Trường Văn hóa – Nghệ thuật Đà Nẵng và tình hình đời sống thẩm mĩ dưới ảnh hưởng mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của học sinh,

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THƯC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 66)

mĩ dưới ảnh hưởng mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của học sinh, sinh viên hiện nay

2.2.1. Vài nét tổng quan về Trường Văn hóa – Nghệ thuật Đà Nẵng

Trường Văn hóa – nghệ thuật Đà Nẵng không chỉ là chiếc nôi đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố Đà Nẵng, mà còn đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ văn hóa nghệ thuật cho các tỉnh trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường đã và đang phát huy năng lực chuyên môn, nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong các ngành văn hóa từ cấp thành phố, tỉnh đến cấp huyện, xã phường và góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của ngành Văn hóa – Thông tin và Giáo dục và Đào tạo.

Hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Trường văn hóa – Nghệ thuật Đà Nẵng không ngừng thực hiện tốt nội dung Nghị Quyết 33/NQ_TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng

trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” mà còn thực hiện tốt

tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII trong việc đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng môi trường xã hội dân chủ, văn minh, tiến bộ nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, sáng tạo văn hóa nghệ thuật của nhân dân thành phố Đà Nẵng và nhân dân các tỉnh trong khu vực miền Trung và Tây nguyên, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tinh hoa của xứ Quảng.

Hiện nay, trường Văn hóa – Nghệ thuật có hơn 920 học sinh, sinh viên, trong đó có hơn 600 học sinh hệ trung cấp chính qui với 14 chuyên ngành đào tạo như: Thanh nhạc, nhạc cụ Organ, nhạc cụ dân tộc, sư phạm âm nhạc,sáng tác, văn hóa du lịch, thư viện, bảo tàng, quản lí văn hóa, sư phạm mĩ thuật, thiết kế thời trang, đồ họa, điêu khắc, múa dân gian.

Ngoài hệ chính qui, trường Văn hóa – Nghệ thuật Đà Nẵng còn liên kết với các Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, Trường Đại học Nghệ thuật Huế mở các lớp đại học hệ vừa học vừa làm với các chuyên ngành: Thư viện, Quản lí văn hóa, Văn hóa du lịch, Biên đạo Múa, Huấn luyện Múa, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mĩ thuật tại trường và ở các trung tâm giáo dục thường xuyên của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Mục tiêu đào tạo của Trường là: Ngoài việc nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, trường còn chú trọng đến các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động ngoại khóa của học sinh, sinh viên; tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, rèn luyện cho học sinh, sinh viên vừa đủ đức đủ tài để xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THƯC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 66)