So sánh các quy định pháp luật về hình thức di chúc theo Bộ luật dân sự 1995 và những sửa đổi, bổ sung năm

Một phần của tài liệu Hình thức của di chúc theo quy định của bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 45 - 48)

luật dân sự 1995 và những sửa đổi, bổ sung năm 2005

Trong Bộ luật Dân sự 2005, vấn đề thừa kế theo di chúc được quy định tại Chương XXIII gồm 28 điều, trong đó có 7 điều luật được sửa đổi, bổ sung so với Bộ luật dân sự năm 1995. Ngoài những sửa đổi mang tính kỹ thuật tại khoản 3 Điều 650 và Điều 657, thì một số điều trong chương này đã được sửa đổi cơ bản về mặt nội dung.

Khoản 4 Điều 648 BLDS 2005 qui định về quyền của người lập di chúc cơ bản vẫn giữ nội dung gần giống như Luật cũ, nhưng bỏ đi cụm từ “trong phạm vi di sản”. Phạm vi thực hiện nghĩa vụ tài sản của người thừa kế đã được quy định trong Điều 637 khoản 1 BLDS. Theo đó, những người được hưởng thừa kế “có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Vấn đề là ở chỗ, trường hợp có thỏa thuận khác ở đây cần được hiểu như thế nào? Có nhất thiết phải thể hiện dưới hình thức nhất định mà pháp luật quy định hay không?

Điều đáng lưu ý là, Điều 642 BLDS 2005 lại chỉ cho phép người thừa kế quyền từ chối nhận di sản trong vòng 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế. Theo đó, nếu người thừa kế không có điều kiện để biết nội dung di chúc hoặc không thể thực hiện quyền từ chối đúng thủ tục và trong thời hạn qui định, thì tồn tại khả năng họ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ do người chết để lại, cho dù nghĩa vụ đó có thể lớn hơn di sản khi những nội dung của Điều 637 khoản 1 BLDS thì khi đó người thừa kế có quyền được từ chối nhận di sản thừa kế hay không? Đây là những nội dung cần phải được tiếp tục làm rõ.

Pháp lệnh Thừa kế và BLDS 1995 đã rất thành công trong việc xóa bỏ tục lệ lạc hậu phong kiến “phụ trái, tử hoàn”4. Thiết nghĩ luật không nên buộc người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại vượt quá phần di sản mà họ được nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận.

Thứ hai, đối với qui định về di chúc miệng

Khoản 2 của Điều 651 Bộ luật năm 2005 quy định: “sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ”. Trong điều này đã bổ sung thêm hai từ “mặc nhiên” so với BLDS năm 1995 làm cho Điều luật trở nên rõ nghĩa hơn. Theo Luật cũ, di chúc miệng sẽ bị hủy bỏ sau ba tháng kể từ ngày lập mà người lập di chúc vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn, sáng suốt. Tuy nhiên BLDS năm 1995 không qui định thủ tục để hủy bỏ và ai có quyền tuyên bố hủy bỏ di

chúc miệng đó. Việc bổ sung này nhằm làm rõ điều kiện để một di chúc miệng được huỷ bỏ và không có giá trị pháp lý.

Thứ ba, về điều kiện để công nhận di chúc hợp pháp

Điều 652 BLDS 2005 có một bổ sung rất quan trọng: “Trong thời hạn

năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”. Như vậy, BLDS 2005 xác định rõ thời gian và điều kiện về hình thức đối với di chúc miệng để được công nhận là di chúc hợp pháp

Pháp lệnh Thừa kế 1990 thừa nhận giá trị của di chúc miệng nhưng không qui định thủ tục ghi chép lại di chúc miệng. Khi tranh tụng tại tòa án, hầu hết các di chúc miệng đều bị Tòa án bác bỏ vì không có cơ sở để tin cậy nếu chỉ dựa vào lời khai đơn phương của một bên nhân chứng hoặc khi các nhân chứng có lời khai mâu thuẫn. Khắc phục bất cập này, BLDS 1995 qui định về thủ tục lập nội dung di chúc miệng là: những người làm chứng “phải ghi chép lại bằng văn bản ngay sau đó”. Nhưng “ngay sau đó” là bao lâu thì không thể xác định được, nên thực tế có nhiều người làm chứng đã để rất lâu sau mới chịu lập văn bản ghi nội dung di chúc miệng. Điều này đã gây ra khó khăn cho tòa án trong việc thẩm định giá trị của di chúc miệng và muốn bác bỏ nó thì cũng thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng.

BLDS 2005 xác định chính xác khoảng thời gian mà người làm chứng phải viết lại nội dung di chúc miệng là “5 ngày, sau khi người di chúc miệng thể ý chí sau cùng”. Việc quy định rõ thủ tục này nhằm bảo đảm độ chính xác và tin cậy hơn, ngăn ngừa sự thể hiện ý chí chủ quan của người làm chứng, tăng cường trách nhiệm của người làm chứng di chúc. Qui định này nhằm ngăn chặn khả năng người làm chứng có thể tự ý sửa chữa, viết lại nhiều lần hay đánh tráo văn bản ghi nội dung di chúc miệng.

Thứ tƣ, về hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng

Điều 668 BLDS 2005 qui định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc thời điểm vợ, chồng cùng chết”.

Qui định này rõ ràng, cụ thể hơn so với qui định tương ứng trong BLDS 1995, vì một di chúc chỉ có thể có một thời điểm có hiệu lực.

Tuy vậy, qui định này, tự thân nó vẫn chứa đựng nhiều bất cập. Liệu một di chúc chung của vợ, chồng có còn duy trì hiệu lực hay không, nếu vợ chồng được tòa án cho ly hôn hoặc được tòa án cho phép chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, sau thời điểm di chúc chung được lập. Theo đó, nhiều câu hỏi phức tạp đặt ra mà không dễ tìm lời giải đáp: người thừa kế hợp pháp của người vợ hay chồng chết trước có được khởi kiện để chia thừa kế của người chết hay không? Nếu thời hiệu khởi kiện thừa kế (10 năm) đã hết, nhưng di chúc vẫn chưa có hiệu lực pháp luật (vì người vợ hay người chồng còn lại vẫn còn sống) thì người thừa kế của người chết trước có được quyền khởi kiện nữa không? Nếu di sản hư hỏng hay giảm sút giá trị thì ai chịu trách nhiệm?…Rõ ràng là, những nội dung trên cần được giải thích để việc nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất.

Thứ năm, về công bố di chúc

Khoản 3 Điều 672 BLDS 2005 bỏ đoạn “bản sao di chúc phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở thừa kế”. Phù hợp với thực trạng pháp luật công chứng, chứng thực hiện nay (do quá tải trong hoạt động công chứng và pháp luật không bắt buộc mọi bản sao đều phải có công chứng), luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực bản sao di chúc. Qui định này tạo điều thuận lợi hơn cho việc công bố di chúc mà vẫn bảo đảm sự minh bạch vì tại khoản 4 của Điều luật đã qui định quyền được đối chiếu bản sao di chúc với bản gốc của nó.

Một phần của tài liệu Hình thức của di chúc theo quy định của bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)