Đơn phương chấm dức thực hiện hợp đồng dân sự do có sự vi phạm của bên đối tác

Một phần của tài liệu Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 (Trang 34)

- ĐPCDHĐDS sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng là trường hợp sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà hợp đồng không được thực hiện

1.7.1.Đơn phương chấm dức thực hiện hợp đồng dân sự do có sự vi phạm của bên đối tác

phạm của bên đối tác

Một bên chủ thể thể hiện ý chí chấm dứt hợp đồng "nửa chừng" vì bên đối tác có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Đây là loại ĐPCDHĐDS chủ yếu, bao gồm:

1.7.1.1. Thực hiện nghĩa vụ không đúng thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật

Thời hạn thực hiện NVDS là một thời điểm hay một khoảng thời gian nhất định mà trong thời điểm hoặc khoảng thời gian đó người có nghĩa vụ phải hoàn thành nghĩa vụ của mình nhằm thỏa mãn lợi ích của bên có quyền.

Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của HĐDS cũng như điều kiện, hoàn cảnh của mình mà các bên có thể thỏa thuận về thời hạn thực hiện NVDS. Khi thời hạn đã được xác định theo thoả thuận thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn đó. Việc thực hiện NVDS đúng thời hạn của người có nghĩa vụ có ý nghĩa thoả mãn kịp thời những nhu cầu về vật chất và tinh thần của người có quyền. BLDS năm 2005 có một số quy định về ĐPCDHĐ với một số HĐDS thông dụng do có vi phạm thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng như: Điều 489 về trả tiền thuê tài sản; điểm a, khoản 1, Điều 498 về ĐPCDHĐ thuê nhà ở; khoản 1 Điều 474 về hợp đồng vay tài sản; khoản 1, Điều 555 về chậm giao, chậm nhận sản phẩm gia công, Điều 709 về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất.

Ở tất cả các quy định trên, thời hạn thực hiện nghĩa vụ được nêu ra là điều kiện để cho phép một bên được ĐPCDHĐ khi bên kia không thực hiện nghĩa vụ đúng theo thời hạn đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

1.7.1.2.Vi phạm về địa điểm thực hiện hợp đồng

Địa điểm thực hiện hợp đồng là nơi các bên thỏa thuận để bên có nghĩa vụ thực hiện tại đó. Địa điểm thực hiện hợp đồng, đặc biệt là địa điểm giao nhận đối tượng của hợp đồng là một nội dung quan trọng trong hợp đồng vì nó liên quan đến vấn đề chuyển rủi ro, liên quan đến chi phí vận chuyển,… Vi phạm về địa điểm thực hiện hợp đồng của bên đối tác trong nhiều trường hợp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên chủ thể hợp đồng kia và bên bị ảnh hưởng quyền lợi có quyền ĐPCDHĐ nếu như có thoả thuận hay pháp luật có quy định. BLDS năm 2005 có một số quy định về ĐPCDHĐ khi có vi phạm

địa điểm thực hiện hợp đồng như: khoản 2 Điều 534 quy định về ĐPCDHĐ vận chuyển hành khách; Điều 550 quy định quyền của bên đặt gia công trong hợp đồng gia công.

1.7.1.3. Vi phạm do không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc

Khi đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng, từ phía người có thẩm quyền bao giờ cũng đánh giá trên hai góc độ: người có nghĩa vụ đã thực hiện những hành vi hai bên cam kết chưa? Nếu có, thì đã thực hiện như thế nào và có đúng không? Góc độ thứ nhất là nói về việc thực hiện những hành vi (hoặc không được thực hiện những hành vi) thuộc đối tượng của hợp đồng - hay còn gọi là việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế (có thực hiện nghĩa vụ hay không?). Góc độ thứ hai là nói về "chất lượng" thực hiện nghĩa vụ đến đâu (bên có nghĩa vụ có thực hiện nghĩa vụ nhưng thực hiện nghĩa vụ như thế nào, tuân thủ đúng hay không đúng các điều kiện về nghĩa vụ mà hai bên đã thỏa thuận (hoặc pháp luật có quy định) như: điều kiện về đối tượng, điều kiện về địa điểm, điều kiện về thời hạn, điều kiện về phương thức thực hiện... Nếu tuân thủ đúng các điều kiện này, bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ và đồng thời thực hiện đúng nghĩa vụ. Ngược lại, nếu các điều kiện về nghĩa vụ không được tuân thủ nghiêm ngặt, bên có nghĩa vụ dù đã thực hiện những hành vi thuộc đối tượng của hợp đồng vẫn sẽ bị coi là thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong BLDS năm 2005 có các quy định về ĐPCDHĐ nếu có vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ sau:

- Điều 485 về nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê.

- Điều 486 về nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê.

- Điều 498 về ĐPCDHĐ thuê nhà ở.

- Điều 507 về khai thác tài sản thuê khoán.

- Khoản 1, Điều 534 về ĐPCDHĐ vận chuyển hành khách.

- Điều 521 về quyền của bên thuê dịch vụ.

- Điều 550 về quyền của bên đặt gia công.

- Khoản 2, Điều 706 về quyền của bên cho thuê quyền sử dụng đất.

1.7.1.4.Vi phạm về giá, phương thức thanh toán

Giá, phương thức thanh toán là những nội dung quan trọng của nhiều HĐDS; chúng phải theo đúng thoả thuận khi giao kết hợp đồng. Nếu một bên không theo đúng thoả thuận thì bên kia có thể ĐPCDHĐ như quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 498 BLDS năm 2005 về ĐPCDHĐ thuê nhà ở.

1.7.1.5. Vi phạm đạo đức xã hội, an ninh trật tự khi thực hiện hợp đồng

Các bên có quyền tự do giao kết hợp đồng, tuy nhiên sự tự do ý chí phải nằm trong một khuôn khổ nhất định. Bên cạnh việc chú ý đến quyền lợi của mình, các bên phải hướng tới việc bảo đảm quyền lợi của những người khác cũng như lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy tự do của mỗi chủ thể phải không được trái pháp luật, đạo đức xã hội, tôn trọng lợi ích của cộng đồng. Điều 498 BLDS năm 2005 về ĐPCDHĐ thuê nhà ở và khoản 1 Điều 534 về ĐPCDHĐ vận chuyển hành khách có quy định về vấn đề này.

1.7.1.6. Vi phạm sự thiện chí, hợp tác, trung thực khi thực hiện hợp đồng

HĐDS là sự thỏa thuận trên cơ sở thiện chí, hợp tác, tự nguyện, trung thực. Nếu vi phạm điều đó, coi như vi phạm hợp đồng và một bên có quyền ĐPCDHĐ. Điều 573 BLDS năm 2005 về nghĩa vụ thông tin của bên mua bảo hiểm có quy định về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 (Trang 34)