7. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Hoạt động thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo ở Thừa Thiên Huế
thù địch trong và ngoài nước thường lợi dụng chiêu bài dân tộc, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để kích động gây rối, không chịu phối hợp với CQTHADS và các cơ quan, tổ chức để giải quyết vụ việc mà còn lôi kéo người phải THA tham gia nhằm trốn tránh nghĩa vụ phải thực hiện theo bản án, quyết định đã có hiệu lực, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, có lúc tạo ra những “điểm nóng” khá phức tạp làm cho nhân dân bất bình, tình hình an ninh trên địa bàn thiếu ổn định, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Đáng quan tâm là nhóm sinh hoạt đang đứng ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam tự xưng là “Tăng Đoàn” trong những năm trước đây và hiện nay là “Ban đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” Thừa Thiên - Huế do Thích Thiện Hạnh đứng đầu.
2.2.3. Hoạt động thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo ở Thừa Thiên - Huế Thiên - Huế
2.2.3.1. Những kết quả đạt được trong thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo ở Thừa Thiên - Huế
Những người được THA và người phải THA là những người bất đồng với nhau về tài sản, tình cảm… đã phải đưa nhau ra Toà án để tranh tụng. Vì vậy, khi giải quyết những bất đồng này không đơn giản. Quá trình tổ chức thi hành án nói chung, và thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo nói riêng, CQTHADS tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, phương châm về thi hành án, lựa chọn phương pháp thích hợp. Một trong
những phương pháp nghiệp vụ hàng đầu có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả công tác THA liên quan đến Phật giáo đó là phương pháp giải thích, thuyết phục. Thực hiện phương pháp này là để đương sự tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả công tác THADS đồng thời qua đó nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của người phải THA và những người có liên quan. Hạn chế thấp nhất số vụ việc phải cưỡng chế THA phù hợp với bản chất chính trị Nhà nước ta là lấy giải thích, thuyết phục là chính. Riêng đối với tôn giáo thì phương pháp giáo dục, thuyết phục có thể coi là phương pháp hàng đầu quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng” (Nghị quyết số 25- NQ/TW ngày 12/3/2003).Việc cưỡng chế chỉ là hạn hữu, bất đắc dĩ.
Quá trình tổ chức thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo, CQTHADS tỉnh Thừa Thiên -Huế đã chủ động, tích cực tìm biện pháp để thi hành các vụ việc theo đúng pháp luật, không lơ là hoặc tìm cách trì hoãn việc thi hành án, ỷ lại hoặc trông chờ vào cơ quan, tổ chức khác. Tranh thủ sự hổ trợ, giúp đỡ của tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, tổ chức quần chúng, các cơ quan ban ngành, thân nhân gia đình của người phải THA, Ban trị sự giáo hội, trụ trì ở cơ sở tự, viện, chùa, tịnh xá, tịnh thất có tăng ni cư trú… thể hiện rõ tác phong công tác, phương pháp ứng xử, ý thức gương mẫu của cán bộ làm công tác THA. Luôn tôn trọng quyền tự định đoạt, sự thoả thuận của đương sự và tổ chức THA theo đúng nội dung đã thoả thuận, chỉ khi họ không tự nguyện thi hành đúng nội dung thoả thuận hoặc thoả thuận trái với pháp luật, đạo đức xã hội thì cơ quan thi hành án mới thi hành theo nội dung quyết định của Bản án.
Để thuyết phục người phải THA tự nguyện thi hành, CHV, cán bộ làm công tác THA đã nghiên cứu, nắm vững từng vụ việc mà mình đang giải
quyết, các đặc điểm, đặc thù của từng loại án cụ thể như dân sự, hình sự, kinh tế, lao động…hiểu rõ các đặc điểm về bản thân người phải THA về (độ tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, chức vụ,…), hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ, vợ, con, anh, chị, em, truyền thống gia đình, dòng họ), hoàn cảnh kinh tế (nhà cửa, các loại tài sản, thu nhập,…), đặc điểm tâm lý (tình cảm, niềm vui, nổi buồn, thái độ đối với việc thi hành án), các đặc điểm khác (dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán, văn hoá, truyền thống) để thuyết phục thân nhân của người THA án nộp thay hoặc thông qua Ban trị sự giáo hội, trụ trì ở cơ sở tự, viện, chùa, tịnh xá, tịnh thất nơi có Tăng Ni cư trú, Niệm Phật đường Phật tử sinh hoạt để vận động họ thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình.
