Tình hình chung của đời sống thẩm mĩ dưới ảnh hưởng mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của học sinh, sinh viên Trường Văn hóa –

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THƯC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 67)

hệ giữa chủ thể và khách thể của học sinh, sinh viên Trường Văn hóa – Nghệ thuật Đà Nẵng hiện nay

Để đáp ứng các yêu cầu của xã hội và con người hiện nay, cần xây dựng một hệ thống giáo dục thẩm mĩ toàn diện và khả thi. Hệ thống đó phải là tổng thể các phương thức giáo dục thường xuyen tác động đến học sinh, sinh viên, nhằm mục đích hình thành và phát triển những năng lực thẩm mĩ theo hướng phát triển con người như một nhân cách toàn diện. Do đó, muốn nâng cao đời

sống thẩm mĩ của học sinh, sinh viên Trường Văn hóa – Nghệ thuật dưới tác động của mối quan hệ giữa chủ thể - khách thể, chúng ta cần tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản để nâng cao đời sống thẩm mĩ của học sinh, sinh viên nói chung.

Một là, nguyên tắc xã hội: hệ thống giáo dục thẩm mĩ phải hướng vào toàn dân, lấy nhân dân làm đối tượng giáo dục, trong đó học sinh, sinh viên là đối tượng trực tiếp nhất. Xã hội hóa giáo dục nói chung và giáo dục thẩm mĩ nói riêng được coi là nguyên tắc có tính khả thi. Bởi vì chính cơ chế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội hóa giáo dục. Nhờ vậy, mà việc nâng cao đời sống thẩm mĩ của học sinh, sinh viên được nâng lên một trình độ mới bằng những điều kiện vật chất, kĩ thuật phong phú mà nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra.

Hai là, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao đời sống thẩm mĩ của học sinh, sinh viên phải hình thành và củng cố thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phải phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống như: lòng yêu nước, tự lập, tự cường, lao động cần cù, sáng tạo, tôn sư trọng đạo, nhân ái, bao dung ... một nhà văn hóa đã khái quát thành bảy đặc điểm của giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, đó là: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Những giá trị này đang có những biến đổi mạnh mẽ trong giai đoạn chấn hưng giáo dục hiện nay và sự vận động đó đang hằn lên rất rõ nét trong đời sống thẩm mĩ của học sinh, sinh viên.

Ba là, sự đa dạng về hình thức làm cho đời sống thẩm mĩ của học sinh, sinh viên thêm sinh động, gây được hứng thú mạnh mẽ và đạt được mục đích giáo dục.

Giáo dục bằng lao động, thông qua lao động.

Lao động không chỉ là một phương thức duy trì sự tồn tại người mà hơn thế còn là một phương thức phát triển con người. Phải bằng các giải pháp kinh tế - xã hội, đặc biệt là chính sách lao động, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để học sinh, sinh viên thực hiện được những năng lực bản chất của mình trong quá trình lao động. Hạn chế khắc phục khuynh hướng khai thác cạn kiệt lao động của học sinh, sinh viên vì lợi ích kinh tế.

Ở Trường Văn hóa – Nghệ thuật các nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo và đánh giá thẩm mĩ của học sinh, sinh viên được hình thành từ lao động. Trong lao động, học sinh, sinh viên có điều kiện để trở thành những người chủ có ý chí trong mọi mối quan hệ. Các hoạt động lao động có định hướng, có mục tiêu cụ thể, rõ ràng là hình thức rất quan trộng để nâng cao đời sống thẩm mĩ.

