Do yêu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THƯC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 59)

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nâng cao đời sống thẩm mĩ cho học sinh, sinh viên ở trường văn hóa nghệ thuật nói riêng gắn với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải có những con người thực sự là chủ thể của mọi hoạt động. Đặc biệt là, “cần xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách, con người Việt Nam, bảo về và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế” như văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X nêu ra là một yêu cầu cấp bách.

Đất nước đang chuyển mình, đang chủ động và tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi phải mở cửa giao lưu, thiết lập các quan hệ song phương, đa phương trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Giao lưu về văn hóa góp phần kích thích sự du nhập và sáng tạo các giá trị tinh thần, đạo đức, góp phần vào sự phát triển nhân cách đạo đức – thẩm mĩ của con người hiện

đại. Nhưng giao lưu văn hóa trong cơ chế thị trường cũng làm xáo trộn bảng giá trị tinh thần của cha ông ta hàng ngàn đời xây dựng và gìn giữ. Kinh tế thị trường có tính hai mặt, một mặt thúc đẩy kinh tế phát triển, mặt khác nó gây ra hàng loạt những hiệu ứng tiêu cực đối với tiến bộ xã hội, đặc biệt là làm băng hoại các gia trị thẩm mĩ truyền thống. Tác động hai mặt như thế đòi hỏi chúng ta phải xử lí một cách hài hòa, thật phù hợp, thật biện chứng các quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và quốc tế, nhằm tạo ra một sự phát triển hài hòa và bền vững đời sống tinh thần của cá nhân cũng như của xã hội.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC Ý THƯC THẨM MĨ CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w