Nâng cao mối quan hệ chủ thể khách thể trong đời sống thẩm mĩ của học sinh, sinh viên thông qua việc xây dựng đời sống văn hóa tinh

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THƯC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 96)

của học sinh, sinh viên thông qua việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú.

Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với mặt trái của kinh tế thị trường đem lại, thị hiếu thẩm mĩ lệch lạc, xa rời đạo lí của dân tộc và những tệ nạn đang xâm nhập, tiêm nhiễm vào đời sống học sinh, sinh viên như chủ nghĩa thực dụng, tôn thờ đồng tiền, cờ bạc, ma túy …. Đứng trước tình hình đó, việc nâng cao đời sống tinh thần nói chung và đời sống thẩm mĩ của học sinh, sinh viên của nhà trường nói riêng là việc làm rất cần thiết, với mục đích tạo ra sân chơi lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, môi trường

thẩm mĩ, rèn luyện tốt để học sinh, sinh viên phát triển hài hòa và toàn diện về nhân cách.

Với việc phân tích thực trạng trên, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc bài trừ các tệ nạn xã hội, làm sạch môi trường học đường; cần tổ chức các hình thức nói chuyện, sinh hoạt theo chuyên đề, tọa đàm với các nội dung như: bài trừ tệ nạn ma túy, an toàn giao thông, giáo dục giới tính, đẩy lùi các tệ nạn khác trong học đường – coi đó là thách thức lớn với học sinh, sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước. Tổ chức cho học sinh, sinh viên kí cam kết không mua bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy ngay từ đầu mỗi năm học.

Tích cực đấu tranh chống các hủ tục lạc hậu như: mê tín dị đoan, văn hóa độc hại làm băng hoại các giá trị tinh thần truyền thống bằng cách cung cấp cho học sinh, sinh viên những món ăn tinh thần bổ ích như tham gia các lễ hội truyền thống như lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội cầu ngư, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc và phụng dướng các bà mẹ Việt Nam anh hùng… để giáo dục cho các em những cái đẹp trong cuộc sống. Nhà trường cần dựa vào các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội học sinh, sinh viên phối hợp với các tổ bộ môn để đẩy mạnh tuyên truyền những nét đặc trưng của văn hóa xứ Quảng, tổ chức các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đa dạng hóa các sinh hoạt lễ hội để học sinh, sinh viên có ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc.

Song song với các hoạt động đó, nhà trường cần cổ vũ học sinh, sinh viên thực hiện cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Tuổi trẻ sống đẹp”, “ Sống, học tập và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, bằng các biện pháp như thực hiện tháng hành động “ Văn minh học đường”, tổ chức cuộc thi Olimpic các môn khoa học Mác – Lênin giữa

các khối lớp, tổ chức cho các em tìm hiểu về Luật Giao thông, Luật giáo dục, … Xây dựng chế độ tự quản trong học sinh, sinh viên, đăng kí qui chế về nếp sống văn minh đô thị ở tổ dân phố, trong kí túc xá, trong trường học và nơi cư trú. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao như tổ chức các giải thường niên như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng chuyền bãi biển, thành lập các câu lạc bộ như câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ thư pháp, câu lạc bộ thời trang… mở rộng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, kết nghĩa với các đơn vị bộ đội, công an để các em có điều kiện bộc lộ và rèn luyện năng khiếu thẩm mĩ của mình đồng thời làm phong phú thêm đời sống tinh thần của học sinh, sinh viên. Để các phong trào trên hoạt động có hiệu quả thì nhà trường duy trì thường xuyên các hoạt động đó, đưa vào chương trình hành động từng tháng, từng quí và cần thay đổi linh hoạt các hình thức hoạt động để có thể lôi cuốn càng nhiều học sinh, sinh viên tham gia vào các hoạt động này. Và để nâng cao đời sống thẩm mĩ của học sinh, sinh viên dưới tác động của mối quan hệ chủ thể và khách thể, một việc làm khá quan trọng là cung cấp nhiều hơn nữa các đầu báo, tạp chí chuyên ngành nghệ thuật cho các em. Bởi vì thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông khác như truyền hình, in - tơ - net là phương tiện tuyên truyền hiệu quả, nó đề cập nhiều thông tin trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có lĩnh vực nghệ thuật; mặt khác, học sinh, sinh viên có nhu cầu đời sống tinh thần, trình độ nhận thức, thẩm mĩ tốt, vì vậy báo chí là công cụ giáo dục thẩm mĩ rất hữu hiệu đối với học sinh, sinh viên.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THƯC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 96)