Nâng cao đời sống thẩm mĩ bằng lao động có ý nghĩa nhân văn, nó giúp học sinh, sinh viên vươn lên để đạt tới cái đẹp chân chính, cái đẹp vô giá. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến hình thức giáo dục này, Người viết: “ Đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục lao động trong nhà trường là một khâu chủ yếu trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa nhằm đào tạo thế hệ trẻ không những có kiến thức khoa học mà còn có kiến thức cơ bản về kĩ thuật sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, những thói quen lao động, sẵn sàng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội [tr.252, 57]

Đây là hình thức giáo dục rất hiệu quả. Trong khi xã hội còn tồn tại những biểu hiện tiêu cực, thì những tấm gương người tốt, việc tốt càng có ý nghĩa đạo đức – thẩm mĩ cao quí, hướng con người noi theo những cái tích cực. Hình thức này là nhiệm vụ của giáo dục thẩm mĩ trong điều kiện hiện nay và trong tương lai. Trong nhà trường, giáo dục thẩm mĩ bằng gương người tốt, việc tốt có tác dụng cổ vũ sự xuất hiện của các tấm gương này; mặt khác nó hoàn thiện bản thân nhân cách của học sinh, sinh viên, thúc đẩy các tiềm năng sáng tạo trong các em để các em trở thành những con người có đức có tài. Thiết nghĩ nêu cao những tấm gương sáng trong nhà trường là một nhân tố thúc đẩy cái mới trong học đường, khẳng định sự chiến thắng của cái tốt, cái đúng, cái đẹp trong cuộc sống. Nhà trường cần phải giáo dục cho học sinh, sinh viên bằng những tấm gương về anh hùng giải phóng dân tộc, các anh hùng trong thời kì đổi mới, những tấm gương vượt khó trong học tập … bên cạnh đó, các thầy cô giáo không ngừng hoàn thiện về nhân cách, là những tấm gương sáng để các em noi theo.

Giáo dục bằng văn hóa - nghệ thuật.

Đây là hình thức đã được sử dung rất lâu trong lịch sử. Đây là sự kết tinh của mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể thẩm mĩ, là sự hội tụ của văn hóa thẩm mĩ tác động đến thế giới tinh thần của con người bằng các giá trị chân – thiện – mĩ.

Thực tế đã chứng minh rằng, văn hóa – nghệ thuật là hình thức giáo dục thẩm mĩ quan trọng nhất và hiệu quả nhất. Do nó vừa là hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, vừa là biểu hiện tập trung nhất các quan hệ thẩm mĩ của con người với hiện thực; nên văn hóa – nghệ thuật có khả năng to lớn trong sự tác động đến tư tưởng, tình cảm, thái độ, hành vi của con người, tới sự hoàn thiện

của nhân cách. Với sức mạnh của mình, văn hóa – nghệ thuật giúp cho học sinh, sinh viên hình thành những tư tưởng đúng, những tình cảm đẹp để làm cơ sở vững chắc cho sự hình thành thị hiếu thẩm mĩ tốt, hướng tới một lí tưởng thẩm mĩ lành mạnh, một lối sống trong sáng, khả năng sáng tạo vô hạn mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được. Chính vì thế, văn hóa – nghệ thuật có vai trò to lớn trong việc bồi dường đời sống thẩm mĩ cho học sinh, sinh viên.

Giáo dục mĩ học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là trang bị cho học sinh, sinh viên những quan điểm cơ bản và khoa học về văn hóa thẩm mĩ, giúp họ phân tích các giá trị thẩm mĩ trong cuộc sống và trong nghệ thuật nhằm tạo nên sự hiểu biết sâu sắc, khái quát về mặt nhận thức dẫn đến sự định hướng trong thụ cảm, trong đánh giá và sáng tạo thẩm mĩ. Đó là phương thức giáo dục lại, như C.Mác nói trong Luận cương về Phoi – ơ – bắc rằng “ những người đi giáo dục cũng cần được giáo dục lại”. Trong điều kiện kinh tế thị trường, vần có lúc, cói nơi còn đọng lại những tư tưởng không lành mạnh, cùng với việc giao lưu và du nhập văn hóa từ bên ngoài, thì việc nâng cao trình độ lí luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mĩ học và nghệ thuật sẽ giúp ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu của các giá trị văn hóa lai căng, thấp hèn, vừa tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao năng lực sáng tạo của học sinh, sinh viên nói riêng. Thông qua việc trang bị những kiến thức về mĩ học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật giúp các em có thể tự điều khiển được nhu cầu, thị hiếu thẩm mĩ và nói các hoạt động thẩm mĩ của mình một cách tự giác và toàn vẹn

