- ĐPCDHĐDS sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng là trường hợp sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà hợp đồng không được thực hiện
1.8.1. Với đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự khi có sự vi phạm của bên đối tác
sự vi phạm của bên đối tác
1.8.1.1. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng
NVDS được phát sinh khi các chủ thể thiết lập với nhau một HĐDS. Do đó, khi HĐDS chấm dứt là căn cứ chấm dứt NVDS. Thông thường đối với HĐDS, khi giao kết hợp đồng các bên đều mong muốn đạt được mục đích, lợi ích nhất định thông qua việc thực hiện toàn bộ nghĩa vụ theo yêu cầu của bên
có quyền. Nhưng bên có nghĩa vụ đã có sự vi phạm nghiêm trọng về thực hiện nghĩa vụ, dẫn đến ĐPCDHĐ. Thực chất việc ĐPCDHĐ là chấm dứt hành vi tiếp tục vi phạm nghĩa vụ, chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, nếu có vi phạm nghĩa vụ thì không thể kéo dài hơn nữa.
1.8.1.2. Các bên thanh toán cho nhau phần nghĩa vụ đã được thực hiện
Khi ĐPCDHĐ, bên có nghĩa vụ chưa hoàn thành nghĩa vụ, quyền và lợi ích của các bên chưa đạt được. Tuy nhiên, phần hợp đồng được thực hiện trước khi chấm dứt vẫn có hiệu lực pháp luật, vì vậy bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán cho mình phần nghĩa vụ đã thực hiện.
1.8.1.3. Bên vi phạm hợp đồng hay bên bị yêu cầu chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm hay bên đưa ra yêu cầu chấm dứt hợp đồng
NVDS là một quan hệ pháp lý giữa trái chủ và người thụ trái xác định, tại đó người thụ trái bị pháp luật cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ. Việc vi phạm NVDS được xem như vi phạm pháp luật. Khoản 4, Điều 426 BLDS năm 2005 quy định: "Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại" [27]. Hợp đồng sẽ được thực hiện bình thường, quyền và lợi ích của các bên được đảm bảo nếu bên có nghĩa vụ tuân theo các nguyên tắc thực hiện HĐDS quy định tại Điều 412 BLDS năm 2005:
1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác; 2. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; 3. Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác [27].
Khi bên có nghĩa vụ đã vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ dẫn đến quyền và lợi ích của bên có quyền không được đảm bảo, hợp đồng bị chấm dứt. Để ít nhiều bảo đảm lợi ích cho bên bị xâm phạm, bên vi phạm hợp đồng
(chính là bên có lỗi để hợp đồng bị chấm dứt) phải BTTH, việc bồi thường ở đây là bắt buộc.