Xây dựng môi trường dân chủ, công bằng xã hội trong nhà trường

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THƯC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 102)

cực hoạt động của các giác quan thẩm mĩ là đặc điểm nổi bật. Sự rèn luyện về tai, mắt, đôi tay thẩm mĩ diễn ra mạnh, thể hiện qua những nỗ lực, sự say mê, những cố gắng để thể hiện tốt nhất những năng khiếu nghệ thuật của mình.

Bồi dưỡng năng khiếu thẩm mĩ cho các em là tạo dựng trình độ thẩm mĩ cho mỗi nhân cách phát triển về cả thị hiếu, lí tưởng lẫn khả năng sáng tạo thẩm mĩ. Do vậy, chúng ta cần phải lựa chọn những hình thức và biện pháp giáo dục thẩm mĩ phù hợp để phát triển nhân cách của các em.

Về phát triển nghề nghiệp, nhà trường cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của xã hội, trước hết là trang bị những tri thức và kĩ xảo nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Phải coi trọng giáo dục thẩm mĩ bằng lao động, kết hợp giáo dục với lao động sản xuất, tạo ra những xưởng sản xuất ở trong nhà trường để các em có điều kiện thực hành, có điều kiện cọ xát để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Nhà trường cần phải coi trọng giáo dục thể chất nhằm rèn luyện cho học sinh, sinh viên có cơ thể cường tráng; bên cạnh đó cần thành lập các câu lạc bộ nghệ thuật, thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện theo chuyên đề ( nói không với bệnh thành tích, phòng chống bạo lực, đạo đức người thầy giáo,….), tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ để góp phần làm phong phú, lành mạnh hóa đời sống tinh thần của học sinh, sinh viên nhằm “ biểu dương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mĩ theo quan niệm tiến bộ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém”[58;tr14]

2.3.2.7. Xây dựng môi trường dân chủ, công bằng xã hội trong nhàtrường trường

Đây là một trong những giải pháp quan trọng trong giáo dục nhân cách vè mặt thẩm mĩ của học sinh, sinh viên hiện nay. Dân chủ hóa giáo dục nhà trường, xã hội hóa giáo dục là động lực thúc đẩy tính năng động, năng lực sáng tạo, tính tích cực xã hội của chủ thể và khách thể tham gia giáo dục đào tạo, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Có thể khẳng định rằng, đây là một việc hệ trọng, đòi hỏi một sự chuyển biến của tất cả thể chế giáo dục xã hội chứ không thể là nỗ lực riêng biệt của từng trường mà giải quyết được. Vì vậy, đổi mới hình thức, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục thẩm mĩ là góp phần tích cực “ tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ” [tr.14, 58]

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Thông qua việc đánh giá thực trạng và phân tích nguyên nhân của thực trạng mối quan hệ chủ thể - khách thể trong đời sống thẩm mĩ của học sinh, sinh viên Trường Văn hóa – Nghệ thuật Đà Nẵng hiện nay, chúng ta thấy rằng, việc rèn luyện và phát triển nhân cách về mặt thẩm mĩ củahocj sinh, sinh viên là điều rất quan trọng và mang tính cấp thiết.

Nâng cao đời sông thẩm mĩ của học sinh, sinh viên dưới tác động của mối quan hệ chủ thể - khách thể trong giai đoạn tích cực và chủ động hội nhập kinh tế có nhiều thuận lợi. Nhờ sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, giao lưu văn hóa nên các em có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần, có cơ hội giao lưu, học hỏi để nâng cao trình độ, phát huy tính năng động, tích cực, thích ứng nhanh với cuộc sống hiện đại. Nhưng cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường, chúng ta cũng không lường hết được sự tác động tiêu cực của nền kinh tế ấy, đó là sự nhu nhập của nền văn hóa ngoại lai, do chưa được

định hướng đúng các giá trị văn hóa truyền thống nên một bộ phậnhọc sinh, sinh viên có tư tưởng sùng ngoại, có lối sống buông thả, chạy theo thị hiếu thẩm mĩ không lành mạnh, tôn sùng chủ nghĩa cá nhân… Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của toàn Đảng, toàn dân, phải “ đặc biệt coi trọng nâng cao văn hoá trong nhân thanh niên, thiếu niên”, bằng cách :“ tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mĩ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành chủ thể sáng tạo văn hoá, đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hoá”.

