TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THƯC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 55)

Mĩ học là khoa học về các quan hệ thẩm mĩ. Sự tác động qua lại chảu chủ thể và khách thể trong đời sống thẩm mĩ là đối tượng nghiên cứu của mĩ học. Trong lịch sử mĩ học, xác lập mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể thẩm mĩ là tâm điểm của cuộc đấu tranh giữa các trường phái mĩ học duy tâm và duy vật. mối quan hệ chủ thể - khách thể trong đời sống thẩm mĩ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển của mĩ học – triết học.

Các khuynh hướng mĩ học trước C.Mác và ngoài mácxít, do đứng trên lập trường triết học khác nhau nên khi đi vào nghiên cứu đời sống thẩm mĩ chỉ tập trung khai thác một mặt nào đó của các quan hệ thẩm mĩ.

Mĩ học phương Đông hòa tan mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong đời sống thẩm mĩ vào lĩnh vực đạo đức.

Mĩ học Hi lạp cổ đại, khi giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể thẩm mĩ trên cơ sở bản thể luận, tập trung ở thuyết bắt chước.

Mĩ học Tây Âu thời Trung cổ xem đời sống thẩm mĩ của con người là hình ảnh của Chúa trời phủ nhận khả năng sáng tạo của con người trong nghệ thuật.

Mĩ học Tây Âu thời kì cận đại lại đề cao hình ảnh con người cá nhân đầy trách nhiệm và nghĩa vụ quốc gia.

Mĩ học của chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Can - tơ lại thiên về nghiên cứu các phán đoán thị hiếu thẩm mĩ về cái đẹo và cái cao cả, về thiên tài và nghệ thuật trò chơi.

Mĩ học của chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hê – ghen đã nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật, trong sáng tạo nghệ thuật và sự phát triển lịch sử của nghệ thuật.

Mĩ học của chủ nghĩa duy vật hiện thực Tréc – nư – sép – xki lại nghiên cứu cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài trong đời sống hiện thực và sự tái hiện của chúng vào trong nghệ thuật.

Nhìn chung, các trường phái triết học – mĩ học trên đã xem các quan hệ thẩm mĩ là cái vốn có của tinh thần, của cá nhân, của cuộc sống. khắc phục những hạn chế đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã xuất phát từ đời sống, từ lao động, thực tiễn cuộc sống để giải thích các hiện tượng trong đời sống thẩm mĩ. Quan hệ giữa chủ thể - đối tượng, chủ thể - khách thể là đối tượng nghiên cứu của mĩ học. đây chính là quan hệ đặc biệt của con người, ra đời từ lao động của con người. bản chất con người là sáng tạo ra hiện thực theo qui luật của cái đẹp.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THƯC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 55)