KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Hình thức của di chúc theo quy định của bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 90 - 92)

Nhu cầu việc lập di chúc để định đoạt tài sản của cá nhân cho người khác sau khi chết là rất lớn trong nhân dân, nhưng việc lập di chúc để định đoạt tài sản của một người thường được thể hiện dưới hình thức miệng (tuyên bố trước gia đình, gia tộc), các di chúc được thể hiện dưới hình thức viết như: di chúc tự lập, di chúc được lập bằng văn bản có người làm chứng hay di chúc được cơ quan có thẩm quyền là các tổ chức hành nghề công chứng soạn thảo và công chứng được lập chưa nhiều.

Trên thực tế, việc xảy ra tranh chấp thừa kế không phải là chuyện hiếm.Việc phân chia tài sản thừa kế bao giờ cũng là vấn đề rất phức tạp, tế nhị và nhạy cảm. Nó phức tạp hơn việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản ở các hình thức khác (mua bán, tặng cho, trao đổi) bởi vì việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản ở các hình thức khác chính là những giao dịch liên quan đến việc định đoạt quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng giữa những người đang còn sống với nhau. Do vậy, nếu có mâu thuẫn hoặc tranh chấp thì họ có thể trực tiếp đối chất với nhau, trong khi đó việc chuyển quyền sở hữu tài sản thừa kế (trong đó có thừa kế theo di chúc) được thực hiện giữa một người đã chết cho một hoặc nhiều người thừa kế còn sống. Vì vậy, tất cả những gì được ghi trong di chúc hợp pháp là căn cứ vật chất để tiến hành các thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế đó.

Mặc dù người lập di chúc có các quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản; chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản song những tranh chấp về xác định tính hợp pháp của di chúc vẫn còn nhiều gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự đoàn kết, trật tự an toàn xã hội.

Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng

nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc, thì coi như không có di chúc và di sản được thừa kế theo pháp luật.

Có thể khẳng định những quy định trong BLDS 2005 là cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lập di chúc của mình.

Những vấn đề được trình bày, luận giải trong Luận văn này cho thấy, hình thức của di chúc có vị trí, vai trò quan trọng trong pháp luật về thừa kế theo di chúc. Hình thức của di chúc có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người thân của người để lại di chúc. Do vậy, cần phải có các biện pháp cụ thể để các quy định này đi vào cuộc sống, tránh những tranh chấp không đáng có, góp phần ổn định trật tự xã hội và xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Hình thức của di chúc theo quy định của bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)