Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Hình thức của di chúc theo quy định của bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 82)

chúc trong giai đoạn hiện nay

Một là, sửa đổi những bất cập trong việc công chứng di chúc miệng. Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự quy định về hình thức di chúc miệng như sau: trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa di bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Và di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì di chúc miệng chỉ được lập trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đó là tính mạng của người để lại di chúc bị đe dọa, được hiểu là người di chúc không còn khả năng hoặc không thể lập di chúc bằng văn bản. Và nếu sau một thời gian, do pháp luật quy định mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn sáng suốt thì di chúc miệng đó mặc nhiên vô hiệu.

Luật Công chứng được Quốc hội thông qua ngày 29.11.2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2007 quy định rất cụ thể về thủ tục công chứng. Điều 48 Luật công chứng có quy định về công chứng di chúc người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác công chứng di chúc… Quy định này của Luật công chứng chỉ đúng với trường hợp thực hiện công chứng đối với di chúc được lập thành văn bản. Còn đối với di chúc miệng thì người di chúc đã trong hoàn cảnh đặc biệt bị cái chết đe dọa thì không thể tự mình yêu cầu công chứng được. Nếu buộc người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc thì không còn tồn tại loại hình di chúc miệng nữa. Vì, nếu người để lại di chúc miệng có thể tự mình yêu cầu công chứng thì trong mọi trường hợp ý chí đó sẽ được công chứng viên ghi

chép lại, có nghĩa là đều được thể hiện bằng văn bản, và thực hiện công chứng đối với văn bản được thành lập theo cách như vậy.

Nhưng pháp luật dân sự đã quy định đối với trường hợp để lại di chúc miệng: phải trước mặt hai người làm chứng và những lời di chúc đó sẽ được

ghi chép lạicông chứng trong thời hạn năm ngày, sau thời hạn này di chúc mới được coi là hợp pháp. Hai người làm chứng sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc thể hiện ý chí cuối cùng của người di chúc. Như vậy, có thể thấy rằng với quy định trên, Luật Công chứng đã phủ nhận hoàn toàn tính hợp pháp của loại hình di chúc miệng và, với quy định đó thì chỉ tồn tại duy nhất một loại hình di chúc, đó là di chúc bằng văn bản.

Từ những phân tích trên cho thấy, giữa các luật quy định về cùng một nội dung đã xảy ra những sự mâu thuẫn với nhau. Theo chúng tôi, bất cập giữa Luật công chứng và BLDS về công chứng di chúc cần phải được tháo gỡ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người làm chứng di chúc miệng được công chứng, người làm chứng di chúc miệng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của di chúc miệng được công chứng.

Hai là, cần hướng dẫn cụ thể hơn về việc lập di chúc chung của vợ chồng

Có thể thấy, pháp luật hiện hành vẫn chưa có giải pháp nào để giải quyết tốt các vấn đề pháp lý phức tạp được đặt ra đối việc lập, sửa đổi, huỷ bỏ di chúc chung và xác định hiệu lực thực thi của di chúc chung. Bản chất của di chúc vốn là giao dịch pháp lý đơn phương của cá nhân, không thể có sự thể hiện ý chí của nhiều cá nhân trong việc lập di chúc. Nếu thừa nhận di chúc chung, pháp luật có thể đạt được mục đích tốt đẹp là hướng các bên trong quan hệ thừa kế cần quan tâm hơn việc tăng cường tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình. Nhưng không nên nhầm lẫn việc tăng cường đoàn kết trong gia đình với việc phải cùng nhau lập di chúc chung. Chưa kể việc lập di chúc chung xong rồi lại bất đồng trong việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung; hay sau khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, nhưng người

thừa kế hợp pháp không thể xin phân chia di sản thừa kế hoặc chia thừa kế bắt buộc… thì có thể còn tạo hiệu ứng ngược. Bởi thế, không nên thừa nhận loại hình di chúc chung của vợ chồng và cần quy định minh thị trong BLDS.

Việc bảo đảm quyền lợi thừa kế của gia đình và của người thân thích không thể trông đợi vào việc lập di chúc chung, mà đã có các giải pháp khác hữu hiệu hơn, như thừa kế bắt buộc, tước quyền thừa kế, thừa kế thế vị, thừa kế theo các hàng thừa kế…Trường hợp không thể bãi bỏ các qui định về di chúc chung trong luật thực định, thì cần có những thay đổi toàn diện về vấn đề này trong BLDS 2005.

