Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết bị điện Thăng Long

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết bị điện Thăng Long (Trang 47)

- Kế toán trưởng: Tổ chức quản lý, phân công công việc, giám sát thực hiện công việc kế toán và công việc của nhân viên kế toán, thủ quỹ Đảm bảo và chịu trách

2.2.4. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết bị điện Thăng Long

điện Thăng Long

Công ty TNHH thiết bị điện Thăng Long mặc dù trải qua nhiều năm tháng thăng trầm và biến động của nền kinh tế, Công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển hoà nhập được với cơ chế thị trường, với phương trâm đặt chất lượng của các công trình lên hàng đầu. Chính vì vậy, để công trình thi công của Công ty được Nhà nước chấp nhận, có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực diện cơ bản và để có thể đứng vững trong thị trường, Công ty đã nhanh chóng đổi mới cách quản lý, tổ chức sản xuất. Cùng với việc triển khai các hoạt động tìm hiểu thị trường, tìm nguyên vật liêu đảm bảo chất lượng sản phẩm cho khách hàng… thì công tác quản lý nguyên vật liệu ở Công ty được coi trọng đúng mức.Điều đó đã giúp cho giá thành các sản phẩm của Công ty hợp lý. Với sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý của Công ty như hiện nay, Công ty đã có được sự tín nhiệm của Nhà nước, ngày càng nhận được nhiều hợp đồng với giá trị lớn. Đó là kết quả của những cố gắng hết sức to lớn của Ban giám đốc cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, cùng với sự linh hoạt nhạy bén trong công tác quản lý sản xuất nói chung và quản lý nguyên vật liệu nói riêng.

2.2.4. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết bị điện Thăng Long Thăng Long

Tính giá vật liệu mua ngoài

Nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là mua ngoài, Công ty không tự gia công chế biến được vật liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Do vậy, khi mua vật tư với số lượng lớn thì chi phí vận chuyển là hoàn toàn do bên cung cấp chịu, thường thì chi phí này được cộng luôn vào giá mua. Ngoài ra, khi Công ty mua dây điện từ thì giá bán ghi trên hoá đơn cộng thêm với chi phí vận chuyển, bốc dỡ (nếu có).

 Ví dụ: Trong tháng 03/2014, Công ty mua 100.000 kg dây điện từ của công ty thiết bị vật tư – bộ Giao Thông với giá 12.000 đ/ kg, thuế suất thuế GTGT là 10 %. Chi phí vận chuyển bốc dỡ số vật liệu trên bên bán chịu

Giá thực tế vật liệu = 12.000 * 100.000 = 1.200.000.000 đ nhập kho

Tính giá vật liệu xuất kho

Tại Công ty nguyên vật liệu xuất kho được tính theo giá bình quân gia quyền. Kế toán căn cứ vào sổ chi tiết của từng loại nguyên vật liệu để xác định giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho.

Theo phương pháp này, giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính theo công thức sau:

Trị giá nguyên = Số lượng x Đơn giá bình vật liệu xuất kho xuất kho quân gia quyền

Mức giá bình quân gia quyền được xác định hàng tháng theo công thức sau:

Trị giá vật liệu + Trị giá vật liệu tồn đầu tháng nhập trong tháng Đơn giá bình quân =

gia quyền tháng Số lượng vật liệu + Số lượng vật liệu tồn đầu tháng nhập trong tháng

 Ví dụ: Trong tháng 02 năm 2014, xí nghiệp duy tu Gia Lâm được lệnh duy tu 2000 m2 đường Gia Lâm. Để thực hiện hợp đồng Phòng vật tư phải xuất 11.770 kg kim loại màu. Giá thực tế xuất kho kim loại màu sẽ được tính như sau:

Giá trị kim loại màu tồn đầu tháng là 332.750.000 đ với số lượng là 27.500 kg, giá trị vật liệu nhập trong tháng là 1.200.000.000 đ, số lượng 100.000 kg

Đơn giá bình quân = 332.750.000 + 1.200.000.000 = 12.060 đ/kg gia quyền tháng 27.500 + 100.000

Trị giá NVL xuất kho = 11.770 x 12.060 = 141.946.200đ

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết bị điện Thăng Long (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w