Về kế toán chi tiết tài sản cố định

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THỦY LỢI 4 - CTCP (Trang 74)

C. Quy trình lập chứng từ và ghi sổ kế toán

3.2.1Về kế toán chi tiết tài sản cố định

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THỦY LỢI 4-CTCP

3.2.1Về kế toán chi tiết tài sản cố định

 Theo nguyên tắc quản lý tài sản cố định của chế độ kế toán hiện hành thì mọi tài sản cố định của Doanh nghiệp đều phải có bộ hồ sơ riêng. Bộ hồ sơ gồm có: Biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hóa đơn mua tài sản cố định, biên bản bàn giao tài sản cố định sử chữa lớn hoàn thành, biên bản đánh giá lại tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, các chứng từ khác có liên quan. Mục đích của việc lập biên bản giao nhận tài sản cố định là nhằm xác nhận việc giao nhận tài sản cố định sau khi hoàn thành bằng xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp phát, được biếu tặng, viện trợ

hoặc góp vốn, thuê ngoài, …được đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên hay theo Hợp đồng liên doanh.

 Biên bản giao nhận tài sản cố định là căn cứ để giao nhận tài sản cố định, căn cứ để kế toán ghi sổ tài sản cố định và các sổ kế toán khác có liên quan. Do đó, nhất thiết Công ty phải lập các biên bản giao nhận tài sản cố định khi có phát sinh tăng hoặc giảm tài sản cố định do mua sắm hoặc điều cho đơn vị khác…Hội đồng giao nhận tài sản cố định trong Doanh nghiệp do Doanh nghiệp quyết định thành lập gồm các thành viên bắt buộc là Giám đốc, Kế toán trưởng của Doanh nghiệp, một chuyên gia kỹ thuật am hiểu về loại tài sản cố định (trong hay ngoài Doanh nghiệp); đại diện bên giao tài sản (nếu có) và các thành viên khác do Doanh nghiệp quyết định.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THỦY LỢI 4 - CTCP (Trang 74)