Những điểm chưa hoàn thiện:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THỦY LỢI 4 - CTCP (Trang 73)

C. Quy trình lập chứng từ và ghi sổ kế toán

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THỦY LỢI 4-CTCP

3.1.2 Những điểm chưa hoàn thiện:

 Về hệ thống sổ sách kế toán: Hiện tại công ty không in sổ cái vì phần mềm đã có chức năng lọc theo từng mã tài khoản.

 Về vấn đề tài sản cố định được mua sắm, hầu như Doanh nghiệp không lập “Biên bản giao nhận tài sản cố định” mà chỉ căn cứ vào các Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên, các Hóa đơn và Quyết định của Tổng Giám đốc, các phiếu chi,… làm căn cứ để đối chiếu, hạch toán và nhập số liệu vào máy tính.Ngoài ra công ty cũng không dùng thẻ TSCĐ để theo dõi từng TSCĐ mà chỉ căn cứ vào Bảng khấu hao TSCĐ và Bảng danh sách TSCĐ.

 Về vấn đề khấu hao tài sản cố định: Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, áp dụng từ năm tài chính 2004, thay thế Quyết định số 166 TC/QĐ/CSTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 là việc trích khấu hao hoặc thôi trích khấu hao đối với những tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cố định tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đến nay, tại Tổng Công ty, những tài sản cố định nào tăng, giảm từ tháng này đến tháng sau mới trích hoặc thôi trích khấu hao. Như vậy chi phí khấu hao thực tế đã phát sinh nhưng không được phản ánh kịp thời, đúng lúc. Điều này trái với nguyên tắc kịp thời của kế toán.

 Về vấn đề sửa chữa lớn tài sản cố định: Tổng Công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định nên khi có nghiệp vụ sửa chữa lớn tài sản cố định xảy ra, nếu chi phí phát sinh quá lớn có thể sẽ không có nguồn để bù đắp ngay.

 Đối với các tài sản cố định đem đi góp vốn liên doanh: Theo Quyết định 15/2006- QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của bộ Tài chính hướng dẫn cách hạch toán các khoản góp vốn liên doanh, Tài khoản 412 không được dung để phản ánh số chênh lệch

Khoản chênh lệch đánh giá lại trong các trường hợp này được phản ánh vào TK 711 – Thu nhập khác (nếu là lãi) hoặc TK 811 – Chi phí khác (nếu là lỗ). Tuy nhiên, trong tháng 12 năm 2008 tại Doanh nghiệp khi phát sinh nghiệp vụ đưa tài sản cố định đi góp vốn liên doanh, kế toán vẫn dung TK 412, điều này không đúng với quy định được đặt ra.

 Qua việc nghiên cứu phương thức hạch toán trên máy tính, việc ứng dụng phần mềm kế toán đã đem lại cho Doanh nghiệp hiệu quả cao trong công tác quản lý, ta cũng nhận thấy việc sử dụng phần mềm có nhiều tiện ích rõ ràng như: công việc hạch toán được triển khai nhanh chóng, tránh được các sai sót, nhầm lẫn của trường hợp làm thủ công…Tuy nhiên, các phần mềm được thiết kế cho công tác kế toán hay bất kỳ lĩnh vực nào nói chung và phần mềm CADS nói riêng hiện nay vẫn chưa hoàn thiện. một định khoản khi đã được nhập vào máy thì nó sẽ chuyển các số liệu đến tất cả các sổ sách có liên quan đến nghiệp vụ đó. Cuối kỳ kế toán, số liệu này được kết chuyển một cách tự động, đó là một điểm ưu việt của máy vi tính, làm giảm nhẹ sức lao động và nâng cao năng suất lao động trong công tác kế toán. Nhưng nếu có một định khoản sai thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sổ sách của kỳ báo cáo mà người sử dụng rất khó kiểm tra và phát hiện lỗi sai vì số liệu trên sổ sách báo vẫn cân đối. Cho nên, sử dụng phần mềm máy tính cũng nên hết sức cẩn thận, thường xuyên kiew6m3 tra việc nhập số liệu với chứng từ kế toán để hạn chế sai sót.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ tại Tổng công ty Xây dựng Thủy lợi 4-CTCP:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THỦY LỢI 4 - CTCP (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w