So sánh đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự với đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 (Trang 31)

- ĐPCDHĐDS sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng là trường hợp sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà hợp đồng không được thực hiện

1.6. So sánh đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự với đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng lao động

đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng lao động

BLDS năm 2005 với các quy định về HĐDS cùng với các quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 thay thế cho các quy định về hợp đồng kinh tế theo Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 (hết hiệu lực từ ngày 01/01/2006). "Bằng việc chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989, các quy định về hợp đồng sẽ tuân thủ theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005" [31, tr. 21]. Từ thời điểm 01/01/2006 (BLDS năm 2005 có hiệu lực), không còn sự phân biệt giữa hai loại hợp đồng kinh tế - dân sự.

Vấn đề ĐPCDHĐDS hiện được quy định trong BLDS năm 2005 được áp dụng cho cả hợp đồng kinh tế và HĐDS theo quan điểm trước khi BLDS năm 2005 ra đời. Do vậy, luận văn không so sánh ĐPCDHĐDS với ĐPCDHĐ kinh tế mà so sánh với ĐPCDHĐLĐ, vốn được quy định khá chi tiết và có nhiều khác biệt tại BLLĐ năm 1994.

1.6.1.Giống nhau

- Đều là việc kết thúc thực hiện hợp đồng đã giao kết khi hợp đồng chưa hoàn thành.

- Đều thể hiện quyền ĐPCDHĐ, tức là đều thể hiện ý chí của một bên chủ thể trong việc kết thúc thực hiện hợp đồng khi hợp đồng còn chưa hoàn thành.

- Quyền ĐPCDHĐ có được đều do sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định. Tuy BLLĐ năm 1994 không có quy định cụ thể về ĐPCDHĐLĐ theo thỏa thuận nhưng căn cứ vào khoản 3 Điều 36 BLLĐ về "hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng" để xác định rằng hai bên có thể thỏa thuận về việc một bên ĐPCDHĐ nếu "có vấn đề" và sự thỏa thuận này nêu trong hợp đồng lao động, còn việc ĐPCDHĐDS theo thỏa thuận thì luận văn đã nêu ở mục 1.4. ĐPCDHĐLĐ và ĐPCDHĐDS còn do pháp luật quy định tại Điều 37 BLLĐ năm 1994 và Điều 426 BLDS năm 2005.

- Cả hai loại ĐPCDHĐ này đều có thể do lỗi của một bên trong hợp đồng hoặc không do lỗi của bên nào nhưng có lý do khách quan khiến một bên phải đề nghị ĐPCDHĐ.

- Để được chấm dứt hợp đồng, với cả hai loại hợp đồng này, bên ĐPCDHĐ đều phải thông báo về việc chấm dứt hợp đồng cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng. Nếu vi phạm về việc thông báo thì phải BTTH.

- Bên ĐPCDHĐ đều có thể phải bồi thường cho bên kia. Với ĐPCDHĐDS thì đó là bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt phải BTTH còn với ĐPCDHĐLĐ thì bên ĐPCDHĐ trái pháp luật phải bồi thường cho bên kia, bên người lao động ĐPCDHĐ phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có), bên ĐPCDHĐLĐ đúng pháp luật nhưng vi phạm quy định về thời hạn báo trước cũng phải bồi thường.

- Các bên của hợp đồng đều không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ sau khi hợp đồng chấm dứt và đều phải thanh toán cho nhau phần nghĩa vụ đã được thực hiện (nếu có). Điều 43 BLLĐ năm 1994 quy định: "Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên" [23],

mà quyền lợi của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia. Đối với ĐPCDHĐDS, cả trường hợp một bên nào đó có lỗi hay không bên nào có lỗi thì khi HĐDS chấm dứt các bên cũng đều phải thanh toán cho nhau phần nghĩa vụ đã được thực hiện.

1.6.2. Khác nhau

- Về đối tượng ĐPCD: với ĐPCDHĐDS có đối tượng là HĐDS (gồm cả hợp đồng kinh tế theo quan niệm trước đây) còn ĐPCDHĐLĐ có đối tượng là HĐLĐ.

- Về quy phạm pháp luật áp dụng: ĐPCDHĐDS áp dụng quy định của

luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Thương mại… còn ĐPCDHĐLĐ áp dụng quy định của Bộ luật Lao động (BLLĐ).

- Về bên ĐPCDHĐ và trường hợp được ĐPCDHĐ: với ĐPCDHĐDS

thì BLDS năm 2005 không quy định rõ, đích danh bên nào của hợp đồng được ĐPCDHĐ trong những trường hợp nhất định mà chỉ quy định (còn khái quát) trong các điều về các HĐDS. Trong khi đó BLLĐ quy định cụ thể đích danh từng bên trong hợp đồng lao động (người lao động và người sử dụng lao động) được ĐPCDHĐ trong những trường hợp cụ thể tại các Điều 37, 38,39 và 41 BLLĐ.

- Về việc từ bỏ ĐPCDHĐ: với ĐPCDHĐDS, việc từ bỏ ĐPCDHĐ không

được quy định trong BLDS trong khi với ĐPCDHĐLĐ việc từ bỏ ĐPCDHĐ quy định tại Điều 40 BLLĐ: "Mỗi bên có thể từ bỏ việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước. Khi hết thời hạn báo trước, mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng lao động" [23].

- Về bên phải bồi thường: với ĐPCDHĐDS, khoản 4, Điều 426 BLDS

năm 2005 quy định: "Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại" [27], còn với ĐPCDHĐLĐ thì bên bồi thường là bên ĐPCDHĐLĐ trái pháp luật quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 BLLĐ năm 1994. Tuy nhiên nếu ở ĐPCDHĐDS gọi là BTTH thì ở ĐPCDHĐ

lao động không gọi là BTTH mà là bồi thường và kể cả người lao động ĐPCDHĐ đúng pháp luật vẫn phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có).

- Về thông báo việc ĐPCDHĐ: với ĐPCDHĐDS, khoản 2 Điều 426 BLDS quy định: "Nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường" [27], còn với ĐPCDHĐLĐ, khoản 4, Điều 41 BLLĐ quy định: "Nếu vi phạm thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường…" [23]. Về thời hạn thông báo (báo trước) thì với ĐPCDHĐDS không quy định rõ và chi tiết trong BLDS còn với ĐPCDHĐLĐ thì quy định rõ từng trường hợp ĐPCDHĐ thời hạn báo trước là bao nhiêu.

- Về thời hạn thanh toán quyền lợi, nghĩa vụ sau khi hợp đồng bị chấm dứt: với ĐPCDHĐDS thì bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần hợp đồng đã được thực hiện nhưng thời hạn chưa được quy định rõ trong BLDS năm 2005 còn với ĐPCDHĐLĐ thì thời hạn thanh toán quy định rõ là bảy ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, trường hợp đặc biệt thì không quá 30 ngày (Điều 43 BLLĐ).

Một phần của tài liệu Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)