Những hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp về hình thức di chúc

Một phần của tài liệu Hình thức của di chúc theo quy định của bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 67 - 76)

đến nội dung của di chúc không phải là nhỏ.

3.1.2. Những hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp về hình thức di chúc di chúc

Thứ nhất, trong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, các cơ quan nhà nước còn lúng túng trong việc xác định tính hợp pháp của di chúc dẫn đến việc giải quyết không thoả đáng, kéo dài, gây dư luận không tốt trong nhân dân.

Ví dụ như vụ tranh chấp quyền thừa kế tại Tiền Giang giữa bà Nguyễn Thị Kim Hoa (ấp Thạnh Yên, xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) và bà Nguyễn Thị Phương Oanh (trú quán 563t/33 Nguyễn Đình Chiểu, phường 2, quận 3, TP. Hồ Chí Minh) kéo dài từ năm 1999 đến nay… Vừa qua, thêm một lần phán quyết từ Bản án số 49/2008/DSST ngày 26/8/2008 của Tòa sơ thẩm TAND tỉnh Tiền Giang gây nên bức xúc trong dư luận.

Theo nội dung vụ án, ngày 28/01/1997, bà Võ Thị Thành lập di chúc, có 2 người làm chứng và chứng thực của Ủy ban nhân dân xã. Trong di chúc, bà Thành để lại toàn bộ tài sản cho cháu nội là Nguyễn Thị Phương Oanh.

Có trong tay tờ di chúc, ngày 30/3/1999 bà Oanh gửi đơn kiện bà Nguyễn Thị Kim Hoa, yêu cầu cơ quan pháp luật can thiệp để được sở hữu số tài sản theo di chúc. Bất chấp một sự thật là, từ năm 1980, gia đình bà Hoa đã sinh sống ổn định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế trên thửa đất mà ông bà ngoại Nguyễn Thiện Chơn và Võ Thị Thành để lại.

Do Bản án sơ thẩm số 16/DSST ngày 06/10/1999 của TAND tỉnh Tiền Giang chấp nhận đơn kiện của bà Oanh, coi di chúc là hợp pháp nên ngày 18/10/1999, VKSND tỉnh ra Quyết định số 14/QĐ -KN với nội dung: “Di

chúc lập ngày 28/01/1997 về hình thức di chúc được lập bằng văn bản có 2 người làm chứng và có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã nhưng ý chí tự nguyện của bà Võ Thị Thành chưa được bày tỏ như mong muốn của bà vì: Sau ngày lập di chúc bà Thành lập thêm 2 di chúc nữa vào ngày 28/3/1997 và tháng 5/1997”. Di chúc do ông Nguyễn Thiện Nhơn (con cụ Thành) tự tay viết với nội dung để lại toàn bộ di sản cho con gái ông là Phương Oanh. Theo ông Nhơn khai, di chúc do ông ghi lại toàn bộ ý kiến của mẹ ông trước mặt chính quyền địa phương. Nhưng anh Nguyễn Văn Hiền và Lê Văn Thành (công an ấp) khai: “Khi được mời đến nhà của bà Thành, bản di chúc đã được viết sẵn, đã có chữ ký của bà Thành. Di chúc được đem đến xã xác nhận cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nguyễn Văn Thơi ký xác nhận.

Theo lời khai của anh Hiền và anh Thành, di chúc đã được lập sẵn trước khi các anh đến nhà bà Thành, không có mặt ông Thơi như vậy là thiếu khách quan.

Căn cứ vào hồ sơ, chứng cứ thu thập được, VKSND tỉnh Tiền Giang có quan điểm rằng: Xác định di chúc của bà Thành là “thiếu căn cứ pháp luật, đã gây thiệt hại đến quyền lợi của đương sự”, đồng thời yêu cầu Tòa phúc thẩm Toà án Nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh “xử theo hướng bác yêu cầu của nguyên đơn xin thừa kế theo di chúc”.

Xét thấy tuyên xử y án sơ thẩm của Tòa phúc thẩm TAND tối cao TP.Hồ Chí Minh (Bản án số 86/DSPT ngày 29/3/2000) là vô lý, ngày 02/6/2000, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã gửi Công văn số 439/VPT3 đến VKSND tối cao với nội dung khẳng định “bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đương sự”, di chúc không khách quan và không hợp pháp. Ngày 15/8/2000, Chánh án TAND tối cao ra Kháng nghị số 12/KN-DS đối với bản án số 86, đồng thời “đề nghị Uỷ ban Thẩm phán TAND tối cao giải quyết lại vụ án theo hướng tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án cho đến khi có quy định mới của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.”

