Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự khi không có sự vi phạm của bên đối tác

Một phần của tài liệu Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 (Trang 37)

- ĐPCDHĐDS sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng là trường hợp sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà hợp đồng không được thực hiện

1.7.2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự khi không có sự vi phạm của bên đối tác

có sự vi phạm của bên đối tác

Quan hệ hợp đồng không phải là bất biến mà "ngày càng mang tính chất của một quá trình" và "hàm chứa nhiều loại rủi ro" [20, tr. 39]. Trong quá

trình thực hiện các hợp đồng, nhất là các hợp đồng dài hạn, những người kinh doanh thường đối mặt với những rủi ro bất thường từ thiên nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thậm chí là rủi ro về con người,… những rủi ro đó là khách quan, không ai muốn có thể làm đảo lộn sự cân bằng vốn có của hợp đồng, làm cho một bên gặp phải khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thậm chí không thể thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng. Những trường hợp này có thể được giải quyết bằng các cơ chế giải phóng nghĩa vụ của hợp đồng, như cho phép một trong các bên được chấm dứt hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một hợp đồng có thể được đơn phương chấm dứt cho dù không có sự vi phạm hợp đồng của một trong các bên, mà do bản chất của hợp đồng, do ý chí chủ quan của một bên chủ thể hoặc do các yếu tố khách quan tác động.

+ Do yếu tố chủ quan: với HĐDS, ý chí có vai trò quan trọng đối bởi nó là yếu tố cơ bản, không thể thiếu được để hình thành hợp đồng, từ đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các nghĩa vụ pháp lý. Xét về bản chất của HĐDS thì yếu tố ý chí quyết định các sự kiện của hợp đồng, trong đó có ĐPCDHĐ.Khi giao kết hợp đồng các bên đều hướng tới một mục đích nhất định, tuy nhiên vì một lý do nào đó mà quyền và lợi ích của các bên không được đảm bảo, tức là có dự báo về lợi ích không đạt được trong tương lai cho dù bên đối tác không có sự vi phạm hợp đồng, thiệt hại sẽ xảy ra nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng, pháp luật quy định bên bị thiệt hại được phép ĐPCDHĐ. Tại thời điểm một bên bày tỏ ý chí chấm dứt hợp đồng, hợp đồng vẫn được thực hiện theo như đúng thỏa thuận, tuy nhiên vì lợi ích không được đảm bảo nên buộc phải chấm dứt hợp đồng, việc không đạt được lợi ích có thể đã xảy ra hoặc có thể dự báo sẽ xảy ra nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng. Vậy đó là những lợi ích gì? tại khoản 2 Điều 486 về hợp đồng thuê tài sản nêu ra: "…tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định" [27]; khoản 1, Điều 525 về hợp đồng dịch vụ nêu: "… việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê dịch vụ" [27]; Điều 556 nêu: "… việc

tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình…" [27]; Điều 588 về hợp đồng ủy quyền quy định: "…2. Trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên được uỷ quyền có quyền ĐPCDHĐ bất cứ lúc nào…" [27]. Những lý do trên dự báo việc tiếp tục hợp đồng không có lợi cho bên có quyền ĐPCDHĐ thì họ thực hiện quyền này để bảo vệ quyền lợi cho chính mình, xuất phát từ ý thức chủ quan của chính mình.

+ Do các yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng như: khi có các sự kiện bất khả kháng hay có khó khăn trở ngại khách quan xuất hiện làm ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể hợp đồng nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng. Với lý do khách quan như vậy nhưng phải có điều kiện đủ là có thoả thuận hay có quy định của pháp luật là nếu có lý do đó thì một bên có quyền ĐPCDHĐ thì vấn đề ĐPCDHĐ mới đặt ra. Các bên có thể dự liệu những lý do khách quan đó trong hợp đồng, nếu không dự liệu thì phải có quy định của pháp luật thì mới có quyền ĐPCDHĐ. BLDS năm 2005 có một số quy định về ĐPCDHĐ khi có lý do, điều kiện khách quan nhưng chưa rõ ràng nhưng với pháp luật quốc tế thì vấn đề này được ghi nhận từ lâu. Nếu một bên gặp hoàn cảnh khó khăn do sự kiện bất khả kháng thì có thể chọn một trong các cách là: thứ nhất là đề nghị thỏa thuận lại hợp đồng, nếu không thỏa thuận được thì ĐPCDHĐ; thứ hai là chọn ĐPCDHĐ ngay.

Một phần của tài liệu Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)