Đối với phóng viên, biên tập viên

Một phần của tài liệu Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4 (Trang 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Đối với phóng viên, biên tập viên

Trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ

Trước hết, mỗi phóng viên biên tập viên cần tự nâng cao vốn kiến thức xã hội, văn hóa cho bản thân mình. Trước hết nghề làm báo là nghề đòi hỏi phải giao tiếp rộng rãi với nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp xã hội. Bởi vậy, người làm báo cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức sâu rộng, mà trước hết là giao tiếp văn hóa ứng xử. Sẽ không thể có một tác phẩm báo chí đạt đến độ chuẩn mực cả về nội dung, hình thức nếu người sáng tạo ra nó không có được sự chuẩn mực về kiến thức văn hóa. Trên thực tế có nhiều phóng viên, biên tập viên thành thạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại thiếu

chuẩn mực trong cử chỉ, lời nói, thái độ khi phỏng vấn, quay phim, lên hình..điều này gây phản cảm với công chúng, đặc biệt là những NVNONN.

Để có thể phát huy hiệu quả vai trò và ý nghĩa của các chương trình văn hóa Việt Nam đối với kiều bào ở nước ngoài, đòi hỏi phóng viên, biên tập viên phải có kiến thức nền về văn hóa Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt nam. Từ đó chủ động khai thác những đề tài có chiều sâu, mới mẻ. Đồng thời, phóng viên, biên tập viên cũng cần thường xuyên tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của công chúng là NVNONN ở những thời điểm, bối cảnh lịch sử khác nhau để lựa chọn, tìm tòi những cách thức chuyển tải thông tin sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Trau dồi về trình độ ngoại ngữ

Với những người làm truyền hình VTV4, ngoài những kiến thức đã đề cập, mỗi cán bộ, phóng viên, biên tập viên cần phải trang bị cho mình trình độ ngoại ngữ bảo đảm đáp ứng được yêu cầu giao tiếp và công việc. Trong điều kiện quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, đối tượng công chúng của VTV4 đa phần là những người sống lâu năm ở nước ngoài, nhiều người không thành thạo hoặc không biết tiếng Việt, nhất là thế hệ trẻ. Bởi vậy nếu người phóng viên yếu về ngoại ngữ thì sẽ không thể hoàn thành được nhiệm vụ chứ chưa nói đến việc nâng cao chất lượng chương trình. Do đó, nâng cao trình độ ngoại ngữ phải được coi là yêu cầu bắt buộc trong việc chuẩn hoá đội ngũ những người làm truyền hình đối ngoại của VTV4.

Nâng cao trình độ chính trị, đạo đức văn hóa của người làm báo

Đây là một yêu cầu quan trọng hàng đầu đặt ra cho người làm báo, đặc biệt là làm truyền hình đối ngoại trong giai đoạn hiện nay. Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “người hoạt động báo chí xuất bản phải theo định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng,

tính chiến đấu cao, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiến thức sâu rộng, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ ngày một nâng cao, gắn bó với thực tiễn đất nước”.

Đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị của người làm báo nói chung và của những người làm truyền hình đối ngoại nói riêng được hình thành trên cơ sở thấm nhuần sâu sắc Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản lĩnh chính trị giúp cho người làm truyền hình biết lựa chọn sự kiện, vấn đề để thông tin tới công chúng, cũng như tiết chế mức độ thông tin đảm báo khách quan, tính định hướng đồng thời đảm bảo hiệu quả truyên truyền của tác phẩm tới công chúng.

Tiểu kết chương 3:

Trên cơ sở nghiên cứu khảo sát thực tiễn, tổng hợp phân tích những ý kiến khán giả, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin của các chương trình trên kênh VTV4 nói chung, đặc biệt là các chương trình về văn hóa nói riêng. Theo chúng tôi, các giải pháp để nâng cao chất lượng nội dung, cải tiến hình thức, tạo bản sắc riêng của chương trình dành cho NVNONN cần phải có sự kết hợp giữa Nhà nước, cơ quan báo chí (kênh truyền hình VTV4) và đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Trong đó giải pháp cấp bách đang đặt ra là nâng cao trình độ nghiệp vụ, đọa đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, kiến thức văn hóa, ngoại ngữ của đội ngữ phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, kỹ thuật, quay phim cả những người làm công tác lãnh đạo, quản lý. Ngoài ra, VTV4 cũng cần phải chú ý tới việc nghiên cứu đổi mới công nghệ và tiến hành khảo sát thường xuyên đối tượng công chúng để đáp ứng nhu cầu thông tin văn hóa của kiều bào, hoàn thành tốt sứ mệnh “ mang giá trị Việt ra khắp thế giới”.

KẾT LUẬN

Truyền hình là phương tiện truyền thông có ảnh hưởng sâu rộng tới xã hội, là công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân. Với đặc điểm chuyển tải thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, một cách nhanh nhạy, chân thực, sinh động, khả năng vượt qua mọi rào cản biên giới quốc gia, Kênh thông tin đối ngoại VTV4 ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong hệ thống các chương trình truyền hình của Đài THVN.