Ngày 01/12/2000, VKSND tối cao đã có Kết luận số 232/KL-KSXXDS đối với Bản án sơ thẩm số 16 và Bản án phúc thẩm số 86 là “chưa đủ cơ sở và vi phạm khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 58/1998 ngày 20/8/1998 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Thông tư liên tịch số 01/1999 ngày 25/01/1999 TAND tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn thực hiện nghị quyết Quốc hội.” Đồng thời, đề nghị Uỷ ban Thẩm phán TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm, ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ kiện “Tranh chấp di sản thừa kế”

Ngày 08/02/2001, Uỷ ban Thẩm phán TAND tối cao ra quyết định giám đốc thẩm số 04/UBTP-DS tuyên hủy 02 bản án của 02 phiên tòa nêu trên, giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh giải quyết theo quy định.

Sau 7 năm im hơi lặng tiếng, ngày 26/8/2008, vụ án được đưa ra xét xử. Phán quyết của Bản án số 49/2008/ DSST TAND tỉnh Tiền Giang đã đưa vụ án quay về “bổn cũ” của nó, đồng thời gây bức xúc cho chính quyền địa phương và trong dư luận. Mọi người đang trông chờ vào sự phán quyết công minh của phiên tòa phúc thẩm tới.

Thứ hai, không có sự thống nhất giữa toà án cấp trên và toà án cấp dưới trong việc công nhận tính hợp pháp của di chúc dẫn đến những hậu quả xấu trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế của người dân, nhất là việc bảo đảm tính thống nhất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc công nhận tính hợp pháp của di chúc.

Ví dụ như ở Tiền Giang, TAND tỉnh vừa tuyên hủy một bản án sơ thẩm trong vụ kiện “tranh chấp thừa kế” của TAND huyện Châu Thành giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Ngọc Hiệp và bị đơn là ông Nguyễn Phước Thành cùng ngụ xã Song Thuận, huyện Châu Thành. Lý do hủy án là hồ sơ vụ án đã bị giả mạo mà TAND huyện Châu Thành vẫn công nhận.

Nguyên nhân của những rắc rối này là do quan điểm của một trong các bên tranh chấp có chữ ký của phó chủ tịch xã là hợp pháp. Ông Nguyễn Ngọc Hiệp trình bày, cha ông là Nguyễn Văn Linh, sinh năm 1921 và mẹ là Ngô Thị Chi có diện tích đất 29.160 m2

cha mẹ ông đã chia hết đất cho anh chị em ông Hiệp. Riêng ông được chia 2.500 m2 canh tác, đến khi cha mẹ qua đời, ông đề nghị anh chị chia theo thừa kế thì mới biết tất cả tài sản của cha mẹ đã được phân chia hết cho anh chị em của ông. Riêng phần đất 2.500 m2

của ông thì ông Nguyễn Phước Thành, em của ông, đứng tên sử dụng. Ông Thành còn cho biết “đó là làm theo di chúc của cha mẹ để lại”. Quá bức xúc vì biết rằng cha mẹ chết không để lại di chúc nên ông Hiệp khởi kiện ông Thành ra tòa để đòi lại 2.500 m2

đất mà cha mẹ đã cho mình.

Tại tòa sơ thẩm, các anh chị ông Hiệp cho rằng khi còn sống, cha của họ là ông Nguyễn Văn Linh có đến UBND xã Song Thuận để lập di chúc và có Phó Chủ tịch UBND xã Song Thuận Nguyễn Viết Tư xác nhận. Trong khi đó, ông Hiệp đề nghị tòa giám định di chúc vì cho rằng di chúc mà ông Thành trình ra trước tòa là giả. Tuy nhiên, tòa vẫn không chấp nhận vì cho rằng về mặt hình thức lẫn nội dung đều hợp pháp vì đã có... chữ ký của ông Nguyễn Viết Tư. Do đó, tòa sơ thẩm tuyên bác đơn khởi kiện của ông Hiệp.

