Về hoàn thiện các chế tài để xử lý nghiêm minh đối với Tăng, Ni,

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 106)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Về hoàn thiện các chế tài để xử lý nghiêm minh đối với Tăng, Ni,

Ni, Phật tử vi pham pháp luật

Trong quá trình giải quyết việc THADS, người phải THA và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Tăng, Ni, Phật tử có những hành vi chống đối, chây ỳ, lợi dụng chính sách tôn giáo để kích động quần chúng nhân dân và tín đồ cản trở việc thi hành án nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ THA. Cơ quan thi hành án và những cơ quan có thẩm quyền chỉ áp dụng biện pháp vận động giáo dục, thuyết phục như trực tiếp gặp gỡ tác động yêu cầu họ cam kết chấp hành và không được làm những việc trái pháp luật, nếu không thuyết phục được thì cũng chỉ áp dụng biện pháp hành chính để xử lý như cấm đi khỏi nơi cư trú, nơi tu hành và đưa các phần tử có những hành vi sai trái lợi dụng chiêu bài tự do tôn giáo giáo để gây mất đoàn kết trong quần chúng nhân dân trở về nơi cư trú và nơi tu hành nhằm để hạn chế sự hiếu kỳ của người dân nhưng cũng không mang lại hiệu quả cao vì những biện pháp này chưa đủ cứng rắn và thể hiện rõ quyền năng của cơ quan thi hành án, và các cơ quan khác được nhà nước trao quyền lực làm cho người phải THA nghiêm chỉnh

chấp hành, trong khi đó các văn bản pháp luật về THADS và các văn bản pháp luật khác chưa quy định chế tài để xử lý những Tăng, Ni, Phật tử có hành vi vi phạm pháp luật. Bản thân những người tu hành theo đạo Phật phải là những người tự giác tu hành nên phải rèn cho mình tính kỷ luật cao để thực hiện những điều đúng đắn. Nếu không sẽ rất khó tu hành, rèn luyện để đạt đủ phước tuệ. Đây cũng có thể là một trong những điểm mà đến nay GHPGVN vẫn chưa đề ra những điều mà trong đời thường gọi là “chế tài” một cách nghiêm khắc. Và các văn bản pháp luật về THA cũng chưa quy định nên trong quá trình áp dụng các hoạt động nghiệp vụ THA để giải quyết việc thi hành án liên quan đến Phật giáo hầu như các CHV đều còn lúng túng, vướng mắc. Chính vì lẽ đó, trong thời gian tới dự thảo Hiến chương Phật giáo cần sửa đổi những quy định, bổ sung tăng cường hơn nữa vai trò kiểm tra, giám sát của Giáo hội đồng thời còn ban hành kèm theo một số văn bản quy định về hình thức kỷ luật để xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm, sai phạm. Các cơ quan chức năng sớm ban hành bổ sung, sửa đổi một số văn bản pháp luật liên quan đến tôn giáo quy định các chế tài cụ thể, đặc biệt trong lĩnh vực THADS khi giải quyết liên quan đến Phật giáo để xử lý nghiêm minh những hành vi chống đối, cản trở việc thi hành án nhằm răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung và làm gương cho những đối tượng khác.

Một phần của tài liệu Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)