0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của Công ty

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TƯ VẤN THIẾT KẾ CỦA TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THỦY LỢI VIỆT NAM (HEC) (Trang 46 -46 )

2.3.1.1 Chính sách chất lượng của công ty

Mục tiêu của công ty là phát huy thế mạnh của mình trong từng lĩnh vực công việc nhằm cung cấp các dịch vụ mà thị trường cần, với nguyên tắc cơ bản là: Mọi hoạt động đều hướng đến đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng; đảm bảo tốt nhất lợi ích của công ty; đảm bảo tốt nhất lợi ích của người lao động. Công ty luôn giữ vững uy tín và tôn trọng lẫn nhau về mọi mặt trong quan hệ với khách hàng, cũng như giữa các thành viên trong Công ty và với đơn vị, cá nhân công tác với minh. Để thực hiện được mục tiêu này, trong trường hợp chúng tôi đều cố gắng đưa ra được phương pháp phù hợp với những yêu cầu của khách hàng và phù hợp với xã hội.

Công ty duy trì việc cải thiện môi trường và điều kiện làm việc để thu hút những người có năng lực đến làm việc trong công ty. Công ty khuyến kích sáng tạo. khuyến kích việc cùng trao đổi kinh nghiệm và phát triển kỹ năng làm việc theo

KĐCL Giám đốc

Chủ nhiệm ĐA Thiết kế Kiểm tra Chủ nhiệm CN

nhóm. Cơ cấu tổ chức của công ty cho phép mọi người tựdo, năng động phát triển hết năng lực của mình.

Công ty luôn tìm cách nâng cao năng lực, chính sách của Công ty là đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng, cần thiết để dễ dàng lập kế hoạch và thực hiện công việc đảm bảo chất lượng, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.

2.3.1.2 Mục tiêu chất lượng Công ty

Liên tục đánh giá và điều chỉnh hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngày càng tốt hơn.

Luôn quan tâm đến các yêu cầu của khách hàng và thị trường, nhằm tìm ra biện pháp thích ứng đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Xác định chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt là cốt lõi của thương hiệu Công ty trên cơ sở đó không ngừng mở rộng thị trường, tạo việc làm ổn định và thu nhập ngày càng cao cho người lao động.

Duy trì và không ngừng cải tiến công tác đào tạo, huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý chất lượng.

Gắn việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ với thi đua lao động sáng tạo tiết kiệm, phấn đấu 100% sản phẩm không vượt quá định mức chi phí; 70% sản phẩm tiết kiệm được chi phí so với định mức

2.3.1.3 Mục tiêu chất lượng của khối tư vấn thiết kế

Về chất lượng nguồn lực:

Phấn đấu xây dựng đội ngũ nhân lực: trung thực, khách quan, làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo và nhiệt tình; ứng xử đúng mực; có kỹ năng giao tiếp; không ngừng học tập và tiến bộ.

Có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; nắm vững quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam và các tiêu chuẩn tiên tiến của nước ngoài. Có hiểu biết rộng rãi về các ngành khác.

Hiểu biết về pháp luật trong hoạt động xây dựng và các lĩnh vực khác. 60% nhân viên có trình độ tiếng Anh tương đương bằng B trở lên.

Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công việc của mình. Về tổ chức hoạt động sản xuất:

Xây dựng, nâng cấp tiêu chuẩn kỹ thuật của đơn vị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Lập và áp dụng các phần mềm ứng dụng có chất lượng cao vào công viêc. Chú trọng công tác đào tạo và tự đào tạo: 100% nhân viên đi học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp và được cấp các chứng chỉ nghề nghiệp theo quy định.

Về chất lượng sản phẩm

Phấn đấu cung cấp các sản phẩm tư vấn có chất lượng cao, đúng tiến độ, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.

Các sản phẩm phải hoàn chỉnh, đồng bộ cả về nội dung và hình thức với các giải pháp kỹ thuật và mỹ thuật phù hợp.

2.3.2 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của công ty

2.3.2.1 Quy trình thiết kế

Mục đích của quy trình.

Quy trình nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đủ, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và mục tiêu chất lượng đã hoạch đinh.

Quy trình giúp thống nhất các công tác giám sát tác giảđối với công trình xây dựng theo đúng hồsơ thiết kế

Sơ đồ quy trình thiết kế

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình thiết kế của công ty

Trình tự thực hiện

Lập kế hoạch thiết kế, nhiệm vụ khảo sát:

Trên cơ sở Hợp đồng kinh tế đã được ký kết với khách hàng và quyết định giao nhiệm vụ của Giám đốc công ty, Chủ nhiệm đồ án lập kế hoạch thiết kế gửi các đơn vị thiết kế tham gia ý kiến trước khi trình Giám đốc phê duyệt.