Dường như kiến nghị bãi bỏ qui định di chúc chung của vợ, chồng là không khả thi, vì đây là một thực tiễn pháp lý và tục lệ, đã tồn tại từ lâu trong xã hội Việt Nam. Vấn đề cần thiết hiện nay là, làm sao vẫn duy trì di chúc chung nhưng phải hạn chế tối đa những rắc rối, phức tạp do loại hình di chúc này mang lại. Bởi thế, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau đây phục vụ cho việc nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật có liên quan tới di chúc chung của vợ, chồng:

a) Cần phải tách vấn đề di chúc chung của vợ chồng ra khỏi di chúc của cá nhân và thiếtkế thành một mục riêng trong chương thừa kế theo di chúc

Như đã phân tích trên, tuy di chúc chung của vợ chồng cũng là một loại di chúc được lập, sửa đổi, bổ sung và phát sinh hiệu lực gần giống như một di chúc thông thường. Nhưng di chúc chung còn có những đặc thù: (i) do hai ý chí cá nhân cùng tham gia định đoạt dựa trên mối quan hệ hôn nhân đang còn hiệu lực; (ii) dùng để định đoạt khối tài sản chung của vợ chồng; (iii) có hiệu lực không đồng thời với thời điểm mở thừa kế của bên chết trước… do đó, cần phải được qui định thành một mục riêng; hoặc chí ít, cũng cần phải định rõ những ngoại lệ của di chúc chung so với di chúc cá nhân, trong các điều luật tương ứng qui định về di chúc cá nhân.

b) Nội dung của mục lập di chúc chung của vợ chồng cần phải làm rõ các vấn đề sau đây:

+ Qui định quyền lập di chúc chung của vợ chồng, khi hôn nhân đang còn tồn tại, phải tuân thủ các qui định chung về năng lực lập di chúc, các yêu cầu để di chúc có hiệu lực cũng tương tự như di chúc của cá nhân;

+ Qui định về hình thức bắt buộc mà di chúc chung phải tuân thủ. Chỉ nên lập di chúc chung bằng thể thức văn bản có người làm chứng (nếu cả hai đủ điều kiện minh mẫn, sáng suốt, không thuộc trường hợp mù chữ hoặc bị khiếm khuyết thể chất liên quan tới chức năng lập, kiểm tra nội dung di chúc); hoặc văn bản công chứng, chứng thực.

+ Qui định quyền được sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của một bên, khi vợ chồng còn sống, vẫn phải có sự đồng ý của vợ, chồng. Nhưng nếu một bên cần sửa đổi mà bên kia nhất quyết không đồng ý hoặc không thể biểu lộ ý chí một cách tự nguyện, thì người kia có quyền tự lập di chúc cá nhân hoặc có quyền sửa đổi, bổ sung một phần di chúc chung trong phạm vi phần tài sản của mình. Điều này làm cho các bên vợ, chồng luôn phải tìm thấy sự đồng thuận, kể cả trong việc lập hay sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung; đồng thời cũng nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa quyền lợi cá nhân với quyền lợi chung của vợ, chồng trong việc lập di chúc chung. Người ta không thể bị bắt buộc phải lập di chúc chung và càng không thể bị bắt buộc phải giữ nguyên nội dung di chúc chung đã lập, khi không tìm thấy sự đồng thuận ở người bạn đời của mình trong việc sửa đổi, bổ sung di chúc chung. Cũng cần nói thêm rằng, khi các bên còn sống, di chúc chung vẫn chưa có hiệu lực, và người ta vẫn có nhiều cách để làm mất hiệu lực của di chúc chung, mà không cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hay huỷ bỏ di chúc chung đó.

+ Luật cần dự liệu các căn cứ cụ thể làm chấm dứt di chúc chung của vợ chồng một cách đương nhiên, nhằm tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để giải quyết các trường hợp tương ứng, tránh gây ra sự lúng túng, thiếu nhất quán hoặc những tranh cãi không cần thiết, khi các bên liên quan tiến hành phân chia di sản dựa trên di chúc chung của vợ - chồng.

+ Cần phải dung hòa giữa quyền của vợ, chồng trong việc lập di chúc chung với lợi ích chính đáng của những người thừa kế của vợ hay chồng. Thừa nhận thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng là thời điểm bên sau cùng chết, nhưng cũng cho phép những người thừa kế hợp pháp của người vợ hay chồng chết trước có quyền xin chia thừa kế đối với phần di sản của vợ, chồng không được định đoạt trong di chúc chung. Đối với phần tài sản đã định đoạt trong di chúc chung thì cho phép các bên thừa kế bắt buộc được nhận phần di sản bắt buộc, nếu việc kéo dài tình trạng không phân chia di sản, theo hiệu lực của di chúc chung, có ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi hợp pháp của họ; đồng thời cần phải xác định rõ trong luật khoảng thời gian mà di sản chưa được phân chia thì được trừ vào thời hiệu khởi kiện thừa kế. Và, việc kéo dài thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc chung sẽ chấm dứt, nếu người còn sống kết hôn với người khác hoặc họ đã lập di chúc khác để thay thế, huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung di chúc chung liên quan tới phần tài sản của họ trong tài sản chung, mà việc đó ảnh hưởng tới sự tồn tại của di chúc chung hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản chung của vợ chồng.

c) Cần có các biện pháp để áp dụng quy định về hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng

Xét về mặt hiệu lực, di chúc chỉ thi hành kể từ thời điểm mở thừa kế, thời điểm người để lại di sản chết hoặc được xác định là đã chết theo bản án tuyên bố người đó chết có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại Điều 668 BLDS, dường như các nhà làm luật chỉ chú tâm vào thời điểm có hiệu lực của di chúc chung đó mà không quan tâm đến tính hiện thực và nguyên tắc pháp luật thừa kế, đồng thời không có sự cá biệt hoá từng chủ thể là vợ hoặc chồng đã cùng lập di chúc chung.