Mỗi một việc THA khác nhau, có biện pháp thuyết phục khác nhau. Mỗi đương sự có điều kiện, hoàn cảnh, trình độ nhận thức, thái độ, ý thức chấp hành pháp luật khác nhau nên phải có phương pháp, cách thức thuyết phục phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng đương sự, không thể áp dụng cứng nhắc với mọi trường hợp. Trong việc thuyết phục phải thể hiện sự kiên quyết nhưng phải kiên trì, mềm dẻo, có lý, có tình để đương sự nhận rõ trách nhiệm và tự nguyện thi hành án. Từ thực tiễn công tác THA cho thấy trong thuyết phục làm cho họ hiểu được tự nguyện thi hành sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của Nhà nước và của chính các bên đương sự, tránh gây căng thẳng, giữ được hòa khí giữa các bên đương sự, bảo đảm đoàn kết trong nội bộ nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Theo số liệu thống kê năm 2011, tổng số thụ lý: 1.218 việc trong đó số việc thi hành án xong là 1.047 việc (11 việc người phải thi hành là Tăng, Ni còn lại 1.036 việc là phật tử, tín đồ) và số việc chưa thi hành là 171 việc (02 việc người phải thi hành là Tăng, Ni còn lại 169 việc là phật tử, tín đồ)
Trong 9 tháng năm 2012, tổng số thụ lý: 1.019 việc trong đó số việc thi hành án xong là 875 việc (06 việc người phải thi hành là Tăng, Ni còn lại 869
việc là phật tử, tín đồ) và số việc chưa thi hành là 144 việc (người phải thi hành là phật tử, tín đồ).
Sau đây là các việc thi hành án điển hình trong một số trường hợp cụ thể: - Chấp hành viên trực tiếp vận động, giải thích, thuyết phục đương sự hoặc người thân của đương sự thực hiện nghĩa vụ thi hành án:
+ Trường hợp bà Lê Thị Hương Hảo đòi lại nhà và đất cho ở nhờ. Nguyên thửa đất số 32, tờ bản đồ số 05 toạ lạc tại 12/40 Nguyễn Chí Thanh, phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế là của ông Lê Kim Thái và bà Công Tôn Nữ Thị Nga (là cha mẹ của bà Hương) tạo lập nên. Năm 1981 do điều kiện của vợ chồng ông Lê Minh Châu và bà Trần Thị Đoái không có nơi ở ổn định nên ông Thái, bà Nga đã cho họ đến ở nhờ trên mãnh đất này. Khi ông Thái và bà Nga chết để lại di chúc cho con gái là bà Hương được hưởng thừa kế toàn bộ nhà và đất vườn tại địa chỉ trên. Ngày 21/6/2005 bà Hảo được UBND thành phố Huế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa đất số 32, tờ bản đồ số 05 với diện tích đất 1.100m2
và tài sản gắn liền với đất có diện tích xây dựng là 157m2.
.Ngày 26/9/2008 bà Hảo đã có văn bản thông báo cho gia đình bà Đoái để đòi lại nhà và đất nêu trên trong thời gian 06 tháng. Thông báo này phía gia đình bà Đoái đã nhận được. Quá thời hạn 06 tháng như đã thông báo nhưng gia đình bà Đoái vẫn không trả lại nhà và đất. Do đó, bà Hảo đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân thành phố Huế yêu cầu gia đình bà Đoái trả lại nhà và đất nói trên.