Phê duyệt kế hoạch thiết kế, nhiệm vụ khảo sát

Thực hiện thiết kế Lập kế hoạch thiết kế,

nhiệm vụ khảo sát

Phê duyệt thiết kế, bàn giao chủđầu tư Kiểm tra nghiệm thu, báo

cáo

Chủ nhiệm đồ àn thực hiện thị sát tại hiện trường, nhận các dữ liệu đầu vào từ phía khách hàng và các tài liệu có liên quan đến dự án, sau đó chịu trách nhiệm lập nhiệm vụ khảo sát thiết kế.

Nhiệm vụ khảo sát thiết kế được phụ trách các đơn vị xem xét, ký xác nhận trước khi chuyển phòng kế hoạch kinh tếsau đó trình Giám đốc xét duyệt.

Phê duyệt kế hoạch thiết kế, nhiệm vụ khảo sát:

Chủ nhiệm đồ án phê duyệt kế hoạch thiết kế, nhiệm vụ khảo sát thiết kế. Sau đó chủ nhiệm đồ án trình nhiệm vụ khảo sát thiết kế đẻ khách hàng xem xét cho ý kiến.

Nhiệm vụ khảo sát thiết kếđược phê duyệt cùng với những thay đổi cuối cùng sẽ do CNDA chịu trách nhiệm phân phối tới các bộmôn có liên quan để thực hiện.

Thực hiện công tác thiết kế.

CNDA lập phiếu tiến độ thiết kế phân công trách nhiệm cho các đơn vị thực hiện phần việc có liên quan.

Giám đốc chịu trách nhiệm lập và kiểm soát việc thiết kế, bao gồm

- Xác định các giai đoạn của thiết kế và tiến độ từng giai đoạn, giao trách nhiệm thực hiện cho các bộ phận chuyên môn.

- Tổ chức xem xét, kiểm tra và xác nhận tiến độ thiết kế từng giai đoạn.

- Tổ chức quản lý sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau tham dự vào việc thiết kế nhằm đảm bảo sựtrao đổi thông tin có hiệu quả và trách nhiệm rõ ràng.

Chủ trì thiết kế các bộ môn cùng chủ nhiệm đồ án, nhóm dự án thực hiện kế hoạch chi tiết và quản lý, nhằm đảm bảo chất lượng thiết kế. Chủ trì thiết kế quản lý các thiết kế viên, phối hợp với chủ trì thiết kế các bộ môn khác đảm bảo sự hoàn chỉn của dự án.

Trong suốt quá trình thiết kế, tại những giai đoạn thích hợp, công tác thiết kế sẽ được xem xét nhằm đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu đầu vào, đồng thời,

phát hiện những sai sót trong công tác thiết kế, tránh những sai sót dây chuyền ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ thiết kế.

Kiểm tra, nghiệm thu, báo cáo

Hồsơ thiết kế sau khi hoàn thành phải được kiểm tra nội bộtrong đơn vị. Các chức danh đã được phân công thực hiện đúng các yêu cầu được giao và ký xác nhận. Sau đó, hồsơ được chuyển tới phòng KH-KT để tiến hành kiểm tra cấp công ty.

Phòng KH-KT chỉ đạo các chuyên viên kiểm tra chuyên ngành đánh giá tỉnh khả thi của các giải pháp thiết ké, các bảng tính, sự phù hợp với nhiệm vụ của chúng mà khách hàng yêu cầu và với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

Các sai sót của hồsơ thiết kê sau khi được các chuyên viên kiểm tra cấp công ty chỉ ra, được tập hợp vào phiếu kiểm tra hồ sơ thiết kế và chuyển tới CNDA, CNDA chuyển lại đơn vị thiết kếđể tiến hành công tác chỉnh sửa vào hoàn thiện hồ sơ.

Với các phần việc được chỉnh sửa lại, việc kiểm tra tiếp theo cũng được thực hiện lần lượt theo đúng trình tự trên.

Khi hồ sơ thiết kế đã đảm bảo đúng yêu cầu chuyên viên kiểm tra chuyên ngành ký và xác nhận trước khi lãnh đạo công ty phê duyệt.

Phê duyệt thiết kế, bàn giao chủđầu tư.

