Thực trạng Phật giáo ở Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 47)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Thực trạng Phật giáo ở Thừa Thiên Huế

Trung và cả nước, là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Trong những năm qua , với những thành tựu của công cuộc đổi mới và chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp, tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở Thừa Thiên - Huế có những chuyển biến quan trọng. Đồng bào các tôn giáo đã hăng hái tham gia công cuộc đổi mới, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn: "Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, xây dựng làng văn hoá, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, hương ước, quy ước trong thôn, xóm; xây dựng nông thôn mới... Không khí dân chủ trong đời sống xã hội được mở rộng, đoàn kết lương - giáo được phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng gắn bó, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ngày càng được củng cố. Đại đa số các chức sắc tôn giáo yên tâm làm việc đạo, có tinh thần dân tộc, thực hiện đường hướng và tôn chỉ của tôn giáo. Các giáo hội đã động viên, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo", đóng góp công sức xây dựng quê hương, đất nước, nhất là trong các lĩnh vực nhân đạo, từ thiện, xã hội hoá giáo dục, y tế. Mặt khác, tăng cường xây dựng và củng cố tổ chức tôn giáo cơ sở, tích cực đào tạo tu sĩ, truyền đạo, hành đạo, trùng tu, tôn tạo cơ sở thờ tự; thu hút, lôi kéo tín đồ… Hiện nay, có các tôn giáo chính như: Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Tin lành.

RiêngPhật giáo có trên 55 vạn tín đồ , chiếm gần 60% dân số; hiện có khoảng 1400 tăng ni (20 Hoà thượng, 52 Thượng toạ, 344 Đại đức, 11 Ni trưởng, 68 Ni sư). Trong đó có 389 tỷ kheo, 215 sa di ở tại 81 chùa Tăng; 435 tỷ kheo ni , 85 thức xoa, 73 sa di ni ở tại 82 chùa Ni (chưa tính chúng điệu ) đăng ký an cư kiế t ha ̣ hàng năm . Về cơ sở và tổ chức có 01 Học viện, 01 trường Trung cấp Phật học, 215 cơ sở tự viện và 330 Niệm Phật đường, đặc

biệt có 7 chùa được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, 211 gia đình Phật tử (trong đó có 40 gia đình Phật tử không đăng ký sinh hoạt với Giáo hội Phật giáo Tỉnh) với trên 3.000 huynh trưởng (trong đó 1 cấp Dũng , 78 cấp Tấn, 408 cấp Tín, 906 cấp Tập) và 18.000 đoàn sinh đang sinh hoạt , 93 lớp mầm non và 6 Tuê ̣ Tĩnh đường, 2 cô nhi viện, 2 viện dưỡng lão, 1 cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật, 2 trung tâm dạy nghề.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế thành lập từ năm 1997, trãi qua 6 khoá có 877 tăng ni sinh theo ho ̣c. 545 tăng ni sinh đã tốt nghiê ̣p cử nhân Phâ ̣t học. Hiê ̣n còn 2 khóa đang tiếp tục . Trường trung cấp Phâ ̣t ho ̣c thành lâ ̣p từ năm 1994, qua 4 khóa đã có 551 tăng ni sinh tốt nghiê ̣p Trung cấp Phâ ̣t ho ̣c , 38 Tăng ni sinh tốt nghiệp Cao đẳng Phâ ̣t ho ̣c , hàng năm có trên 100 Tăng ni sinh theo học Sơ đẳng Phật học [11, tr.2].

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế luôn gắn bó, thể hiện sự đồng hành với các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể của tỉnh trong thực hiện các chương trình kinh tế- xã hội, giữ vững Quốc phòng - An ninh…Đặc biệt trong các kỳ Festival, Năm du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung bộ…Tuần lễ Phật đản được tổ chức trọng thể hàng năm đã thu hút hàng triệu lượt du khách, quần chúng tín đồ tham gia đã tạo nên những nét đặc trưng của Phật giáo Huế. Tuy vậy, trong Phật giáo vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm :

