Quy định về hình thức di chúc theo Bộ luật dân sự Nhật Bản

Một phần của tài liệu Hình thức của di chúc theo quy định của bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 29 - 30)

Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định về hình thức di chúc từ các Điều 967 đến Điều 984 [2]. Di chúc có các hình thức viết tay hoặc qua công chứng hay dưới một dạng tài liệu bí mật, trong một số trường hợp đặc biệt thì cho phép lập di chúc theo thể thức khác (Điều 967).

Di chúc viết tay là di chúc do chính người lập di chúc viết ngày, tháng, năm, họ tên và đóng dấu vào đó (Điều 968)

Để lập di chúc thông qua công chứng thì cần phải hội đủ các thể thức sau: có 2 người làm chứng, người lập di chúc đọc miệng nội dung di chúc cho công chứng viên chép lại, sau đó công chứng viên đọc lại cho người lập di chúc và những người làm chứng nghe. Người lập di chúc và từng người làm chứng phải kí và đóng dấu vào bản di chúc này sau khi đã khẳng định đúng nội dung của người làm di chúc. Cuối cùng, công chứng viên xác nhận nội dung bản di chúc phù hợp với các thủ tục được nêu ở trên và kí tên đóng dấu ( Điều 969).

Để thực hiện việc lập di chúc dưới hình thức văn bản bí mật thì phải đáp ứng các thủ tục sau: người lập di chúc phải kí tên, đóng dấu, dán kín văn bản; sau đó đóng dấu lên phong bì bằng chính con dấu đã đóng trên bản di chúc, việc này phải được thực hiện trước công chứng viên và ít nhất 2 người làm chứng, đồng thời tuyên bố rằng đây là văn bản di chúc của mình cũng như tên họ, nơi thường trú của người viết di chúc này. Sau khi công chứng viên viết lên phong bì đã được đóng dấu ngày, tháng lập văn bản và ngày tháng mà

người lập di chúc tuyên bố, công chứng viên, người lập di chúc và người làm chứng phải kí tên và đóng dấu của mình vào đó (Điều 970).

Trong một số các trường hợp đặc biệt theo luật định thì chấp nhận hình thức di chúc miệng. Điều 976 chỉ rõ: người nào bị bệnh nặng hay trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng muốn để lại di chúc thì có thể để lại di chúc miệng trước 3 người làm chứng bằng cách đọc cho 1 trong số họ nghe nội dung di chúc, người này phải ghi chép lại. Từng nhân chứng sau khi tin chắc văn bản đã được chép đúng thì ký tên và đóng dấu vào đó. Di chúc này chỉ thực sự có hiệu lực khi trong khoảng thời gian 20 ngày kể từ ngày lập nó được người làm chứng hoặc cá nhân có liên quan đưa ra Tòa hôn nhân – gia đình xin công nhận. Ngoài ra, trong trường hợp quy định tại Điều 978, khi người lập di chúc đang trên một con tàu sắp đắm, và có nguy cơ chết ngay thì có thể lập di chúc miệng chỉ với 2 người làm chứng.

Một phần của tài liệu Hình thức của di chúc theo quy định của bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)