Cho rằng án sơ thẩm xử không đúng, ông Hiệp kháng án lên TAND tỉnh Tiền Giang. Tại phiên xử phúc thẩm này đã làm rõ hàng loạt dấu hiệu giả mạo giấy tờ để chiếm đoạt tài sản. Trước hết, ông Nguyễn Viết Tư xác nhận việc ông Linh lập di chúc tại xã ông hoàn toàn không biết và cũng không có tham dự trong khi lập di chúc mà khi cán bộ địa chính trình ông ký chứ không xem lại nội dung. Cạnh đó, tòa phúc thẩm xác minh hai người ký vào di chúc là Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Đảnh với tư cách là người làm chứng cũng là chữ ký giả mạo. Hơn nữa, tại phiên tòa, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thừa nhận chữ ký trong tờ di chúc là do... con bà tên Nguyễn Thị Ngọc Hân (11 tuổi) ký thay cho ông Linh. Ngoài ra, án sơ thẩm thu thập chứng cứ không đúng theo quy định pháp luật như khi ông Linh và bà Chi chết thì chưa xác định di sản để lại bao gồm những gì và cũng chưa thẩm định để phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật. Bởi các lẽ

trên, tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm trả về tòa án nhân dân huyện Châu Thành xét xử lại theo trình tự pháp luật.

Thứ ba, trong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế và quyền sở hữu tài sản toà án nhân dân các cấp chưa quan tâm đến việc giải thích cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp dẫn đến nhiều bản án phải giải quyết theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, làm mất thời gian, tiền bạc của các bên tranh chấp.

Ví dụ về vụ tranh chấp giữa nguyên đơn Bà Trương Thị Ngọc Huệ, sinh năm 1948; trú tại: nhà số 95, đường 30-4, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai và bị đơn là Ông Trương Minh Hải, sinh năm 1954; trú tại: nhà số 205C, quốc lộ 15, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

Theo Quyết định Giám đốc thẩm số 26/2006/DSGDT ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về vụ án “tranh chấp thừa kế”, ngày 02-12-1993 bà Trương Thị Ngọc Huệ khởi kiện yêu cầu Toà án chia thừa kế di sản của bố mẹ là cụ Trương Văn Chỉ và cụ Trần Thị Ba theo tờ di chúc cụ Ba lập ngày 07-01-1991.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 5/DSST ngày 29-3-1994, Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã quyết định:

Công nhận di chúc lập ngày 07 -01-1991 của cụ Trần Thị Ba là hợp pháp được tôn trọng.

Chia căn nhà 95 đường 30 -4 phường Thanh Bình và vật dụng trong nhà tổng trị giá 695.649.500 đồng làm 2 phần mỗi phần được hưởng 347.824.750 đồng, cụ thể phần cụ Trần Thị Ba là: 347.824.750 đồng nhưng được chia bằng hiện vật:

- Căn nhà giữa cấp 3 và cấp 4 có diện tích 113m2 chia cho cụ Ba 56,5m2 về hướng Tây giáp nhà bà Năm Sương.

- Căn nhà 2 tầng cấp 2 có diện tích 187m2 chia cho cụ Ba được 93,5m2 về hướng tây. Việc chi phí ngăn vách hai bên cùng chịu.

- Chia cho cụ Trần Thị Ba được sở hữu số tài sản trong nhà: 1 tủ gỗ 5 ngăn trị giá 400.000 đồng

1 tủ gỗ đứng 2 cánh trị giá 1.500.000 đồng 1 tủ đựng chén trị giá 1.000.000 đồng 1 giường đôi trị giá 700.000 đồng

1 bộ ván 3 dày 10 trị giá 2.500.000 đồng 1 bộ ván 3 dày 0,5 trị giá 1.800.000 đồng 1 bộ ván 5 dày 0,5 trị giá 1.500.000 đồng

Tất cả số tài sản trên giao cho chị Trương Thị Ngọc Huệ sở hữu. Khi án có hiệu lực pháp luật chị Huệ được quyền đến cơ quan chuyên môn về nhà đất làm chủ quyền nhà.

Số tài sản của cụ Trương Văn Chỉ tạm giao cho anh Trương Minh Hải quản lý khi có yêu cầu của người ở hàng thừa kế thứ 1 sẽ được giải quyết bằng bản án khác.

Số đất sau nhà được sử dụng chung.

