Quy định về trình tự đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự

Một phần của tài liệu Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 (Trang 81)

- ĐPCDHĐDS sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng là trường hợp sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà hợp đồng không được thực hiện

2.1.6. Quy định về trình tự đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự

đồng dân sự

Các khoản 2, 3 và 4 Điều 426 BLDS năm 2005 quy định khái quát về trình tự ĐPCDHĐDS:

…2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông

báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. 4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện phải bồi thường thiệt hại [27].

Tại các quy định về ĐPCDHĐDS cụ thể có một số quy định về việc thông báo hay yêu cầu BTTH nhưng đều chưa quy định cụ thể về trình tự ĐPCDHĐ. Theo các khoản trên thì chúng ta có thể thấy khái quát trình tự ĐPCDHĐ: bên có quyền ĐPCDHĐ phải thông báo ngay cho bên kia biết việc ĐPCDHĐ, khi bên kia nhận được thông báo đó thì hợp đồng chấm dứt, từ thời điểm này các bên không phải thực hiện nghĩa vụ nữa và phần nghĩa vụ đã thực hiện của bên này thì được bên kia thanh toán và nếu bên nào có lỗi trong việc ĐPCDHĐ thì BTTH cho bên kia. Những bất cập của quy định về thông báo và BTTH đã được luận văn đề cập ở các mục 2.1.2.5 và 2.1.2.6, quy định của BLDS năm 2005 về nhận thông báo của bên bị chấm dứt hợp đồng còn chưa rõ. Mục đích của bên có quyền ĐPCDHĐ chỉ đạt được khi bên còn lại biết được ý định của họ, tức là nhận được thông tin về việc chấm dứt hợp

đồng. Chỉ khi nhận được thông tin này thì bên vi phạm mới không tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa. Khoản 3, Điều 426 BLDS năm 2005 quy định: "Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt" [27]. Bên cạnh đó, Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế quy định: "Một thông báo có hiệu lực khi nó đến bên nhận" [21, Điều 1.10]. Thông báo chấm dứt hợp đồng của bên có quyền ĐPCDHĐ chỉ có hiệu lực khi nó đến bên nhận, tức là bên vi phạm hợp đồng. Vậy việc đến bên nhận là đến tận tay người nhận hay căn cứ theo dấu của bưu điện nơi đến. Quy định này của Bộ nguyên tắc UNIDROIT khẳng định chắc chắn rằng nghĩa vụ thông báo và đảm bảo thông báo đến tay bên kia về việc chấm dứt hợp đồng của bên có quyền này là bắt buộc, nếu không thực hiện nghĩa vụ này thì họ đương nhiên bị mất quyền được chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp ĐPCDHĐ có sự vi phạm của bên đối tác, thường là thông báo đột xuất, có hiệu lực ngay lập tức nên vấn đề nhận được thông báo có ý nghĩa quan trọng đối với bên có quyền, thường là họ sẽ thông báo trực tiếp tới bên vi phạm. Trong trường hợp ĐPCDHĐ không có vi phạm của đối tác thì khi bên đối tác nhận được thông báo về việc chấm dứt hợp đồng sau một thời hạn bên có quyền ĐPCDHĐ đưa ra, hợp đồng sẽ được chấm dứt và các bên tiến hành thanh lý hợp đồng.

Một phần của tài liệu Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)