- ĐPCDHĐDS sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng là trường hợp sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà hợp đồng không được thực hiện
2.1. Thực trạng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng
phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng
Bước vào thời kỳ đổi mới, giao lưu dân sự ở nước ta rộng mở hơn và Pháp lệnh HĐDS ra đời ngày 29/4/1991 có những quy định chuyên sâu về HĐDS, trong đó có đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Từ năm 1991 đến năm 1994 có 14 Dự thảo BLDS ra đời "đã lần lượt thu hút vào Bộ luật Dân sự, sau khi đã được kiểm nghiệm, sàng lọc qua thực tiễn sống động của đời sống xã hội" [40, tr. 18] và BLDS năm 1995 - BLDS đầu tiên của nước ta được thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực từ ngày 01/7/1996 là một bước tiến lớn trong quy định về HĐDS nói chung và đơn phương đình chỉ thực hiện HĐDS nói riêng so với Pháp lệnh HĐDS năm 1991.
BLDS năm 2005 ra đời thay thế cho BLDS năm 1995 sau gần 10 năm áp dụng đã tỏ ra bất cập với đòi hỏi của đời sống xã hội. BLDS năm 2005 thể hiện tính tự nguyện, bình đẳng, tự do trong quá trình giao kết, thực hiện, chấm dứt HĐDS sâu sắc hơn; quyền và lợi ích của các bên chủ thể hợp đồng được điều chỉnh hợp lý, bảo vệ rõ nét hơn so với BLDS năm 1995. Trong những đổi mới về nội dung của BLDS năm 2005 có bổ sung những quy định mới về ĐPCDHĐDS, có kế thừa nhiều quy định tại BLDS trước đồng thời có bổ sung cho hợp lý hơn. Dù đã có nhiều tiến bộ so với các quy định trước đó về đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, tuy nhiên những quy định về
ĐPCDHĐDS trong BLDS năm 2005 vẫn bộc lộ nhiều bất cập trong việc hiểu và áp dụng để giải quyết các vụ việc về vấn đề này.
Sau đây luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của BLDS năm 2005 về ĐPCDHĐDS có đối chiếu, so sánh với những quy định về vấn đề này tại Pháp lệnh HĐDS năm 1991, BLDS năm 1995, một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác và một số quy định của pháp luật nước ngoài.