS có thẩm quyền vẫn phải nhận đơn yêu cầu thi hành án. Bởi vì, căn cứ để từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án không có.

Chẳng hạn như Bản án số 174/HSPT ngày 15/12/2011 của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế tuyên buộc bị cáo Nguyễn Việt Khánh có nơi đăng ký nhân khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay là: tổ 12, phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế phải bồi thường số tiền 23.875.000đ cho ông Trần Văn Tuấn, trú tại:14 Lịch Đợi, Phường Đúc, Huế. Ngày 15/3/2012 ông Tuấn có đơn yêu cầu nộp tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Huế với đầy đủ nội dung theo khoản 1 Điều 31 LTHADS, nhưng phần thông tin về tài sản hoặc điều kiện THA của người phải THA ông Tuấn trình bày trong đơn do điều kiện ở xa không xác minh được tài sản của Nguyễn Việt Khánh ở tại tổ 12, phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế nên đề nghị CQTHADS xác minh giúp, mọi chi phí xác minh ông Tuấn chịu theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 23, Điều 55 và Điều 56 LTHADS và Bản án số 174/HSPT, Chi cục thi hành án dân sự thành phố Huế đã làm thủ tục uỷ thác thẳng theo Quyết định uỷ thác thi hành án số 39/QĐ-CCTHA ngày 21/3/2012 uỷ thác cho Chi cục thi hành án dân sự thị xã Hương Thuỷ tiếp tục thi hành án đối với Nguyễn Việt Khánh ở tại tổ 12, phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thuỷ phải nộp bồi thường số tiền 23.875.000đ cho ông Trần Văn Tuấn. Ngày 13/4/2012 Chi cục thi hành án dân sự thị xã Hương Thuỷ đã có công văn số 36/CV-THA về việc gửi lại hồ sơ uỷ thác cho Chi cục thi hành án dân sự thành phố Huế với lý do việc làm đơn yêu cầu thi hành án của ông Tuấn chưa đầy đủ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 31 LTHADS và

Điều 4, Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP. Về phía Chi cục thi hành án dân sự thành phố Huế khi nhận được văn bản này, Chi cục trưởng đã trao đổi ý kiến về nghiệp vụ với Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự thị xã Hương Thuỷ nhưng vẫn không thống nhất được việc uỷ thác theo đơn yêu cầu nên đã có công văn gửi cho Cục thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc xin hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án. Ngày 24/5/2012 Cục đã có công văn số 211/CTHA về việc hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ yêu cầu Chi cục thi hành án dân sự thị xã Hương Thuỷ nhận hồ sơ uỷ thác và khẩn trương tổ chức thực hiện. Đến ngày 13/8/2012 Chi cục thi hành án dân sự thị xã Hương Thuỷ mới đồng ý nhận hồ sơ uỷ thác.

Qua đó, ta thấy pháp luật về THADS đã có sự mâu thuẫn nhau giữa Điều 31, Điều 44 LTHADS và Điều 4, Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP với Điều 34 LTHADS làm cho các CQTHADS ở địa phương lúng túng, chưa thống nhất trong việc nhận đơn yêu cầu thi hành án. Cho nên các cơ quan hữu quan cần kịp thời hướng dẫn áp dụng pháp luật về thi hành án dân sự một cách thống nhất trong việc nhận đơn yêu cầu thi hành án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người được thi hành án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

- Về xác minh điều kiện thi hành án:

Theo khoản 2 Điều 44 LTHADS quy định: “việc xác minh điều kiện thi hành án phải lập thành biên bản có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, UBND cấp xã, Công an cấp xã nơi tiến hành xác minh”. Nếu thiếu một trong ba chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm nêu trên thì biên bản xác minh điều kiện THA không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên trên thực tế, tổ trưởng dân phố mặc dù nắm rõ điều kiện của người phải THA nhưng họ làm công việc tổ trưởng kiêm nhiệm nên phần lớn thời gian đi làm vắng không thường xuyên có mặt ở nhà, do đó CHV, thư ký THA phối hợp với cán bộ tư pháp rất khó liên hệ bởi lẽ cán bộ THA chỉ làm việc trong giờ hành chính khi về địa bàn thì

tổ trưởng dân phố đi làm vắng hoặc trong một hồ sơ THA có nhiều người phải THA trong một phường, xã nhưng lại có địa chỉ cư trú ở nhiều tổ dân phố khác nhau nên việc xác minh điều kiện THA rất khó thực hiện, tốn kém rất nhiều thời gian, công sức của cán bộ THA. Để có được biên bản xác minh đầy đủ chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 44 LTHADS có khi mất thời gian cả tuần, thậm chí cả tháng làm việc mà chưa thực hiện được, đối với những CHV phụ trách số lượng lớn về vụ việc và tiền không thể chỉ tập trung vào việc xác minh không mà còn rất nhiều việc khác phải giải quyết trong quá trình tổ chức THA nên ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến công việc và không áp dụng các hoạt động nghiệp vụ THA để xử lý kịp thời. Mặt khác có gặp được tổ trưởng tổ dân phố thì họ lại sợ trách nhiệm và ngại va chạm nên né tránh hoặc không ký vào biên bản xác minh, trong khi đó nhà nước cũng không có chính sách đãi ngộ thỏa đáng và không có cơ chế quy trách nhiệm đối với họ nên họ thường không nhiệt tình hợp tác. Điều này khiến cơ quan thi hành án gặp không ít khó khăn khi xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Với những phân tích này, để khắc phục những bất cập trong quy định của pháp luật, chúng tôi kiến nghị nên điều chỉnh, sửa đổi khoản 2 Điều 44 LTHADS theo hướng như sau: “việc xác minh điều kiện thi hành án phải lập thành biên bản có xác nhận của UBND cấp xã đối với trường hợp xác minh về tài sản, hoặc của Công an xã đối với trường hợp xác minh về nơi cư trú”.