Theo phần quyết định của Bản án số: 25/2010/DSST ngày 22/7/2010 của TAND thành phố Huế tuyên xử buộc bà Trần Thị Đoái cùng vợ chồng ông Lê Minh Chánh và ông Lê Minh Luân, đều trú tại 12/40 Nguyễn Chí Thanh, phường Phú Cát, Huế phải trả lại cho bà Lê Thị Hương Hảo, trú tại 01 Huỳnh Thúc Kháng, phường Phú Hoà, Huế toàn bộ nhà và diện tích đất kèm theo nhà là 1.100m2
Thanh, phường Phú Cát, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. Và bà Hảo phải thanh toán cho bà Trần Thị Đoái cùng vợ chồng ông Lê Minh Chánh và ông Lê Minh Luân khoản tiền đầu tư sửa chữa, cải tạo nâng cấp nhà, công sức tu bổn cải tạo, giữ gìn đất và hổ trợ tìm chỗ ở mới là 176.467.267 đồng, đồng thời những người trên được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Hết thời hạn lưu cư, vào ngày 28/4/2011 bà Hảo đã làm đơn yêu cầu thi hành án tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Huế, yêu cầu bà Trần Thị Đoái cùng vợ chồng ông Lê Minh Chánh và ông Lê Minh Luân phải trả lại toàn bộ nhà và diện tích đất kèm theo nhà là 1.100m2
tại thửa đất số 32, tờ bản đồ số 05 toạ lạc tại 12/40 Nguyễn Chí Thanh, phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án của người được THA, Chi cục trưởng Chi cục THADS thành phố Huế đã ban hành Quyết định thi hành án (QĐTHA) theo đơn yêu cầu số: 550/QĐ-THAĐYC ngày 04/5/2011 và phân công CHV tổ chức thi hành. Quá trình tổ chức THA, CHV đã định thời gian tự nguyện là 15 ngày kể từ ngày người phải THA nhận được QĐTHA và giấy báo tự nguyện và đã trực tiếp tống đạt các giấy tờ về THA đồng thời vận động, thuyết phục bà Trần Thị Đoái cùng vợ chồng ông Lê Minh Chánh và ông Lê Minh Luân chấp hành án nhưng những người này không đồng ý thi hành, tìm mọi cách nhằm trốn tránh việc THA vì họ cho rằng với số tiền thanh toán, hổ trợ là: 176.467.267 đồng là quá ít không đủ để tìm được chỗ ở mới, nếu trả lại nhà và đất thì bà Hảo phải cắt cho họ khoảng 200m2
đất trong diện tích đất này để cho gia đình ông Luân và gia đình ông Chánh có đất để xây dựng nhà mới để ở và thờ tự ông bà, cha mẹ và yêu cầu bà Hảo hổ trợ tiền xây nhà mới là: 260.000.000 đồng. Trong quá trình giải quyết THA, CHV đã giải thích, thuyết phục bà Hảo xem xét hổ trợ thêm một số tiền nào đó cho
người phải THA có điều kiện dễ tìm nơi ở mới nhưng bà Hảo không đồng ý. Bà Hảo chỉ đồng ý cho tạm hoãn giao nhà và đất từ ngày 17/8/2011 đến hết tháng 02 năm 2012 để gia đình bà Trần Thị Đoái, Lê Minh Chánh, Lê Minh Luân tạo nơi ở mới. Hết thời gian tạm hoãn, bà Hảo đề nghị thi hành đúng theo nội dung quyết định của Bản án đã tuyên có hiệu lực thi hành.