Để góp phần nâng cao đời sống thẩm mĩ của học sinh, sinh viên thông qua mối quan hệ chủ thể - khách thể thì cần phải phối hợp đồng bộ, toàn diện các hình thức và biện pháp giáo dục thẩm mĩ như: giáo dục bằng mĩ học Mác – Lênin, bằng lao động, nêu gương người tốt việc tốt, văn hóa nghệ thuật; với mục tiêu lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm đời sống thẩm mĩ. Thông qua đó trang bị cho học sinh, sinh viên kiến thức đúng đắn về cái đẹp, khơi dậy những tình cảm thẩm mĩ trong sáng, định hướng cho các em thị hiếu thẩm mĩ khoa học để từ đó hình thành lí tưởng thẩm mĩ đúng đắn.; hình thành niềm tin vào Đảng, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng trước âm mưu “ Diễn biến hòa bình “ của các lực lượng phản động; có đời sống tinh thần phong phú,góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và Đất Quảng nói riêng. Để hoàn thành các nhiệm vụ trên đòi ỏi phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn, đồng bộ giữa gia đình – nhà trường – xã hội, đổi mới phương pháp dạy và học các môn khoa học Mác – Lênin, đặc biệt là Mĩ học Mác – Lênin để hình thành và phát triển con người toàn diện, phục vụ mục tiêu giáo dục toàn diện trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung

KẾT LUẬN

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã tạo ra một luồng năng lượng mới cho sự phát triển nhanh, mạnh mẽ bộ mặt đời sống vật chất nhưng lại tạo ra những hiệu ứng tiêu cực co đời sống tinh thần. Một bộ phận không nhỏ thanh niên quay lưng lại với các giá trị văn hóa truyền thống, chạy theo thị hiếu thẩm mĩ lai căng, buông thả về lối sống, tung hô các sả phẩm văn hóa phương Tây, du nhập những tư tưởng thực dụng, vị kỉ chưa có sự kiểm định của thực tiễn, đi ngươc lại những thuần phong mĩ tục của người Việt. Vậy thì, công việc “ xây dựng và hoàn thiện giái trị nhân cách con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” là một nhiệm vụ lớn, đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều ban ngành, trong đó có ngành văn hóa – thông tin. Để phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thì nhiệm vụ trong tâm của giáo dục thẩm mĩ hiện nay là phải “ khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm, công trình có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật” tr. 33- 34,14].

Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Mục tiêu cuối cùng của con người là luôn nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi để giành lấy sự hoàn mĩ, hoàn thiện trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Con người là sự hòa hợp giữa đức – trí – mĩ. Trí tuệ và đạo đức là gốc của cuộc sống con người, nó qui định động cơ, phương hướng phát triển của con người trong mọi hành động. Nhưng, trí – đức đó bao giờ cũng hướng đến cái đẹp hoàn mĩ, hoàn thiện trong cuộc sống. Do đó, đức – trí – mĩ luôn hòa quyện, tạo thành bộ ba cấu thành nên nhân cách con người.