Bốn là, sự đa dạng về hình thức nhưng cần chú ý đến tính đặc thù của đối tượng giáo dục thẩm mĩ. Đối tượng của giáo dục thẩm mĩ là toàn nhân

dân. Nhưng, không thể xem nhẹ yếu tố về lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính ... đặc biệt lứa tuổi thanh niên, thiếu niên là đối tượng rất năng động, sáng tạo nhưng cần phải định hướng giá trị đúng để họ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Việc nâng cao đời sống thẩm mĩ cho học sinh, sinh viên sẽ đạt được hiệu quả cao nếu chúng ta sử dụng đúng phương pháp, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Cần chú trọng sự đa dạng về thị hiếu và năng lực thẩm mĩ để đạt được hiệu quả giáo dục cao, thể hiện tính nhân văn của hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Cuối cùng là, giáo dục thẩm mĩ sẽ đạt được hiệu quả cao một khi nó được kết hợp chặt chẽ với các hình thức giáo dục khác như: giáo dục chính trị - tư tưởng, tri thức, đạo đức, pháp luật ... bởi vì đây là hình thức giáo dục đặc thù, làm điều kiện cho giáo dục thẩm mĩ

Việc tìm hiểu hệ thống giáo dục thẩm mĩ toàn diện của học sinh, sinh viên nói chung là cơ sở để chúng ta đánh giá những chuyển biến tích cực và tiêu cực trong công tác giáo dục, nâng cao đời sống thẩm mĩ của học sinh, sinh viên trường Văn hóa – Nghệ thuật Đà Nẵng hiện nay.

Qua những số liệu tổng kết của Trường Văn hóa – nghệ thuật Đà Nẵng về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008, qua việc xử lí kết quả điều tra của tác giả luận văn với 182 học sinh, sinh viên Trường Văn hóa - Nghệ thuật Đà Nẵng được tiến hành trong năm 2008, chúng tôi rút ra một số nhận xét về tình hình đời sống thẩm mĩ của học sinh, sinh viên Trường văn hóa – Nghệ thuật Đà Nẵng dưới tác động của mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể như sau:

Những chuyển biến về đời sống thẩm mĩ của học sinh, sinh viên Trường văn hóa – Nghệ thuật Đà Nẵng thông qua mối quan hệ chủ thể - khách thể

Một là, thái độ, kết quả học tập và rèn luyện về chuyên môn

Trong giai đoạn hiện nay, học sinh, sinh viên Trường Văn hóa – Nghệ thuật Đà Nẵng nhanh chóng hòa nhập với xu thế chung của nền giáo dục và đào tạo của đất nước. Họ có ý thức học tập và hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động tích cực với tinh thần tình nguyện vì cộng đồng. Đại bộ phận học sinh, sinh viên đã có ý thức vươn lên, vượt khó trong học tập vì lí tưởng “ thanh niên vì ngày mai lập nghiệp”. Để có thể lập thân, lập nghiệp trong tương lai đã có bộ phận học sinh, sinh viên xác định được cho mình động cơ học tập đúng đắn, có ước mơ, có lí tưởng vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Học sinh, sinh viên chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tự xác định mục tiêu học tập để phục vụ cho bản thân, cho gia đình và xã hội.

Họ nắm bắt được xu thế phát triển của xã hội, tự bản thân mình học thêm tin học, ngoại ngữ và các chương trình liên thông lên các bậc học cao hơn để nâng cao kiến thức và có những điều kiện thuận lợi cho công tác về sau này.

Mặt khác, các giáo viên tham gia các lớp học về bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia nghiên cứu khoa học, tiếp xúc với những nền giáo dục lớn trên thế giới, học tập kinh nghiệm và phương pháp giáo dục – đào tạo của họ để đáp ứng các yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa. Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa để họ có điều kiện củng cố và nâng cao những kiến thức đã học được; bên cạnh đó nhà trường nghiên cứu áp dụng phương pháp dạy học, phương tiện dạy học của các nước tiên tiến nhằm góp phần tích cực vào quá trình giáo dục học sinh, sinh viên có chất lượng và hiệu quả.

