I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Tiết 11: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (Tiếp theo) Soạn: 4/11/
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS hiểu như thế nào là năng động sáng tạo và vì sao cần phải năng động sáng tạo. 2.Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo.
3.Thái độ: Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
II.Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. - Kĩ năng đặt mục tiêu.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp tổ chức trò chơi; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV GDCD lớp 9, giáo án
Tranh ảnh, câu chuyện về: Năng động, sáng tạo.
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
V.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số biểu hiện của tính năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày
- Qua câu truyện về Êđixon và Lê Thái Hoàng, em học tập được gì? 2.Giới thiệu bài mới:
GV: Năng động – sáng tạo thể hiện ở mọi khía cạnh khác nhau của cuộc sống? Vậy năng động, sáng tạo là gì? Năng động, sáng tạo mang lại ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Phần tiếp theo của bài học.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học
H: Qua truyện đọc và qua thực tế, em hiểu như thế nào là năng động, sáng tạo?
- GV: Đọc câu thành ngữ của Nguyễn Thái Học: “Đường đi khó...ngại núi, e sông”
H: Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Cho ví dụ liên hệ?
- GV: GD học sinh kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp
I. Nội dung bài học: 1/ Khái niệm:
a/ Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám
làm.