Trong lịch sử mĩ học có nhiều quan điểm, trường phái khác nhau xung quanh mối quan hệ giữa chủ thể - khách thể thẩm mĩ, song xét đến cùng có hai trường phái đối lập nhau đó là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Khi nói về mối quan hệ thẩm mĩ, trong triết học phương Đông đặt cái thẩm mĩ trong mối quan hệ với cái đạo đức, đặt cái đạo đức lên hàng đầu. Nho giáo coi cái đạo đức là cái cơ bản, là thước đo của mọi hoạt động, tài năng chỉ được chú ý khi mọi nỗ lực rèn luyện đạo đức được thực hiện. Cái thẩm mĩ bị hòa tan vào các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Với mĩ học phương Tây, hướng ngoại là mục tiêu chủ yếu nên luôn nhấn mạnh các giá trị thẩm mĩ thuộc về năng lực hoạt động của con người. trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, có nhiều trường phái nghiên cứu về đối tượng của mĩ học, nhưng tự trung lại, chúng ta thấy, thấp thoáng đằng sau những tư tưởng về mĩ học xuất hiện, khẳng định vai trò của cá nhân, nghệ thuật là sản phẩm độc đáo, riêng có của những bậc thiên tài.

Trên cơ sở tiếp thu có chon lọc những yếu tố tích cực trong quan niệm về các quan hệ trong đời sống thẩm mĩ của các nhà mĩ học trước C.Mác, chủ nghĩa Mác – Lênin đã làm một cuộc cách mạng trong lĩnh vực mĩ học, đó là

đưa khái niệm thực tiễn và trong đời sống thẩm mĩ của con người. đời sống thẩm mĩ là sự tác động qua lại của chủ thể và khách thể (bao gồm nghệ thuật), chủ thể là chủ thể của đối tượng của đối tượng, đối tượng là đối tượng của chủ thể, đây là hai mặt không thể tách rời của quan hệ thẩm mĩ. Khác với các trường phái mĩ học ngoài mác xít, mĩ học Mác – Lênin cho rằng, tất cả cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài, tình cảm, thị hiếu, lí tưởng thẩm mĩ đều mang bản chất xã hội. Quan hệ thẩm mĩ trong phạm vi nghiên cứu của mĩ học Mác – Lênin không phải là bất động, tĩnh tại mà nó luôn luôn vận động theo dân tộc, giai cấp và thời đại. Đây chính là bước đột phá quan trọng trong quan niệm về bản chất của nghệ thuật, làm rõ bản chất sáng tạo của con người theo qui luật của cái đẹp.

Trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta xác định giáo dục - đào tạo cùng với khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu nhằm xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách con người, trong đó phải không ngừng hoàn thiện nhân cách con người về mặt thẩm mĩ. Chúng ta bước vào giai đoạn chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế tri thức có vai trò quan trọng trong việc phát triển lực lượng sản xuất; vì vậy nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn này là tập trung mọi nguồn lực cho việc xây dựng con người phát triển toàn diện, tức là con người có đủ thể và lực để bước vào một thời đại mới, thời đại văn minh, trí tuệ. Cùng với những nguồn năng lượng mới từ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạt hóa đất nước chắc chắn sẽ tao ra những bước đột phá về đời sống vật chất, đi cùng với nó là những đổi thay về đời sống tinh thần của xã hội.

Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh toàn diện các hình thức giáo dục theo hướng xã hội hóa nhằm tạo ra những sản phẩm vừa hợp lí về kĩ thuật, hài

hòa thân thiện với môi trường, vừa tham gia vào quá trình điều chỉnh hành vi, hình thành nên thói quen, nếp sống, nếp nghĩ mới vừa mang tính khoa học, nâng cao thẩm mĩ của con người. Môi trường sống, môi trường học tập và rèn luyện được tổ chức một cách hợp lí, hài hòa, thân thiện, sẽ góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách con người, nhất là học sinh, sinh viên.

Sự nghiệp “ trồng người” là việc làm của toàn dân. Sự xa rời các giá trị thẩm mĩ truyền thống, sự lệch lạc về lối sống, sự xuống cấp của thị hiếu thẩm mĩ đang là vấn đề nhức nhối trong công tác giáo dục nhân cách con người về thẩm mĩ. Do đó, cần phải giáo dục và rèn luyện nhân cách của con người toàn diện là việc làm cấp thiết, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên, tầng lớp thanh niên vì đây là một lực lượng rất quan trọng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, là đội nhũ kế cận của cách mạng.