Giám đốc (người ủy quyền) phê duyệt hồ sơ thiết kế sau khi hồ sơ đã được chỉnh sửa và có đầy đủ chữ ký của Phụ trách đơn vị thiết kế, kiểm tra, kiểm định chất lượng. Hồ sơ thiết kế sẽ được phê duyệt và in ấn bàn giao cho chủ đầu tư, phòng KH-KT, CNDA phối hợp tổ chức công tác nghiệm thu.

Giám sát tác giả

Giám đốc công ty phê duyệt kế hoạch giám sát tác giả và ra quyết định thành lập nhóm các bộthường trực giám sát tác giả trên cơ sở đề nghị của chủ nhiệm đồ án thiết kế.

Chủ nhiệm đồ án phải kiểm tra tất cảcác căn cứ để giám sát bao gồm: hồ sơ thiết kếđược duyệt; kế hoạch thi công của nhà thầu xây lắp; thông báo của chủ đầu tư về tiến độ yêu cầu giám sát tác giả; biện pháp thi công của nhà thầu xây lắp.

Cán bộ thực hiện giám sát tác giả có thể thực hiện chế độ giám sát không thường xuyên hoặc thường xuyên theo yêu cầu của chủđầu tư. Cán bộ giám sát tác giả tiến hành kiểm tra sựđúng đắn đối với giải pháp thi công của nhà thầu xây lắp phù hợp với thiết kế được duyệt. Nội dung giám sát tác giả phải được báo cáo với CNDA.

Trong quá trình giám sát tác giả nếu xẩy ra sự cố, cán bộ giám sát phải phối hợp với chủ đầu tư và các bên có liên quan (nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát thi công) kịp thời xửlý theo quy định hiện hành.

Lưu hồsơ

Hồ sơ thiết kế sau khi hoàn thiện, bàn giao chủ đầu tư, phải được lưu trữ như sau:

 Bản cứng (bản giấy): 01 bộ gốc lưu trữ ở bộ phận quản lý hồ sơ công ty (thư viện), 01 bộ chủ nhiệm đồ án phải lưu giữ.

 Bản mềm (file bản vẽ, bản tính …): Chủ nhiệm đồ án phải có trách nhiệm lưu giữ.

Quá trình lưu giữ hồsơ thiết kế tiếp tục được thực hiện mỗi khi có sựthay đổi thiết kế trong quá trình thi công công trình.

2.3.2.2 Quy trình đánh giá chất lượng sản phẩm a. Mục đích

Giúp phát hiện những điểm không phù hợp và khẳng định sự phù hợp với các yêu cầu quy định bao gồm: yêu cầu trong quá trình sản xuất, thiết kế; yêu cầu của khách hàng; yêu cầu chếđịnh (nếu có).

Xác định hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng để đáp ứng được mục tiêu chất lượng đề ra.

Có căn cứđể đề xuất với lánh đạo công ty cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong công ty làm việc đúng yêu cầu đặt ra trong quá trình.

b. Sơ đồ quy trình đánh giá

Hình 2.4: Sơ đồ quy trình đánh giá chất lượng nội bộ

c. Trình tự thực hiện

Lập kế hoạch, thông báo đánh giá chất lượng nội bộ

Hoạt động đánh giá chất lượng nội bộ được tiến hành định kỳ 6 tháng/lần và có thểđược tiến hành đột xuất do các nguyên nhân khác quan có ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng của công ty.

Trưởng đại diện lãnh đạo công ty (Phòng kiểm định chất lượng) lập kế hoạch đánh giá chất lượng nội bộ. Trước đó, phải trao đổi và xin ý kiến giám đốc về công việc đánh giá chất lượng sản phẩm, thời gian thực hiện, chỉ định nhóm đánh giá và

Lập kế hoạch, thông báo đánh giá nội bộ

Chuẩn bịđánh giá

Thực hiện đánh giá

trưởng nhóm đánh giá. Kế hoạch đánh giá phải thể hiện được nội dung và phạm vị đánh giá.

Trưởng nhóm kiểm định chất lượng có trách nhiệm gửi thông báo cho tất cả các bộ phận, cá nhân liên quan đến hoạt động được đánh giá và các thành viên tham gia đánh giá. Thông báo này phải được gửi trước khi đánh giá từ5 đến 7 ngày.

Chuẩn bịđánh giá

Trưởng nhóm đánh giá triệu tập cả nhóm chuẩn bị cho công tác đánh giá (sau khi gửi thông báo 1 đến 2 ngày), với nội dung chuẩn bị gồm:

+ Phân nhóm cá nhân đánh giá.