Các hình thức hoạt động của học sinh, sinh viên Trường Văn hóa – Nghệ thuật rất phong phú: học tập, lao động, hoạt động chính trị - tư tưởng, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ… Đây là lúc con người diễn ra các quá trình phát triển mạnh mẽ, cảm xúc và trí tuệ

Qua kết quả điều tra được tiến hành trong 182 học sinh, sinh viên cuối năm học 2007 – 2008 tại Trường Văn hóa – Nghệ thuật cho thấy: 110/182 học sinh, sinh viên xác định đúng chủ thể thẩm mĩ 105/182 phiếu học sinh, sinh viên xác định đúng khách thể thẩm mĩ; 88/182 phiếu học sinh, sinh viên cho rằng cảm xúc thẩm mĩ chỉ xuất hiện khi có nguồn kích thích của khách thể và chủ thể có ý hướng tinh thần của mình vào đó; 66/182 cho rằng để nâng cao đời sống thẩm mĩ của mình bằng cách tự rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng, kiến thức về chuyên môn; Qua đây, phần lớn học sinh sinh viên đã thấy được sự tác động giữa chủ thể và khách thể trong đời sống thẩm mĩ của mình. Theo các em, hình thức giáo dục có hiệu quả nhất trong việc nâng cao đời sống thẩm mĩ thông qua giáo dục bằng văn hóa nghệ thuật (121/182 phiếu), nhà trường cần phải tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, thâm nhập thực tế, tổ chức các buổi sinh hoạt theo chuyên đề… để các em có môi trường giao lưu, học tập, nâng cao trình độ nhận thức về cái đẹp; đồng thời các em cũng tự ý thức được rằng, bản thân học sinh, sinh viên phải không ngừng tự học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức, tự rèn luyện kĩ năng chuyên môn để không ngừng hoàn thiện nhân cách về mặt thẩm mĩ.

Thực chất của việc nâng cao đời sống thẩm mĩ của học sinh, sinh viên Trường Văn hóa – Nghệ thuật Đà Nẵng hiện nay dưới tác động của quan hệ giữa chủ thể - khách thể là giúp học sinh, sinh viên hiểu, phát huy mọi giá trị thẩm mĩ trong quan hệ phong phú của con người đối với thế giới; hỗ trợ các

em hiểu rõ mọi chi tiết, mọi thuộc tính của bức tranh toàn vẹn về cái đẹp của thiên nhiên, của xã hội, biến mọi sự phong phú thẩm mĩ đó thành tài sản sở hữu nội tâm của học sinh, sinh viên để rồi sau này các em lại sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới trong ngành nghề sẽ được lựa chọn và trong cả mọi hoạt động xã hội khác.

Trường Văn hóa – Nghệ thuật Đà Nẵng vấn đề bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ được tiến hành trên cơ sở kết hợp các phương pháp về mọi mặt cảm giác, cảm xúc với năng lực tinh thần, lí trí gắn liền với hoạt động nhận thức của con người. Trong những năm đầu ở nhà trường, các hoạt động vui chơi, học tập, lao động, rèn luyện luôn luôn xen kẻ nhau và mỗi một hình thức đó ngày càng được nâng cao lên với một nội dung trí tuệ phong phú hơn.

Để nâng cao đời sống thẩm mĩ của học sinh sinh viên qua mối quan hệ giữa chủ thể - khách thể thì không thể không nói đến vai trò của lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin.

Trong nội dung của môn Mĩ học Mác – Lênin, phần lớn học sinh, sinh viên cho rằng, nội dung bài học là phù hợp với việc giảng dạy chuyên môn nhằm đem lại cho các em những tri thức bằng phương pháp lí tính, tránh lối truyền thụ khô khan, vận dụng các phương pháp trực quan sinh động, gây tác động vào cảm xúc, làm cho môn giảng có sức thuyết phục hấp dẫn. Có đến 78/182 học sinh, sinh viên đề nghị giáo viên kết hợp giảng dạy lí thuyết với

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THƯC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 67)