Hướng đến xây dựng một nền giáo dục thẩm mĩ toàn diện, toàn dân. Công việc này không thể thực hiện ngày một ngày hai là hoàn thành được mà đòi hỏi phải có thời gian, phải đầu tư, chung sức của toàn xã hội dưới sự chỉ đạo của Nhà nước thông qua chương trình dài hạn.

PHỤ LỤC

KẾT QUẢ XỬ LÍ PHIẾU ĐIỀU TRA

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 182 học sinh, sinh viên Trường Văn hóa – Nghệ thuật Đà Nẵng bằng cách phát phiếu kê các giá trị, người tham gia đánh dấu vào các mục họ đồng ý. Sau đó tính ra tỉ lệ người đánh dấu vào các giá trị trên tổng số 182 học sinh, sinh viên. Kết quả khảo sát đath được như sau:

Câu Các nhận định Kết quả

1

Theo bạn, chủ thể thẩm mĩ là:

a. Con người xã hội 31/182

b. Cái tôi trong nghệ thuật 22/182

c. Con người với các thành tố: cảm xúc, thị hiếu, lí tưởng thẩm mĩ 110/182 d. Cá nhân 10/182 e. Ý kiến khác 9/182 2 Theo bạn, khách thể thẩm mĩ là: a. Cái đẹp 24/182 b. Cái thẩm mĩ 4/182

c. Toàn bộ những hiện tượng trong cuộc sống 42/182 d. cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài tồn tại khắp nơi trong 105/182

cuộc sống

e. Ý kiến khác 7/182

3

Cảm xúc của chủ thể về cái đẹp xuất hiện khi:

a. Chủ thể tiếp xúc trực tiếp với khách thể, cảm xúc xuất hiện ngay

18/182 b. Chủ thể tiếp xúc trực tiếp với khách thể qua quá trình

chọn lọc, cảm xúc mới xuất hiện

37/182 c. Khi có nguồn kích thích của khách thể và chủ thể có ý

hướng tinh thần của mình vào khách thể đó

88/182 d. Chỉ cần bản thân khách thể chứa đựng các yếu tố thẩm

39/182

4

Bạn có thường xuyên tham gia vào các hoạt động xã hội, công tác xã hội không?

a. Rất thường xuyên 9/182

b. Khá thường xuyên 20/182

c. Thường xuyên 51/182

d. Thỉnh thoảng 100/182

e. Không bao giờ 2/182

5

Theo bạn, để giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, sinh viên có thể thực hiện bằng các hình thức nào? (Hãy điền số thứ tự từ 1 đến 5 tương ứng với hình thức bạn cho là quan trọng nhất)

a. Các giá trị nghệ thuật 112/182

b. Mĩ học Mác- Lênin 30/182

c. Lao động, thông qua lao động 30/182

d. Nêu gương người tốt, việc tốt 12/182

e. Giáo dục cái đẹp trong tự nhiên /182 6 Theo bạn, để đánh giá nhân cách con người thì chúng ta dựa

vào các yếu tố:

a. Văn hóa tri thức 16/182

b. Văn hóa đạo đức 79/182

c. Văn hóa thẩm mĩ 17/182

e. Ý kiến khác: 61/182 7

Ngoài thời gian học tập ở nhà trường, bạn còn tham gia:

a. Phong trào văn hóa văn nghệ nơi cư trú 72/182

b. Sinh hoạt câu lạc bộ 22/182

c. Các hoạt động tình nguyện 60/182

d. Ý kiến khác 61/182

8

Bạn thường chọn những tác phẩm nghệ thuật có chứa đựng nội dung như thế nào để thưởng thức:

a. Những tác phẩm về đề tài tình yêu lứa đôi 36/182 b. Những tác phẩm về đề tài cách mạng 15/182 c. Những tác phẩm đơn giản về nội dung, gợi trí tò mò, sôi

động, trẻ trung

62/182 d. Chứa đựng những triết lí về cuộc sống 37/182 e. Hình thức lạ, bắt mắt, nội dung không quan trọng 24/182

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THƯC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w