Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc VN trong cộng

Một phần của tài liệu Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4 (Trang 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc VN trong cộng

đồng NVNONN

Với bất kỳ quốc gia nào, việc truyền bá, giáo dục những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình bao giờ cũng được ưu tiên hàng đầu.

Đây cũng là một nhiệm vụ đặt ra với VTV4 trong công tác tuyên truyền. Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà VTV4 giới thiệu tới cộng đồng NVNONN bao gồm toàn bộ cái hay, cái đẹp trong nền văn hóa tinh thần, sự hiểu biết về những giá trị sáng tạo của nhân dân qua các thời đại, những phong tục tập quán, lễ hội có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, những tình cảm tốt đẹp của cộng đồng như tình yêu đất nước, quê hương, sự cảm thông chia sẻ đoàn kết dân tộc, những truyền thống đáng được trân trọng, phát huy như: tinh thần hiếu học, cần cù lao động, …thông qua những nội dung này, VTV4 không chỉ thỏa mãn được nhu cầu hưởng thụ văn hóa, giải trí mà còn góp phần giáo dục, xây dựng lối sống tích cực cho cộng đồng NVNONN. Hiểu biết sâu sắc truyền thống văn hóa của dân tộc là cơ sở để cộng đồng tự tin hòa nhập vào xã hội ở đất nước sở tại. Mặt khác nó khơi dậy trong cộng đồng niềm tự hào, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hướng về cội nguồn.

“Kênh truyền hình dành cho người Việt Nam ở xa Tổ quốc VTV4 ra đời, phát sóng 24/24 giờ từ Bắc đến Nam bán cầu thực sự đã mang lại niềm vui cho người Việt ở khắp năm châu. Qua kênh truyền hình này, người ở xa quê có nhiều thông tin trong nước, được nghe các ca khúc Việt Nam, học thêm được cách nấu nhiều món ăn Việt Nam. Đặc biệt là được thưởng thức các loại hình sân khấu, biểu diễn truyền thống của nước nhà. Nhiều người cao tuổi, xa quê hơn 30 năm vẫn luôn nhớ tới những làn điệu chèo, câu vọng cổ, quan họ, chầu văn… khi xem VTV4 đều không cầm được nước mắt…” Bà Phùng Kim Vi, Việt kiều Mỹ tâm sự. Bà cũng cho biết: Thế hệ trẻ sinh ra ở nước ngoài không được tiếp xúc nhiều với văn hóa truyền thống, nhưng qua kênh VTV4 cũng biết được nhiều hơn về Việt Nam, nhiều cháu rất thích các món ăn Việt Nam và học nấu món ăn Việt qua ti vi.

Ngôn ngữ (gồm tiếng nói, chữ viết) chính là một trong những thành tựu của mỗi quốc gia, dân tộc, là biểu hiện đậm nét nhất của mỗi nền văn hóa, mỗi quốc gia, dân tộc. Nó là công cụ tư duy và phương diện giao tiếp đồng thời là một thành tố cơ bản để hình thành và duy trì nền văn hóa. “Ngôn ngữ khác nhau làm cho người ta ngăn cách và không thể hiểu nhau…muốn am hiểu một nền văn hóa thì phải nắm vừng ngôn ngữ của nó. Ý nghĩa truyền bá ngôn ngữ đối thoại là ở chỗ này. Ngôn ngữ là xiêm áo của văn hóa, cũng là công cụ và và chuyển tải truyền bá văn hóa”.