- Về mốc tính thời gian để thực hiê ̣n vi ệc sung quỹ Nhà nước số tiền , tài sản mà đương sự không nhâ ̣n:

Điều 126 LTHADS quy đi ̣nh viê ̣c trả la ̣i tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự “1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ trong trường hợp bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự.

Trường hợp người được trả lại tiền, tài sản tạm giữ đồng thời là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên xử lý tiền, tài sản đó để thi hành án.

2. Sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản.

Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.

Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các điều 98, 99 và 101 của Luật này và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự.

Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.”

Việc quy đi ̣nh này áp du ̣ng đối với trường hợp thi hành án thuô ̣c diê ̣n chủ động về thời hạn để sung quỹ Nhà nước số tiền mà đương sự không nhận

(05 năm kể từ ngày bản án, quyết đi ̣nh có hiê ̣u lực pháp luật ) là hoàn toàn

hợp lý nếu như chỉ áp du ̣ng đối với trường hợp thi hành án thuô ̣c diê ̣n chủ đô ̣ng. Nhưng lại bất hợp lý khi dẫn chiếu áp du ̣ng Điều 126 để giải quyết đối với trường hợp thi hành án thuô ̣c diê ̣n theo đơn yêu cầu, cụ thể:

Điều 115 LTHADS quy đi ̣nh về cưỡng chế trả nhà, giao nhà:

1. Trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả nhà thì Chấp hành viên buộc người phải thi hành án và những người khác có mặt trong nhà ra khỏi nhà, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra khỏi nhà; nếu họ không tự nguyện thực hiện thì Chấp hành viên yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi nhà.

Trường hợp họ từ chối nhận tài sản, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.

2. Trường hợp người phải thi hành án cố tình vắng mặt mặc dù đã được thông báo quyết định cưỡng chế thì Chấp hành viên thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này mà người có tài sản bảo quản không đến nhận thì tài sản đó được xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 126 của Luật này, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”

Điều 117 LTHADS quy đi ̣nh về cưỡng chế chuyển giao quyền sử du ̣ng đất “2. Việc xử lý tài sản gắn liền với đất được chuyển giao thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp tài sản gắn liền với đất hình thành sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản đó tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao cho người được thi hành án. Nếu người có tài sản không thực hiện thì Chấp hành viên cưỡng chế tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Chi phí cưỡng chế do người có tài sản chịu.

Trường hợp người có tài sản gắn liền với đất từ chối nhận tài sản thì Chấp hành viên lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản, giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.

Hết thời hạn thông báo mà người có tài sản không đến nhận thì tài sản được xử lý theo quy định tại Điều 126 của Luật này.”

Viê ̣c quy đi ̣nh mốc tính thời gian 05 năm kể từ ngày bản án , quyết đi ̣nh có hiệu lực pháp luật để áp dụng cho Điều 115 và 117 LTHADS là chưa hợp lý. Bởi vì trong thực tiễn , có những vụ việc THA mà để đến khi đưa ra tổ chức cưỡng chế, đă ̣c biê ̣t là những vu ̣ viê ̣c cưỡng chế trả nhà, giao nhà, cưỡng chế chuyển giao quyền sử du ̣ng đất mất rất nhiều thời gian , thâ ̣m chí vượt quá 05 năm mới giải quyết được. Hơn thế nữa đối với những vụ việc liên quan đến Phật giáo càng nhạy cảm hơn, do đó CHV mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu kỹ vụ việc và thận trọng trong cách giải quyết để hạn chế tối đa trường hợp người phải THA lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm trì hoãn, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ THA và làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị trên địa bàn. Nếu như vâ ̣y thì sau khi cưỡng chế , những tài sản bị đưa ra khỏi nhà hoặc bị tháo dỡ , di dời mà người phải THA hoă ̣c người có tài sản không nhận thì sau khi hết thời hạn thông báo , CHV có thể bán tài sản và làm t hủ tục sung quỹ Nhà nước ngay số tiền thu được , điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người phải thi hành án , người có tài sản và sẽ không tránh khỏi việc khiếu nại phát sinh.

Để giải quyết bất câ ̣p nêu tr ên, cần sửa đổi quy đi ̣nh ta ̣i Điều 126 Luâ ̣t Thi hành án dân sự theo hướng quy đi ̣nh mốc tính thời gian để thực hiê ̣n viê ̣c sung quỹ Nhà nước số tiền mà đương sự không nhâ ̣n là 05 năm kể từ ngày thông báo cho đương sự hoă ̣c người có tài sản, cụ thể như sau:

“Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày nhận được thông báo hợp lệ mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.”

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 94)