Giống nhau

Một phần của tài liệu Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 (Trang 29)

- ĐPCDHĐDS sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng là trường hợp sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà hợp đồng không được thực hiện

1.5.1. Giống nhau

- Đều là việc kết thúc thực hiện HĐDS khi hợp đồng chưa hoàn thành. Qua việc huỷ bỏ hay ĐPCD, hợp đồng kết thúc khi nó còn chưa được thực hiện xong về nghĩa vụ hợp đồng - kết thúc "nửa chừng".

- Đều được quy định tại Điều 424 BLDS năm 2005 về chấm dứt HĐDS. Trước đó, chúng cũng đều được quy định tại Pháp lệnh HĐDS năm 1991 và BLDS năm 1995.

- Đều thể hiện ý chí của một bên trong việc kết thúc hợp đồng, đó là bên có quyền được chấm dứt hợp đồng (quyền đơn phương). Bên kia dù muốn hay không muốn hợp đồng kết thúc cũng không đi ngược lại ý chí kết thúc hợp đồng của bên có quyền đơn phương.

- Quyền chấm dứt hợp đồng của một bên có được đều do sự thỏa thuận của các bên hoặc do pháp luật quy định. Ý chí của bên ĐPCDHĐ xuất phát từ việc các bên đã thoả thuận về việc ĐPCDHĐ trong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định về việc này để nâng cao tính kỷ luật của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ.

- Để được chấm dứt hợp đồng, bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng hoặc ĐPCDHĐ đều phải thông báo về việc chấm dứt hợp đồng cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải BTTH (khoản 2 Điều 425 và khoản 2 Điều 426 BLDS năm 2005).

- Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt đều phải BTTH. Mục đích của các bên sẽ đạt được nếu các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nhưng vì một lý do nào đó dẫn đến hợp đồng bị hủy bỏ hay đơn phương chấm dứt nên nghĩa vụ không được thực hiện toàn bộ với nhau, do vậy các bên đều không đạt được quyền lợi của mình như mong muốn khi giao kết hợp đồng. Bên có lỗi (cố ý hay vô ý) dẫn đến hợp đồng bị hủy bỏ hay đơn phương chấm dứt phải BTTH cho bên còn lại.

1.5.2. Khác nhau

- Về vấn đề vi phạm hợp đồng: Với hủy bỏ HĐDS thì bắt buộc phải có vi phạm hợp đồng của bên đối tác, khoản 1 Điều 425 BLDS năm 2005 quy định: "… khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định" [27], còn với ĐPCDHĐDS có thể xảy ra khi không có sự vi phạm hợp đồng của bên đối tác, khoản 1 Điều 426 BLDS năm 2005 quy định: "… nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định" [27].

- Về hậu quả của việc hợp đồng bị chấm dứt: Với huỷ bỏ HĐDS, theo khoản 3 Điều 425 BLDS năm 2005: "Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền" [27], bỏ HĐDS khiến hợp đồng không có hiệu lực tính từ thời điểm giao kết, các bên không có nghĩa vụ với nhau tính từ thời điểm giao kết và nếu đã nhận tài sản của nhau thì hoàn trả lại. Xét về bản chất, tại thời điểm giao kết hợp đồng cũng như sau khi hợp đồng được giao kết, hợp đồng vẫn có hiệu lực nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng có sự vi phạm hợp đồng là điều kiện để hợp đồng bị hủy bỏ thì coi như hợp đồng không có hiệu lực tại thời điểm giao kết. "Vướng mắc" nếu có giữa các bên sau khi HĐDS bị huỷ bỏ là hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận kể từ khi giao kết hợp đồng, nếu không trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.

Còn với ĐPCDHĐ thì "hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, các bên thanh toán cho nhau phần hợp đồng đã được thực hiện" [27, Điều 426]. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán bởi hợp đồng đã thực hiện được một phần, còn phần hợp đồng chưa được thực hiện thì bị chấm dứt, các bên không phải thực hiện tiếp tục hợp đồng nữa. "Vướng mắc" nếu có giữa các bên sau khi hợp đồng bị ĐPCD là thanh toán cho nhau nghĩa vụ đã được thực hiện.

- Về vấn đề bồi thường thiệt hại: Với hủy bỏ HĐDS thì theo khoản 4 Điều 425 BLDS năm 2005: "bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại" [27], còn với ĐPCDHĐDS, khoản 4 Điều 426 BLDS năm 2005 quy định: "Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại" [27]. Bên có lỗi dẫn đến hủy bỏ hay ĐPCDHĐ đều phải BTTH nhưng với hủy bỏ hợp đồng thì bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ (bên BTTH) là bên không có quyền hủy bỏ hợp đồng hay bên bị yêu cầu (thông báo) chấm dứt hợp đồng tức là bên huỷ bỏ hợp đồng không phải BTTH; trong khi với ĐPCDHĐ thì bên phải BTTH có thể là bất kỳ bên nào, kể cả bên có quyền ĐPCDHĐ trong trường hợp không có sự vi phạm của bên đối tác.

Một phần của tài liệu Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)