- ĐPCDHĐDS sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng là trường hợp sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà hợp đồng không được thực hiện
3.1.4. Về vấn đề thông báo trong đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
Đối với vi phạm hợp đồng không nghiêm trọng, chúng ta không nên cho phép ĐPCDHĐ; và ở đây, việc cho phép bên bị vi phạm đòi BTTH là đủ.
3.1.3. Về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trước khi hết thời hạn thực hiện thời hạn thực hiện
Trong phần liên quan đến hợp đồng, chúng ta không thấy BLDS năm 2005 cho phép một bên ĐPCDHĐ trước khi hết thời hạn thực hiện khi thấy rõ bên kia sẽ vi phạm hợp đồng hoặc gặp các hoàn cảnh khó khăn. Đó là bất cập thể hiện sự lạc hậu vì:
- Không công bằng khi một bên không được ĐPCDHĐ khi biết chắc là vì lý do khách quan việc thực hiện tiếp sẽ gây bất lợi cho họ hay bên kia sẽ không thực hiện hợp đồng.
- Không hợp lý trong việc bảo vệ quyền lợi cho chủ thể khi họ không được ĐPCDHĐ trong trường bên kia sẽ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng có lợi về kinh tế.
3.1.4. Về vấn đề thông báo trong đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hợp đồng
Khái niệm và các hình thức thông báo ĐPCDHĐ chưa có quy định cụ thể. Thời hạn báo trước được quy định ở một số HĐDS có nhiều bất cập: có quy định nêu rõ thời hạn nhưng lại không hợp lý như: Khoản 3 Điều 498 quy định: "Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà phải báo cho bên kia biết trước một tháng, nếu không có thoả thuận khác" [27]. Quy định này chỉ đúng với trường hợp bên cho thuê nhà ĐPCDHĐ, đưa ra thời hạn thông báo để bên thuê nhà biết và chuẩn bị nơi ở mới; còn bên thuê nhà chỉ cần đưa ra thông báo đột xuất với hiệu ứng tức thì như là một chế tài với bên
kia. Một số quy định thời hạn báo trước là "một thời gian hợp lý" là chung chung, chưa rõ ràng, chưa căn cứ vào tính chất của hợp đồng, ý nghĩa của thời hạn thông báo với từng loại hợp đồng để quy định thời gian này, ví dụ: ngay lập tức, 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng….
BLDS năm 2005 cũng chưa quy định rõ trong thời hạn thông báo chấm dứt hợp đồng thì các bên có thực hiện tiếp nghĩa vụ của hợp đồng hay không. Với ĐPCDHĐ khi có sự vi phạm của bên đối tác và ĐPCDHĐ khi không có sự vi phạm của bên đối tác phải có quy định khác nhau về việc có tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nữa không kể từ khi bên có quyền ĐPCDHĐ thông báo.