+ Phổ biến chi tiết nội dung, quy định vềđợt đánh giá. + Kiểm tra công tác chuẩn bị của nhóm đánh giá.

Trưởng nhóm đánh giá chất lượng có trách nhiệm: phân công công việc cho các thành viên trong nhóm; phổ biến nội dung đánh giá cho nhóm; trao đổi, thống nhất trong nhóm vềphương pháp, kỹnăng đánh giá.

Cán bộđánh giá nghiên cứu, xem xét kỹ các tài liệu liên quan đến hoạt động đánh giá: tài liệu hướng dẫn, tài liệu tra cứu, các biểu mẫu…

Thực hiện đánh giá

Cán bộ đánh giá thực hiện thu thập số liệu, chứng từ thông qua phỏng vấn, quan sát thực tế, tài liệu, hồsơ liên quan đến công việc tai bộ phận được đánh giá, đồng thời ghi chép đầy đủ vào phiếu đánh giá chất lượng nội bộ.

Trong quá trình đánh giá nếu phát hiện sự không phù hợp có tác động xấu, ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị được đánh giá, cán bộ đánh giá phải ghi chép lại. Mọi nhân xét về sự không phù hợp được đưa ra thống nhất giữa cán bộđánh giá và phụ trách đơn vị được đánh giá. Trường hợp không đạt được sự thống nhất thì các bên có thể báo cáo với trưởng nhóm đánh giá để xem xét, giải quyết.

Sự không phù hợp nếu đã thống nhất, phải được phụ trách đợn vị được đánh giá đề xuất hành động khắc phục phòng ngừa và báo cáo một cách kịp thời, thích

hợp chậm nhất là 10 ngày sau khi có sự thống nhất. Hành động khắc phục phòng ngừa của đơn vị phải được cán bộđánh giá chấp nhận, theo dõi, kiểm tra.

Hết thời gian đánh giá, nếu có hành động khắc phục phòng ngừa tại đơn vị không được hoàn thành, cán bộđánh giá phải tiếp tục theo dõi, kiểm tra đến khi đơn vị hoàn thành hành động khắc phục và không quá 20 ngày, nếu quá thời gian quy định, cán bộđánh giá phải báo cáo lại cho trưởng nhóm đánh giá để giải quyết.

Kết quả hành động khắc phục phòng ngừa tại đơn vị được đưa ra trong báo cáo phải được cán bộđánh giá và Giám đốc xác nhận.

Báo cáo kết quảđánh giá

Căn cứ vào tổng hợp các phát hiện đánh giá của nhóm đánh giá, Trưởng nhóm đánh giá chất lượng lập báo cáo kiểm tra kết quảđánh giá. Báo cáo chứa đựng toàn bộ hoạt động đánh giá, các vấn đề liên quan đến hoạt động đánh giá. Báo cáo phải phản ánh trung thực, rõ ràng, khách quan sắc thái và nội dung của cuộc đánh giá.

Báo cáo được trình Giám đốc công ty xem xét. Tùy theo mức độ nghiêm trọng hay không của kết quảđánh giá mà lãnh đạo có những hành động tiếp theo.

2.3.2.3 Quá trình hành động khắc phục và phòng ngừa a. Mục đích của quy trình

Quy trình này hướng dẫn cách thức kiểm soát những điều kiện ảnh hưởng xấu đến chất lượng, thực hiện biện pháp xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết các phản hồi khiếu nại của khách hàng, khắc phục và phòng ngừa nhằm loại bỏ nguyên nhân gây ra sự không phù hợp.

Sự không phù hợp bao gồm

 Sự hoạt động kém hiệu quả trong sản xuất, quản lý kinh doanh của công ty.

 Các lỗi sai, hư hỏng của bước thiết kế, sản phẩm thiết kế trong quá trình thiết kế.

 Các khiếu nại phản hồi của khách hàng do chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

b. Sơ đồ quy trình

Hình 2.5: Sơ đồquy trình hành động khắc phục và phòng ngừa

c. Trình tự thực hiện

Trưởng các đơn vị ghi nhận các thông tin vềcác điểm không phù hợp hiện hữu hoặc tiềm ẩnh có thể phát hiện được trong khi thực hiện các công việc thường ngày, khi xử lý các khiếu nại từ khách hàng và trong các lần đánh giá chất lượng nội bộ.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TƯ VẤN THIẾT KẾ CỦA TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THỦY LỢI VIỆT NAM (HEC) (Trang 46 -46 )

×