Nhận thấy đây là vụ việc phức tạp, người được THA và người phải THA có sự đối lập nhau một cách căng thẳng về quyền lợi. Nên CHV đã nghiên cứu, tìm hiểu và thông qua những buổi làm việc với bà Hảo và bà Đoái, ông Chánh, ông Luân được biết những người này có mối quan hệ họ hàng huyết thống, bà Hảo gọi bà Đoái bằng Thím (vợ của chú ruột bà Hảo), còn bà Hảo với ông Chánh, ông Luân quan hệ là chị em chú bác ruột. Đồng thời tiến hành xác minh tại chính quyền địa phương được biết gia đình bà Đoái theo đạo Phật, bản thân bà Đoái là một tín đồ đã quy y tam bảo và có pháp danh, thường xuyên đi lễ Phật tại chùa Diệu Hỷ- phường Phú Cát. Riêng ông Luân sinh hoạt gia đình Phật tử tại Niệm Phật Đường Thuận Hóa - phường Phú Cát. Còn ông Chánh là Chủ tịch MTTQ Việt Nam phường Phú Cát. Sau khi đã nắm vững tình tiết của vụ việc, các đặc điểm về nhân thân, dòng họ, phong tục, tập quán của địa phương, CHV đã giải thích cho các bên đương sự thấy tác hại không tự nguyện và thỏa thuận việc THA ảnh hưởng và thiệt hại trực tiếp đến người phải THA như mất danh dự, uy tín bản thân, của người thân và gia đình trong mối quan hệ anh em, rạn nứt tình cảm bà con dòng họ hoặc chịu mọi chi phí cưỡng chế và nếu vụ việc bị kéo dài thì chi phí cưỡng chế càng lớn. Qua đó, các bên đương sự đã bàn bạc thống nhất trong gia đình, bà con dòng họ là tự thỏa thuận giải quyết với nhau để bảo vệ tình cảm trong gia đình, bà con dòng họ. Vào ngày 13/02/2012 bà Hảo đã có đơn xin rút lại toàn bộ đơn yêu cầu và đề nghị Chi cục thi hành án dân sự thành phố Huế không tiếp tục thi
hành Bản án số: 25/2010/DSST ngày 22/7/2010. Căn cứ các quy định của LTHADS, Chi cục trưởng đã ban hành Quyết định đình chỉ thi hành án số 11/QĐ-CCTHA ngày 17/02/2012 và khép lại hồ sơ vụ việc này.
- Chấp hành viên giải thích, thuyết phục đương sự thực hiện nghĩa vụ thi hành án thông qua sự phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức:
+ Theo Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số: 98/2009/QĐST-TCDS ngày 26/9/2009 của TAND thành phố Huế về việc tranh chấp Hợp đồng vay tài sản giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh tại tỉnh Thừa Thiên - Huế với ông Mai Thuận, địa chỉ: 46 Chi Lăng, Huế thì ông Mai Thuận có nghĩa vụ trả nợ một lần với số tiền 84.500.000 đồng vào ngày 30/10/2009 cho Ngân hàng.
Ngay sau khi được ban hành thì Quyết định trên có hiệu lực thi hành ngay. Trong thời gian này ông Thuận đã trả cho Ngân hàng được 55.000.000 đồng, số tiền còn lại: 29.500.000 đồng ông Thuận không chịu trả. Nên ngày 17/5/2010 Ngân hàng đã làm đơn yêu cầu THA, yêu cầu ông Thuận phải nộp trả nợ số tiền 29.500.000 đồng. Sau khi nhận được đơn yêu cầu THA của Ngân hàng, Chi cục trưởng Chi cục THADS thành phố Huế đã ban hành Quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu số: 547/QĐ-THAĐYC ngày 04/6/2010 và phân công CHV tổ chức thi hành. Trong quá trình tổ chức THA, CHV đã vận động, thuyết phục nhưng ông Thuận không chịu thi hành và có hành vi chống đối, thách thức nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ mặc dù là có điều kiện để thi hành. Qua xác minh điều kiện THA của ông Thuận tại chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành liên quan được biết ông Thuận có tài sản rất lớn như nhà và đất ở, xe ô tô và khách sạn, đặc biệt ông Thuận là một tín đồ Phật giáo cũng tạo nên ít nhiều khó khăn trong việc CHV áp dụng biện pháp kê biên nhằm đảm bảo THA. Trong thời gian tìm phương án kê
biên tối ưu để tránh gây mất trật tự an ninh và an toàn xã hội, CHV đã có văn bản phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh, Phòng Công chứng số 1 và số 2 tỉnh Thừa Thiên - Huế tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản của ông Thuận theo Thông báo số: 59/TB-THA ngày 25/12/2010. Đến ngày 14/5/2012 ông Thuận đến Phòng Công chứng số 2 tỉnh Thừa Thiên - Huế để làm thủ tục chuyển nhượng khách sạn, Công chứng viên đã thông báo cho CHV biết để phối hợp giải quyết. Công chứng viên và CHV đã có buổi làm việc với ông Thuận, qua đó đã giải thích các quy định pháp luật về THA cũng như công chứng cho ông Thuận hiểu đồng thời thuyết phục