- Nhóm đứng ngoài Giáo hội tự xưng là “Tăng Đoàn” trong những năm trước đây và hiện nay là “Ban đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” Thừa Thiên Huế do Thích Thiện Hạnh đứng đầu (đây là một trong vài cá nhân nguyên là thành viên của GHPGVNTN cũ, tự mình tách rời Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tách rời dân tộc do những định kiến bảo thủ, cộng với thế lực tay sai của nước ngoài nên đã mạo xưng, lạm dụng chức danh lãnh đạo GHPGVNTN, đòi khôi phục lại GHPGVNTN). Từ năm 1993- 2004, nhóm

“Tăng Đoàn” do Thích Thiện Hạnh đứng đầu cùng với Thích Lương Phương Thích Thái Hoà, Thích Diệu Tánh, Thích Chí Thắng, Thích Trí Tựu, Thích Hải Tạng... tập hợp trên 200 tu sĩ ở 24 chùa, Niệm Phật đường, 90 Gia đình Phật tử... chống đối lại Ban Trị sự GHPGVN tỉnh. Hoạt động của nhóm này, không còn thuần tuý tôn giáo, mà đội lốt tôn giáo để hoạt động chính trị. Họ đã đe doạ chức sắc là đại biểu quốc hội, tham gia Hội đồng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, kể cả hành động thô bạo xúc phạm đến danh dự, uy tín và an toàn cá nhân. Để thực hiện mục mục đích của mình, họ đã chuẩn bị một cách chu đáo, nhận chỉ thị trực tiếp của bọn phản động lưu vong ở nước ngoài để gây rối và phá hoại. Chẳng hạn, vụ lợi dụng đám tang cố hoà thượng Thích Đôn Hậu để viết “Chúc thư giả”; vụ lợi dụng lễ tiểu tường để chống phá Giáo hội Phật giáo Việt Nam, gây rối, chống phá Chủ nghĩa xã hội; vụ gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa (24/5/1993); vụ việc Đại hội Phật giáo Việt Nam kỳ III năm 1992; vụ lấy cớ “Lễ cầu nguyện Thiên niên kỷ mới” ý định ra mắt tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất; Vụ “Kêu gọi toàn dân xuống đường đòi quyền tự do của con người.”

Trong thời gian gần đây, nhóm cực đoan Thích Quảng Độ với sự tiếp tay của các thế lực bên ngoài mạo xưng là Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã ra các Quyết định thành lập Ban đại diện Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở một số tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai. Đây là việc làm trái với Hiến chương của GHPGVN, vi phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, GHPGVN đã có Thông bạch số 481/TB/HĐTS ngày 11/11/2005 để đấu tranh với việc vi phạm Hiến chương GHPGVN của nhóm cực đoan trên, đồng thời kêu gọi Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước tin tưởng vào chánh pháp, tinh tấn trong tu học để thực hiện nghiêm

trang Giáo hội, bảo vệ lợi ích của Đạo Phật và lợi ích của Dân tộc. Bên cạnh đó, vào ngày 15/11/2005 Ban Tôn giáo Chính phủ đã có Công văn số 916/TGCP- PG về việc đấu tranh với nhóm cực đoan lợi dụng danh nghĩa Phật giáo, đồng thời đề nghị Ban Tôn giáo chính quyền các địa phương với chức năng quản lý Nhà nước về tôn giáo, trên cơ sở Thông bạch của GHPGVN phải báo cáo với Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh, thành phố có kế hoạch đấu tranh với việc vi phạm pháp luật của nhóm cực đoan Thích Quảng Độ không để diễn ra việc lợi dụng các hoạt động Phật giáo, tập trung nhóm họp để ra mắt các Ban Đại diện Phật giáo bất hợp pháp và ngăn chặn không cho diễn ra Đại hội X của Phật giáo Việt Nam Thống nhất do nhóm cực đoan dựng lên.