Với số lượng gần 4,5 triệu người, kiều bào người Việt có những đóng góp không nhỏ vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, văn hoá, con người Việt Nam với bạn bè trên thế giới. Nhu cầu được tiếp cận thông tin về quê hương đất nước cũng là một khao khát rất lớn của đông đảo kiều bào ta. Hiện nay, VTV4 có sẵn đội ngũ cộng tác viên ở rất nhiều quốc gia khác nhau trải đều khắp ở các nước châu Á, châu Âu hay ở tận một số quốc gia châu Phi xa xôi. Chính vì vậy, kênh truyền hình VTV4 từ khi ra đời đến nay (1998) được xem là kênh truyền hình duy nhất của Việt Nam có tầm phủ sóng vệ tinh toàn cầu, đã và đang trở thành một nhịp cầu thông tin không thể thiếu đối với kiều bào sống xa tổ quốc. Qua khảo sát và tổng hợp ý kiến khán giả và trên cơ sở vận dụng lý luận báo chí và truyền hình để phân tích, đối chiếu, so sánh, chúng tôi rút ra một số kết luận:

Trong thời gian qua, với những ưu thế vượt trội cả về phương diện kỹ thuật cũng như đặc điểm thông tin là sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh, VTV4 đã chuyển tải khối lượng thông tin, đặc biệt là thông tin văn hóa tới với cộng đồng NVNONN hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin của kiều bào ở nước ngoài. Đồng thời đoàn kết, vận động tập hợp gần 4,5 triệu kiều bào đang làm ăn sinh sống trên khắp thế giới hướng về xây dựng tổ quốc, tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh, chống lại những luận điệu xuyên tạc , âm

mưu diễn biến hòa bình của các thế lực quốc tế và bọn phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta.

Việc lựa chọn và đưa lên sóng nhiều chương trình giới thiệu về các loại hình văn hóa như: chèo, cải lương, dân ca..mang đặc trung của cả 3 miền; giới thiệu những tinh hoa văn hóa trong phong tục, tập quán của 54 dân tộc anh em… có thể nói VTV4 đã đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu tới đồng bào ở nước ngoài cũng như du khách trên thế giới tinh hoa văn hóa Việt về một nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Từ đó, VTV4 đã trở thành nhịp cầu tinh thần giúp cho khoảng cách giữa cộng đồng NVNONN với tổ quốc ngày một gần gũi, gắn bó hơn.

Ngoài ra, các chương trình văn hóa trên kênh VTV4 cũng đã góp phần thiết thực giúp cộng đồng kiều bào gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, duy trì ngôn ngữ tiếng Việt. Qua đó, giúp kiều bào tự tin hòa nhập vào xã hội, đất nước sở tại, ổn định cuộc sống.

Đây cũng chính là những đặc điểm cơ bản và cũng là những ưu điểm về nội dung của các chương trình văn hóa trên VTV4 đã đạt được mà chúng tôi đã tập trung phân tích ở chương 2 của luận văn này.

Tuy nhiên, VTV4 còn bộc lộ một số hạn chế trong công tác quảng bá văn hóa Việt Nam tới kiều bào ở nước ngoài. Điều này, được thể hiện rõ ở cả mặt nội dung và hình thức của chương trình. Một số chương trình văn hóa trên VTV4 còn mang tính chất tuyên truyền khá nặng nề, lượng thông tin trong nội dung còn ít. Các thể loại chưa được khai thác triệt để, hình ảnh âm thanh chưa được thực sự chú trọng để phát huy thế mạnh của truyền hình. Điều này làm giảm sức hút, hiệu quả tuyên truyền của VTV4 đối với người nước ngoài và cộng đồng NVNONN.

Để phát huy những thành qủa và khắc phục những hạn chế của VTV4, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp, trong đó tập trung vào việc nâng cao

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức văn hóa, ngoại ngữ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Từ đây, tiến hành việc nâng cao chất lượng nội dung, cải tiến hình thức, tạo bản sắc riêng của các chương trình văn hóa dành cho NVNONN. Để thực hiện được các giải pháp đặt ra cần tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng cơ sở trên các mặt: đề ra định hướng phát triển của VTV4, thường xuyên kiểm tra uốn nắn kịp thời những sai lệch trong quá trình thực hiện mục tiêu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp này, VTV4 sẽ phát huy được thế mạnh của mình, làm tốt hơn nữa vai trò nhiệm vụ trong việc thông tin, tuyên truyền vận đồng cộng đồng NVNONN hướng về tổ quốc, giới thiệu quảng bá văn hóa Việt Nam tới kiều bào nói riêng và toàn thế giới nói chung nhằm nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Tác giả luận văn hy vọng đây là một đóng góp nhỏ trong việc tìm hiểu về thực trạng các chương trình quảng bá văn hóa trên kênh truyền hình VTV4 đối với cộng đồng NVNONN. Do khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ giới hạn khảo sát, nghiên cứu một số chương trình văn hóa có tính chất đặc trưng của VTV4 trong khoảng thời gian từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2012. Những kết luận, kiến nghị rút ra từ cuộc khảo sát trên đây mới chỉ là bước đầu tìm hiểu về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi mong sẽ nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các đồng nghiệp để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài này một cách toàn diện và hệ thống hơn trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