Buộc chị Huệ thanh toán lại cho anh Hải tiền chi phí sửa chữa mặt tiền căn nhà 95 là 2.500.000 đồng.

Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ông Hải kháng cáo cho rằng di chúc do bà Huệ xuất trình là di chúc giả, nên không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm Tại bản án dân sự phúc thẩm số 109/DSPT ngày 25-7-1994, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định: Sửa án sơ thẩm và xử:

- Bác yêu cầu khởi kiện của bà Trương Thị Ngọc Huệ đòi chia một nửa căn nhà số 95 đường 30-4, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hoà và toàn bộ đồ dùng trong nhà thuộc phần tài sản của cụ Ba, vì các tờ di chúc mang tên Trần Thị Ba là do bà Trương Thị Ngọc Huệ xuất trình là không hợp pháp.

- Bà Trương Thị Ngọc Huệ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 13.059.742 đồng (đã được trừ đi số tiền dự phí 50.000 đồng).

- Ông Trương Minh Hải không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm. Hoàn dự phí án phí kháng cáo cho ông Hải.

Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Huệ khiếu nại không đồng ý với bản án phúc thẩm trên.

Tại quyết định số 18/KNDS ngày 7-5-1997, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm trên với nhận định:

“Sinh thời ông Chỉ, bà Ba có các tài sản như ruộng đất, lò gạch, căn nhà số 95 đường 30-4, Biên Hoà và các đồ dùng sinh hoạt khác.

Ngày 01-7-1976, ông Chỉ, bà Ba đã lập “tờ cho đứt ruộng đất cho các con, cháu”. Các con của ông, bà đã ký giấy đồng ý nhận phần ruộng đất, lò gạch được chia, cho đến nay không có tranh chấp. Riêng căn nhà mang số 95,đường 30 -4, tuy tại văn tự trên ông Chỉ, bà Ba cho anh Hải, nhưng anh Hải chưa làm thủ tục sang tên sở hữu hợp pháp căn nhà. Hơn nữa trong thực tế ông Chỉ,bà Ba vẫn tiếp tục quản lý sử dụng, kê khai nhà đất và được Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Vì vậy, về pháp lý cũng như trong thực tế, ông Chỉ, bà Ba vẫn là chủ sở hữu đối với căn nhà trên.

Năm 1986 ông Chỉ chết, không để lại di chúc các đồng thừa kế không tranh chấp về di sản của ông, nên Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm không chia thừa kế di sản của ông mà giao cho anh Hải quản lý là đúng.

Xét về việc tranh chấp di sản của bà Ba tại căn nhà số 95 đường 30 -4, Biên Hoà thấy rằng: Khi còn sống bà Ba đã 3 lần lập di chúc về căn nhà này. Nhưng tại di chúc ngày 9-5-1990, bà Ba chỉ giao cho anh Hải quản lý căn nhà để “tất cả các con, cháu đều được ở, được hưởng quyền lợi và được sử dụng đồ đạc trong nhà Hương hoả như nhau”. Như vậy bà Ba không giao quyền sở hữu căn nhà cho ai.

Ngày 6-12-1990 bà Ba lại viết di chúc cho bà Huệ, anh Hải mỗi người một nửa căn nhà.Sau đó, ngày 07-01-1991 bà Ba đã lập di chúc để cho chị Huệ 1/2 căn nhà số 95 và toàn bộ đồ dùng trong nhà thuộc giá trị phần tài sản của bà trong khối tài sản chung vợ, chồng. Di chúc trên được Uỷ ban nhân dân thành phố Biên Hoà xác nhận. Tại các kết luận số 1367 ngày 5-2- 1994 và số 689 ngày 21-5-1996, Công an tỉnh Đồng Nai và Viện khoa học hình sự Bộ Nội vụ đã khẳng định dấu vân tay trên di chúc trên là của bà Ba. Do đó có cơ sở để xác định di chúc do bà Trần Thị Ba lập ngày 7-1-1991 là di chúc hợp pháp (theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Thừa kế và Điều 655 Bộ luật dân sự). Chị Huệ có quyền được hưởng thừa kế toàn bộ di sản của bà Ba gồm 1/2 căn nhà số 95 đường 30 -4, Biên Hoà và 1/2 số đồ dùng sinh hoạt

Một phần của tài liệu Hình thức của di chúc theo quy định của bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)