Các yêu cầu trong thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Các yêu cầu trong thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo

Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo trước hết phải đáp ứng được các yêu cầu của THADS nói chung: Thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật THADS quy định. Sau nữa, việc tổ chức THADS phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa CQTHADS với các cơ quan, tổ chức hữu quan, đặc biệt là với các tổ chức Giáo hội Phật giáo trong việc giáo dục, thuyết phục đương sự THA và cưỡng chế THA.

Thứ nhất, về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự do pháp luật quy định. Các đương sự phải làm đơn yêu cầu THA nộp cho CQTHADS có thẩm quyền để thụ lý giải quyết việc THA nhưng phải còn trong thời hiệu yêu cầu THA. Theo Điều 30 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (LTHADS), thời hiệu yêu cầu THA được quy định là 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt thì thời hiệu yêu cầu THA được tính như sau: Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn; đối với bản án, quyết định thi hành án theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Ngoài ra, trong một số trường hợp theo Luật định, mặc dù người làm đơn yêu cầu THA gửi đơn yêu cầu THA quá hạn nhưng CQTHADS vẫn thụ lý đơn yêu cầu THA là trường hợp người yêu cầu THA chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu THA đúng thời hạn.

Theo Điều 31 LTHADS thì đơn yêu cầu THA phải có những nội dung chính sau: Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên CQTHADS nơi yêu cầu; Họ, tên, địa chỉ của người được THA, người phải THA; nội dung yêu cầu THA;

thông tin về tài sản hoặc điều kiện THA của người phải THA[52]. Đối với việc THA liên quan đến Phật giáo thì người làm đơn yêu cầu THA phải cung cấp các thông tin về tài sản của Tăng Ni, Phật tử; đang quản lý tài sản đất đai, cơ sở thờ tự…. Theo các quy định tại khoản 1 Điều 44 LTHADS và Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 thì người được THA khi nộp đơn yêu cầu THA phải có biên bản xác minh điều kiện THA của người phải THA có xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ các thông tin về tài sản hoặc quản lý tài sản, tài khoản. Trong trường hợp người được THA đã áp dụng các biện pháp cần thiết khác mà không thể tự xác minh được điều kiện THA của người phải THA, thì mới có thể yêu cầu CHV xác minh.

Về nguyên tắc khi xem xét đơn yêu cầu THA thì đơn yêu cầu THA chỉ được coi là hợp lệ khi có đầy đủ các nội dung chính theo quy định tại Điều 31 LTHADS, nếu không đầy đủ các nội dung thì CQTHADS thông báo để đương sự bổ sung đơn yêu cầu THA trước khi ra QĐTHA. CQTHADS có quyền từ chối nhận đơn yêu cầu THA, nếu đơn yêu cầu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 34 LTHADS như sau: Người làm đơn yêu cầu THA không có quyền yêu cầu THA hoặc nội dung đơn yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; CQTHADS được yêu cầu THA không có thẩm quyền THA; hết thời hiệu yêu cầu THA [52].

Thủ trưởng CQTHADS chỉ ra QĐTHA khi có đơn yêu cầu THA nhưng cần phải nghiên cứu cụ thể nội dung đơn yêu cầu THA phải phù hợp với nội dung phần quyết định trong bản án, quyết định của Tòa án. Bên cạnh đó, thủ trưởng CQTHADS chủ động ra QĐTHA đối với phần bản án, quyết định sau: Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; Thu hồi quyền sử dụng đất và các tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Kể từ ngày ra

QĐTHA, thủ trưởng CQTHADS phải phân công CHV tổ chức thi hành QĐTHA đó. CHV được phân công phải lập hồ sơ THA và kịp thời tổ chức thi hành vụ việc đúng nội dung bản án, quyết định, áp dụng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục THA bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp CHV.

Trên cơ sở các thông tin liên quan đến Phật giáo khai thác được trong quá trình tổ chức THA, CHV cần phải lập kế hoạch xác minh về quan hệ, quan điểm của địa phương, GHPGVN, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), Ban Tôn giáo và thái độ của dư luận đối với vụ án và đương sự là Tăng Ni, Phật tử. Chẳng hạn như xác minh quan điểm của địa phương, GHPGVN, MTTQ, Ban Tôn giáo và thái độ của dư luận đối với vụ án đồng tình hay không đồng tình với bản án, quyết định của Tòa án, vì cho rằng: chưa khách quan, chưa công bằng, chưa có cơ sở, chưa đúng mức kể cả về trách nhiệm hình sự và nghĩa vụ dân sự. Hoặc thái độ không đồng tình với đối tượng Tăng Ni, Phật tử do có điều kiện mà không thi hành kịp thời, tìm mọi cách nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ hoặc CQTHADS chưa kiên quyết, triệt để trong việc tổ chức thi hành……Từ đó, có cơ sở đánh giá tình hình còn vướng mắc về những vấn đề gì và cần giải quyết những vấn đề đó như thế nào.