2. Bộ Ngoại Giao (2004), Chương trình hành động của Bộ Ngoại giao thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Ban hành kèm theo Quyết định số 1912/QĐ ngày 01 tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

3. Phạm Hải Bằng (2010), Hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn bản sắc văn hóa và duy trì tiếng Việt, website Tạp chí quê hương online

4. Nguyễn Phú Bình (2000), Thông tin đối ngoại cần chú ý tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Thông tấn – Nội san nghiệp vụ TTXVN, Hà Nội

5. Lê Thanh Bình, (2008), bài phát biểu Xu hướng văn hóa-truyền thông thế giới tác động đến báo chí, ngoại giao văn hóa quốc tế đương đại và khuyến nghị cho Việt Nam, Hội thảo “ Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững” 6. Lê Thanh Bình (2005), Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa – Xã hội,

Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

7. Lê Thanh Bình (2012), Báo chí và Thông tin đối ngoại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

8. Trần Văn Bình (2008), Văn hóa trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí thông tin đối ngoại, số 1, tr.10-12

9. Nguyễn Trần Bạt (2006), Văn hóa và con người, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

10. Bạch Ngọc Chiến (2008), Vai trò của truyền thông trong công tác Ngoại giao Văn hóa, Hội thảo “ Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững”.

11. Bạch Ngọc Chiến (2010), báo cáo tham luận tại Hội thảo nâng cao chất lượng công tác giáo dục tuyên truyền cho cộng đồng NVNONN thông qua các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam.

12. Nguyễn Mạnh Cường (2011), Tham luận Chính sách đối với cộng đồng NVNONN, Hội nghị về di cư quốc tế, xây dựng và quản lý dữ liệu cho hoạch định chính sách (1-2/6/2011), Hà Nội.

13. GS. Hà Minh Đức (2009), Văn hóa và sự phát triển của khoa học công nghệ, Nhân dân cuối tuần, số 75

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, số 36 – NG/TW ngày 26/3/2004.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Chỉ thị về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại, số 26 – CT/TW ngày 10/9/2008.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, số 16 – CT/TW ngày 1/8/2007.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Chỉ thị về đổi mới và tăng cường công tác Thông tin đối ngoại, số 11 – CT/TW ngày 13/6/1992.

18. Trần Trọng Đăng Đàn (1997), Người Việt Nam ở nước ngoài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Trần Trọng Đăng Đàn (23/3/2006), Tư liệu tham khảo: Người Việt Nam ở nước ngoài đầu thế kỷ XXI: Số liệu và bình luận, website Tạp chí quê hương

http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Uy-ban-Nha-nuoc-ve- nguoi- Viet-Nam-o-nuoc-ngoai/Gioi-thieu-chung-/2006/03/23F125BB/

18. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hoá và đổi mới, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

19. Hương Giang (2011), Kiều bào kiến nghị đẩy mạnh hỗ trợ giữ gìn bản sắc Việt, Báo Thanh niên online

http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200947/20091122233642.aspx

20. Vũ Quang Hào (2005), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 21. Hoàng Hồng Hạnh (2008), Công tác biên tập các chuyên mục dành cho

người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh VTV4 – Đài THVN, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội.

22. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, XNB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

23. Hải Lê (8/8/2012), Tiếng Việt – cầu nối gắn kết thế hệ trẻ kiều bào với quê hương, Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30111&c n_id=536893

24. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), Tập 3, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 25. Như Nguyễn (2008), VTV4 góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam, báo

Thanh Niên, số ra ngày 04/5/2008.

http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Uy-ban-Nha-nuoc-ve-nguoi-Viet- Nam-o-nuoc-ngoai/Bai-viet,-tra-loi-phong-van-/2010/11/3C42EA65/

26. Phạm Minh Sơn - Nguyễn Thị Quế (2009), Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

27. Dương Xuân Sơn – Đinh Văn Hường – Trần Quang, (2007), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (tái bản), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Thanh Sơn (2009), 50 năm công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài - những bài học kinh nghiệm, Tạp chí thông tin đối ngoại, số 9, tr.9-12.

30. Nguyễn Thanh Sơn (2010), Kết quả 6 năm triển khai Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN, Tạp chí quê hương, ngày 4/11/2010 http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Uy-ban-Nha-nuoc-ve- nguoi-Viet-Nam-o-nuoc-ngoai/Bai-viet,-tra-loi-phong-van-

Một phần của tài liệu Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4 (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)