Với cộng đồng NVNONN, họ chỉ có thể cảm nhận được đầy đủ, sâu sắc tinh hoa giá trị, bản sắc riêng biệt, độc đáo của nền văn hóa Việt Nam thông qua tiếng Việt. Chính tiếng việt và nền văn hóa Việt Nam là sợi dây liên kết bền chặt giữa cộng đồng NVNONN với tổ quốc. Do vậy, việc truyền bá tiếng Việt là con đường cơ bản nhất để duy trì, phát triển và phát huy tinh thần Việt, văn hóa Việt trong cộng đồng NVNONN và thông qua đó quảng bá hình ảnh quốc gia VN. Tuy nhiên,có một thực tế không thể phủ nhận là cùng với nỗ lực hòa nhập cộng đồng sở tại, thì những yếu tố văn hóa dân tộc có thể cũng dần bị phai nhạt. Quá trình đó diễn ra tự nhiên, xuất phát từ sức ép của hội nhập văn hóa sở tại, từ những khó khăn của cuộc sống hàng ngày mà không còn thời gian cho sự quan tâm đầy đủ đến việc giữ truyền thống văn hóa dân tộc, đến việc duy trì tiếng Việt cho các thế hệ tiếp theo. Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn còn rất nhiều em không biết, biết ít hoặc không quan tâm đến văn hóa dân tộc Việt Nam, không nói được tiếng Việt và xu hướng này đang tăng lên, tạo ra nguy cơ mai một văn hóa, truyền thống dân tộc và tiếng Việt trong cộng đồng. Điều này dẫn tới một thực tế là các thế hệ trẻ kiều bào, nhất là thế hệ thứ 3, thứ 4, mặc dù có thể hiểu được song các em hầu như không nói được tiếng Việt. Chính vì vậy, việc duy trì tiếng mẹ đẻ và giữ gìn

bản sắc văn hóa truyền thống đang là thách thức lớn đối với những thế hệ tiếp sau của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, trọng tâm của công tác đối với NVNONN là cần củng cố và phát triển toàn diện cộng đồng NVNONN nói chung và thế hệ trẻ kiều bào nói riêng trong cả nhận thức và hiểu biết về văn hóa, lịch sử đất nước, truyền thống của dân tộc và đặc biệt là bảo tồn, phát triển và thúc đẩy việc học tiếng Việt tại khắp các quốc gia trên thế giới, nơi bà con kiều bào ta sinh sống.

Xác định được vai trò quan trọng của tiếng Việt trong việc giúp cộng đồng gìn giữ và phát huy bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, ngày 22/3/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 281/QĐ- TTG về việc phê duyệt Đề án “ Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài”. Đài truyền hình Việt Nam là một thành viên của Ban điều hành dự án có nhiệm vụ tham gia xây dựng các kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện đề án theo lĩnh vực được giao. Sau 8 năm, đề án “Hỗ trợ dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” được Nhà nước ta triển khai đã góp phần giúp kiều bào ở nhiều nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Ucraina… củng cố, giữ gìn ngôn ngữ tiếng Việt một cách hiệu quả. Trong đó, VTV4 đã tham gia một cách có hiệu quả vào việc giúp công đồng kiều bào ta có điều kiện duy trì ngôn ngữ tiếng Việt bằng việc phát sóng chương trình “Dạy tiếng Việt trên truyền hình”

Khung thời gian được phát sóng của chương trình là 1 tuần/1 số, thời lượng của mỗi chương trình là 30p. Trong khuôn khổ khảo sát của luận văn từ tháng 5/2011- 5/2012, VTV4 đã phát sóng tổng cộng là 52 chương trình “Dạy tiếng Việt cho người lớn”. Tuy nhiên, từ năm 2012 VTV4 đã tăng thời lượng phát sóng cho chương trình, theo đó chương trình được phát vào lúc 7h30 phút thứ hai hàng tuần và được phát lại vào 23h30 phút cùng ngày.

Đối tượng mà chương trình hướng tới là người Việt thế hệ thứ hai, thứ ba; những người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Bởi lẽ, một thực trạng đang diễn ra hiện nay là không ít thanh thiếu niên Việt kiều thế hệ thứ 3, thứ 4 sinh ra và lớn lên ở nước sở tại không nói được tiếng Việt, những bạn trẻ này cũng biết rất ít về lịch sử, văn hóa dân tộc. Mối liên hệ giữa họ với quê hương chỉ thông qua người thân là ông bà, cha mẹ. Do vậy, chương trình dạy tiếng Việt

Một phần của tài liệu Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)