Khi tiếp xúc làm việc với các chức sắc, Tăng Ni, Phật tử… CHV và cán bộ THA cần hiểu biết cơ bản về giáo lý , giáo luật, lễ nghi, ngôn ngữ của Phật giáo, nắm được đặc điểm cơ bản về nhân thân của chức sắc, nhà tu hành, chức việc…. tôn trọng tình cảm, đức tin tôn giáo, nên xử sự với chức sắc tôn giáo cần phải khéo léo và tế nhị nhằm gây thiện cảm với họ.

CQTHADS phải thông báo quá trình tổ chức THA cho các đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, các cơ quan chức năng. Việc thông báo những thông tin về THA đòi hỏi phải thực hiện theo đúng quy định của

pháp luật về nội dung, đối tượng thông báo về THA không phải trường hợp nào cũng như nhau. Việc thông báo về THA do người có thẩm quyền thực hiện và theo hình thức nhất định được chuyển tải đến các đương sự biết để tham gia vào việc THA nhằm tạo điều kiện kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Trong hệ thống các quy định pháp luật về thủ tục THADS, nhiều quy định về thủ tục do CQTHADS thực hiện phải báo cáo hoặc gửi các tài liệu, giấy tờ về THA đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và trong phạm vi nhất định phải được chuyển tải tới những người tham gia vào hoạt động THA. Các quy định này đòi hỏi CQTHADS công khai, thể hiện sự minh bạch hóa hoạt động của CHV, cán bộ THA để các cơ quan chức năng phát hiện những sai sót, lệch lạc trong hoạt động THA, kịp thời uốn nắn, bảo đảm thủ tục THA đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng CQTHADS tùy tiện, quan liêu dẫn đến vi phạm pháp luật trong quá trình THA.

Phải tiến hành xác minh điều kiện THA, bởi lẽ xác minh có vai trò quan trọng đối với hầu hết các giai đoạn khác của quá trình THA. Kết quả xác minh sẽ là cơ sở để CQTHADS thuyết phục đương sự tự nguyện THA hoặc lựa chọn áp dụng biện pháp cưỡng chế, hoặc ra các loại quyết định khác về THA. Việc xác minh đòi hỏi CHV phải trực tiếp xác minh cụ thể hiện trạng tài sản, điều kiện kinh tế không chỉ căn cứ vào nội dung trình bày của đương sự hoặc xác nhận của ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường. Điều này rất quan trọng, bởi lẽ CHV sẽ khó mà quyết định được sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nào (tài sản thuộc sở hữu riêng hay tài sản thuộc sở hữu chung của người phải THA với người khác, tài sản là động sản hay bất động sản của người phải THA) hoặc khi đã kê biên tài sản chung của người phải THA thì CHV sẽ kê biên toàn bộ hay chỉ kê biên tài sản có giá trị tương ứng với nghĩa vụ của người phải THA nếu CHV không xác minh một cách cụ thể hiện trạng của tài sản. Bên cạnh đó, việc xác minh phải bảo đảm tính chặt chẽ, đầy đủ, bởi lẽ có những vụ việc do công tác xác minh thiếu chính xác, thiếu đầy đủ

dẫn đến CHV đã đưa ra một quyết định khiến dư luận bất bình và mắc sai lầm ở những giai đoạn THA tiếp theo hoặc thủ trưởng CQTHADS ra quyết định trả lại đơn yêu cầu THA cho người được THA đã gặp phải khiếu nại gay gắt từ người được THA và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khó có thể bảo vệ CHV do sự thiếu chặt chẽ của biên bản xác minh.

Thứ hai, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa CQTHADS với các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giáo dục, thuyết phục đương sự THA và cưỡng chế THADS.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; cán bộ, công chức nhà nước phải là “công bộc” của dân. Trong tổ chức bộ máy nhà nước, các CQTHADS là các cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành pháp do Chính phủ thống nhất quản lý. CHV là chức danh tư pháp của CQTHADS thực hiện nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục THADS nhằm bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, CQTHADS nói chung, các CHV và cán bộ THA nói riêng phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong việc giáo dục, thuyết phục đương sự THA và cưỡng chế THADS mà không nên “đơn thương độc mã”. Mặt khác, để thực thi tốt chủ trương của Đảng và nhiệm vụ của Nhà nước, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác cũng phải phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ CQTHADS trong việc THA nói chung, THADS liên quan đến Phật giáo nói riêng. Đặc biệt phải có sự phối hợp của MTTQ, Ban Tôn Giáo và Giáo hội. Trong đó, Giáo hội Phật giáo là một tổ chức, một thành viên của xã hội cũng như các thành viên khác Giáo hội phải chịu sự quản lý của Nhà nước. Giáo hội Phật giáo còn là thành viên của MTTQ Việt Nam nên tiếng nói của Giáo hội ảnh hưởng rất lớn các Tăng Ni, Phật tử sống và thực hiện việc tu đạo đều phải chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Chương 2

THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN PHẬT GIÁO Ở THỪA THIÊN - HUẾ

2.1. THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở THỪA THIÊN - HUẾ 2.1.1. Các yếu tố tự nhiên - xã hội có ảnh hưởng đến công tác thi

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)