Tuy nhiên trên thực tế, một số cặp vợ chồng lập di chúc chung, nhưng sau đó hoặc là người vợ chết trước hoặc là người chồng chết trước thì việc chia di sản của người chết trước có thể do những người có quyền thừa kế yêu cầu, khi họ không thoả thuận được, bên cạnh đó về mặt tâm lý, những người

thừa kế theo di chúc cũng không thể chờ đợi lâu để được chia di sản. Do vậy, theo chúng tôi cần quy định cụ thể thủ tục giải quyết di sản thừa kế theo di chúc chung của vợ chồng trong trường hợp người được hưởng thừa kế có yêu cầu.

Tóm lại, giữa hai quan điểm được phân tích ở trên thì quan điểm muốn giữ lại các quy định liên quan đến di chúc chung của vợ chồng đang chiếm ưu thế do tục lệ, thực tiễn pháp lý và thực tế đời sống đang đặt ra nhu cầu có pháp luật điều chỉnh việc vợ, chồng muốn cùng nhau lập di chúc chung. Qua nghiên cứu vấn đề trên cũng cho thấy, di chúc chung của vợ, chồng hoàn toàn không phải là vấn đề đơn giản. Pháp luật thực định chỉ dùng một hai điều luật ngắn để điều chỉnh vấn đề này, rõ ràng là chưa tương xứng và không đủ mức độ điều chỉnh cần thiết. Đó sẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bất cập và thiếu nhất quán trong việc thực thi pháp luật có liên quan đế vấn đề này. Hiện nay, việc kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung qui định về di chúc chung trong BLDS 2005 là quá sớm, nhưng việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này làm tiền đề cho việc sửa đổi, bổ sung BLDS 2005 đã và đang trở thành yêu cầu cấp bách ở nước ta hiện nay.

Ba là, hoàn thiện các quy định về người làm chứng lập di chúc, người viết hộ di chúc

Điều 654 của BLDS quy định phạm vi những người được quyền làm chứng cho việc lập di chúc, theo đó, một trong số ba trường hợp không được làm chứng là: “người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự”.

Chúng tôi cho rằng, việc quy định như Điều 654 vừa thừa lại vừa thiếu. Theo quy định tại Điều 21 của BLDS, thì người không có năng lực hành vi dân sự là người chưa đủ 6 tuổi. Như vậy, người không có năng lực hành vi dân sự chắc chắn chưa đủ 18 tuổi. Hơn nữa, phạm vi người không được làm chứng theo quy định tại Điều 657 không đề cập đến người mất năng lực hành vi dân sự.

Vì vậy, theo chúng tôi, Khoản 3, Điều 654 về những người không được làm chứng cho việc lập di chúc cần quy định lại là: “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự”.

Về phạm vi những người viết hộ cũng cần phải giới hạn như phạm vi những người làm chứng, và cũng cần quy định là những người làm chứng nếu không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết hộ ngay sau khi nghe di chúc miệng, người viết hộ và người làm chứng phải cùng ký tên, điểm chỉ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn là, dưới góc độ pháp luật về hình thức của di chúc, cần có nghiên cứu để quy định di chúc có điều kiện

Hiện nay, pháp luật thừa kế của nước ta không có quy định nào về di chúc có điều kiện mà theo chúng tôi đây là vấn đề cần được nghiên cứu để quy định về di chúc có điều kiện khi sửa đổi BLDS. Hướng nghiên cứu bổ sung quy định này dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn sau đây:

- Di chúc là giao dịch dân sự một bên, nội dung di chúc là ý chí của người lập di chúc, người lập di chúc có toàn quyền định đoạt mà không cần bất kỳ sự thoả thuận nào đối với chủ thể khác. Nói khác đi, người lập di chúc có toàn quyền trong việc quyết định số phận tài sản của mình sau khi chết có thể có hoặc không có kèm theo điều kiện;

- Pháp luật chỉ ràng buộc điều kiện mà người lập di chúc đưa ra là có thể thực hiện được, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;

- Trong thực tiễn hiện nay nhiều người muốn để lại di sản thừa kế của mình cho người khác với mong muốn họ tiếp tục theo đuổi lĩnh vực mà người để lại di chúc khi còn sống chưa làm được hoặc họ không muốn sự nghiệp của mình bị tiêu tan sau khi mình chết, như việc một cá nhân để lại cổ phần của mình tại một công ty nhất định với điều kiện người đó phải là cổ đông của công ty, phải đảm đương chức vụ nhất định tại công ty, hướng sự phát triển của công ty theo ý định của người lập di chúc... hoặc người lập di chúc để lại

Một phần của tài liệu Hình thức của di chúc theo quy định của bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 82)