Ngày 17/8/2005 UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nhận được văn bản số 02/VHĐ/BCĐ/VT ngày 18/7/2005 của ông Thích Quảng Độ về việc quyết định chuẩn y thành phần nhân sự “Ban Đại diện Lâm thời GHPGVNTN tỉnh Thừa Thiên Huế” nhiệm kỳ 2005- 2007. Căn cứ Quyết định số 83/QĐ- BT ngày 29/12/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) thì GHPGVN là tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam về mọi mặt quan hệ ở trong nước và nước ngoài; Căn cứ khoản 1, Điều 16 chương III Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004; Căn cứ khoản 1, Điều 9, Mục 2 chương III NGhị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành văn bản số 3592/UBND-XH ngày 11/11/2005 về việc thành lập tổ chức bất hợp pháp “Ban Đại diện Lâm thời GHPGVNTN tỉnh Thừa Thiên Huế” gởi cho ông Thích Quảng Độ và ông Thích Thiện Hạnh với nội dung: Việc ra Văn bản số 02/VHĐ/BCĐ/VT ngày 18/7/2005 về việc quyết định chuẩn y thành phần nhân sự “Ban Đại diện Lâm thời GHPGVNTN tỉnh Thừa Thiên Huế” nhiệm kỳ 2005- 2007 là bất hợp

pháp. Vì vậy, yêu cầu ông Thích Quảng Độ tiến hành thu hồi văn bản số 02/VHĐ/BCĐ/VT nói trên. Mọi hoạt động của “Ban Đại diện Lâm thời GHPGVNTN tỉnh Thừa Thiên Huế” do ông Thích Thiện Hạnh đứng đầu theo văn bản số 02/VHĐ/BCĐ/VT là bất hợp pháp, vi phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sau khi Thích Nhất Hạnh về nước lần thứ nhất, nhóm “Tăng Đoàn” tan rã và phân hóa thành nhiều nhóm. Phần lớn trở lại sinh hoạt với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh (chùa Thiên Mụ, Từ Hiếu…); một số chỉ hoạt động tôn giáo thuần túy; một số vẫn giữ đường hướng phục hoạt “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” nhưng không xưng danh (Thái Hòa , Chơn Trí , Lưu Thanh…). Đáng chú là nhóm do Thích Thiện Hạnh đứng đầu cùng với Thích Như Đạt, Thích Chí Thắng, Thích Chơn Niệm...Lê Công Cầu với gần 100 tu sĩ tiếp tục lập tổ chức bất hợp pháp xưng danh “Ban đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” Thừa Thiên Huế. Thích Thiện Hạnh đã tổ chức các hoạt động truyền giới tỳ kheo, thập thiện, Phật đản, thọ cấp, phong chức, trả lời phỏng vấn, tổ chức Tháng năm bất tuân dân sự theo Thông bạch Quảng Độ...và nhiều hoạt động lợi dụng tôn giáo để mưu đồ chính trị khác.

- Hoạt động của nhóm tu theo pháp môn Làng Mai: Hiện nay, các ni sinh ở Niệm phật đường Tây Linh đều tập trung tại Diệu Trạm (chùa Từ Hiếu) số người tu theo pháp môn Làng Mai là 64 người (Từ Hiếu 28 người, cơ sở ni của Từ Hiếu 36 người; trong đó, Thừa Thiên Huế 22 người, ngoại tỉnh 42 người). Thông qua truyền hình trực tuyến trên mạng Internet, Thích Nhất Hạnh vẫn tiếp tục thuyết giảng, pháp thoại, truyền giới cho tu sinh, tổ chức nhiều hoạt động nhằm thu hút, lôi kéo một số sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tham gia học phương pháp thiền của pháp môn Làng Mai, cho tăng ni sinh co cụm, tập trung về Huế; nương tựa, tranh thủ các chức sắc của Giáo hội; núp dưới vỏ

bọc tập trung tu học phật pháp, không vi phạm pháp luật để tồn tại; đồng thời, tài trợ cho các hoạt động từ thiện xã hội, đẩy mạnh chương trình tài trợ “Hiểu và Thương”, xây dựng cơ sở tôn giáo, hứa hẹn, tạo điều kiện cho tăng ni sinh được xuất cảnh nhằm khuyếch trương thanh thế, tạo ảnh hưởng, từng bước xây dựng Từ Hiếu thành Trung tâm của Pháp môn Làng Mai của Việt Nam... tiềm ẩn những nhân tố bất ổn, phá hoại khối đại đoàn kết tôn giáo, dân tộc. Tuy vậy, số tu sinh Làng Mai ở Huế có chiều hướng giảm và số còn lại đều đăng ký an cư kiết hạ với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh. [11, tr.3]

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)