- ĐPCDHĐDS sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng là trường hợp sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà hợp đồng không được thực hiện
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự về đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng
CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Qua những nội dung đã trình bày, đánh giá tại chương 1 và chương 2 của luận văn, tác giả muốn chỉ ra rằng mặc dù những quy định của BLDS năm 2005 về ĐPCDHĐ đã đầy đủ và hợp lý hơn so với các văn bản pháp luật trước đó, tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho các chủ thể áp dụng trong quá trình quan hệ hợp đồng và các cơ quan chức năng áp dụng giải quyết những vụ việc được yêu cầu. Tuy nhiên, thực trạng quy định và áp dụng pháp luật về ĐPCDHĐDS vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Từ những lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng tại chương 2, sau đây tác giả luận văn xin trình bày phương hướng hoàn thiện những vấn đề này.
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự về đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng về đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng
Thực tế cho thấy, với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì quan hệ HĐDS cũng ngày càng đa dạng, rộng mở, đặc biệt là sau khi hợp nhất các loại hợp đồng kinh tế - thương mại - dân sự từ khi BLDS năm 2005 có hiệu lực. Khi soạn thảo hợp đồng, các chủ thể dựa trên quy định của pháp luật dân sự và thực tế nhu cầu, khả năng, tình hình của họ để thoả thuận nội dung của HĐDS. Tuy nhiên, "cần phải nhìn nhận hợp đồng không phải là một giá trị bất biến mà nó là một công cụ linh hoạt, uyển chuyển. Quá trình thực hiện hợp đồng có thể phát sinh những tình tiết mà các bên cần phải xem xét" [9, tr. 19]. Vì thế, "trên thực tế khi ký hợp đồng, các bên không thể tiên liệu trước được tất cả các tình huống vi phạm hợp đồng dẫn tới quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng" [10]. không phải chủ thể nào cũng nắm vững và vận
dụng hợp lý các quy định của pháp luật dân sự trong giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng và họ cũng khó dự liệu hết những diễn biến tình hình xảy ra nên những thoả thuận về ĐPCDHĐ thường thiếu và không hợp lý, thậm chí nhiều hợp đồng còn không có thoả thuận về ĐPCDHĐ. Vì thế khi có những vấn đề phát sinh một bên muốn chấm dứt hợp đồng gặp ít nhiều khó khăn, nhiều vụ việc dẫn đến tranh chấp phức tạp phải yêu cầu TAND giải quyết vừa tốn kém thời gian, tiền của mà có khi không thuyết phục.
Trong khi đó, thực trạng quy định của pháp luật về ĐPCDHĐDS cũng có nhiều bất cập. Mặc dù ở nước ta, việc điều chỉnh quan hệ HĐDS bằng pháp luật đã diễn ra từ lâu, song nó chỉ được hoàn thiện hơn và phát triển mạnh khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chỉ tính từ năm 1989 đến nay Nhà nước đã quan tâm ban hành nhiều văn bản luật như: Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989, Pháp lệnh HĐDS năm 1991, BLDS năm 1995, Luật Thương mại 1997, Luật Thương mại năm 2005, BLDS năm 2005…cũng như nhiều văn bản dưới luật như nghị định, thông tư để điều chỉnh các quan hệ HĐDS nói chung và ĐPCDHĐDS nói riêng. Tuy nhiên, do có những hạn chế về mặt khách quan, chủ quan mà những văn bản pháp luật đó chưa thực sự mang tính "chuẩn mực", quy định về ĐPCDHĐDS còn nhiều bất cập, thiếu hợp lý. Đó là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thiếu sót, trục trặc, tranh chấp trong việc thoả thuận và thực hiện việc ĐPCDHĐ ở rất nhiều HĐDS cũng như việc áp dụng pháp luật giải quyết những vấn đề liên quan đến ĐPCDHDDS.
Vì thế, hoàn thiện các quy định của pháp luật về HĐDS nói chung và ĐPCDHĐDS nói riêng là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các các quan lập pháp. Sau đây là những bất cập của pháp luật về ĐPCDHĐDS mà luận văn đã phân tích, tìm ra tại chương 1 và chương 2 cần hoàn thiện: