7. Kết cấu của luận văn
2.4.2.2. Những hạn chế
- Về nội dung:
Nhìn chung nội dung thông tin văn hóa trong một số chương trình trên VTV4 chưa thật sự hay và hấp dẫn khán giả. Các mục chưa được cải tiến thường xuyên, còn chậm hoặc khuôn mẫu.
Trong khảo sát vừa qua cho thấy chương trình Dạy tiếng Việt hiện nay trên VTV4 được ít người quan tâm. Về vấn đề này, giám đốc kênh VTV4 Bạch Ngọc Chiến cho biết trong các chuyến đi công tác và tiếp xúc công chúng ở nước ngoài, bản thân ông cũng nhận được phản ánh từ khán giả rằng chương trình Dạy tiếng Việt trên VTV4 hiện nay không hấp dẫn đối với NVNONN. Nhiều người cho biết, họ rất mong muốn con em họ học tiếng Việt, nhưng do chương trình không phù hợp nên khó mà bắt con em họ học theo chương trình này được. Ông cho biết “Chương trình Dạy tiếng Việt” phát trên VTV4 là do VTV2 sản xuất theo giáo trình đã cũ, nội dung không hấp dẫn, nhiều cảnh quay gượng ép dưới góc độ sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt của diễn viên. Trong tương lai, VTV4 sẽ phải nghiên cứu nhu cầu của công chúng
để xây dựng một chương trình Dạy tiếng mới phù hợp, do VTV4 thực hiện có sự cố vấn của các chuyên gia.
Một số chương trình văn hóa trên VTV4 còn mang tính chất tuyên truyền khá nặng nề, lượng thông tin trong nội dung còn ít. Đề tài vẫn còn bị bó hẹp trong khuôn mẫu, đôi khi còn bị trùng nhau. Điều này làm giảm sức hút, hiệu quả tuyên truyền của VTV4 đối với người nước ngoài và cộng đồng NVNONN. Nguyên nhân của hạn chế này là do VTV4 chưa chủ động trong sản xuất chương trình, còn phụ thuộc nhiều vào các chương trình khai thác trong nước. Do vậy, có những chương trình phát đi phát lại rất nhiều lần khiến cho khán giả cảm thấy nhàm chán. Ví dụ như chương trình Văn hóa Việt – Thông điệp từ cổ vật “ Thông điệp từ văn hóa mộ thuyền Đông Sơn” phát sóng vào 5h30 ngày 23/5/2012, và được phát đi phát lại 5 lần liên tiếp trong một tuần ở hai khung giờ là: 17h30 và 5h30. Hạn chế này cũng được phản ánh qua phân tích ý kiến của khán giả, mới chỉ có 18,4% khán giả đánh giá chất lượng chương trình văn hóa trên VTV4 là phong phú, hấp dẫn, có tới 40% khán giả đánh giá đề tài khai thác lĩnh vực văn hóa của VTV4 ở mức bình thường. Đa phần các chương trình về văn hóa thường tập trung khai thác ở những đề tài mang tình truyền thống, khá vắng bong các đề tài đương đại dẫn đến cách thể hiện gây nhàm chán cho công chúng.
- Về hình thức:
Hình thức đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm báo chí hay của chương trình phát thanh, truyền hình. Do vậy, những hạn chế của yếu tố hình thức cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng hiệu quả thông tin tuyên truyền. Bởi vậy, ngoài vấn đề về nội dung, hình thức của các chương trình VTV4 cũng là yếu tố được kiều bào rất quan tâm. Qua khảo sát cho thấy, có 40% số người được hỏi cho rằng hình thức thể hiện của VTV4 là bình thương; 28,2% nhận xét là kém hấp dẫn.
Phần lớn các chương trình văn hóa trên VTV4 thường được thể hiện dưới dạng thể loại phóng sự, phim tài liệu, ký sự… Sức mạnh của các thể loại này nằm ở việc sử dụng ngôn từ, bút pháp, giọng điệu giàu chất văn học. Tuy nhiên, hiện nay trên phương diện lý luận chưa có sự thống nhất về phóng sự truyền hình. Bởi vậy, tình trạng hiểu chưa đúng về phóng sự truyền hình hoặc chưa nắm vững về tiêu chí của thể loại gắn liền với đặc trưng của loại báo hình vẫn còn phổ biến. Điều này dẫn tới nhiều khi dễ dãi trong cách khai thác xử lý thông tin lựa chọn nhân vật, cách phỏng vấn, viết lời bình.
Ngoài ra, sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hình ảnh và âm thanh vẫn chưa thực sự được chú trọng, điều này tạo nên cho tác phẩm thiếu chiều sâu và sức lay động tới công chúng.
Một số chương trình được đánh giá cao về nội dung và hình thức, nhưng gặp phải một số trục trặc trong khâu truyền dẫn khiến cho việc tiếp nhận thông tin bị gián đoạn.
Phân tích và làm rõ những ưu điểm, thế mạnh của công tác quảng bá văn hóa trên VTV4, đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế của chương trình là một công việc cần thiết. Điều này sẽ giúp cho chương trình ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu thông tin của NVNONN và tăng tình hiệu quả tuyền truyền vận đồng tập hợp đoàn kết, cũng như gìn giữ và phát huy văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Tiểu kết chương 2:
Dựa trên việc khảo sát về số lượng, tần suất các tác phẩm giới thiệu, quảng bá về văn hóa Việt Nam trên kênh VTV4. Trong chương 2 tác giả đã tập trung làm rõ những nội dung quan trọng trong việc quảng bá văn hóa tới NVNONN trên VTV4, đồng thời qua đó khẳng định được hiệu quả của chương trình văn hóa tới kiều bào ở nước ngoài thông qua sự phản hồi của khán giả giả gửi về qua hộp thư.
Tuy nhiên, qua khảo sát cũng nhận thấy một số hạn chế trong các chương trình văn hóa trên kênh VTV4 ở cả nội dung và hình thức. Điều nay đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tiếp nhận thông tin của khán giả. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh thông tin gay gắt như hiện nay đã đặt VTV4 trước nhiều thách thức mới. Chính vì vậy, việc cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình không chỉ là đòi hỏi của công chúng mà là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thường xuyên, liên tục của VTV4 nhằm duy trì và phát huy những ưu thế của truyền hình trong công tác tuyên truyền, vận động kiều bào nói chung và quảng bá nền văn hóa Việt Nam tới cộng đồng NVNONN nói riêng. Từ cơ sở này, trong chương 3 của Luận văn, tác giả xin được nêu ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chương trình văn hóa trên VTV4.
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÁ VĂN HÓA
DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 3.1. Kinh nghiệm quảng bá văn hóa
Việt Nam là một quốc gia mang dấu ấn rõ nét của nền văn hóa phương Đông nông nghiệp. Nhưng với bản chất của một đất nước nằm giữa ngã ba đường của nhiều luồng tư tưởng văn hóa nên bản sắc của nền văn hóa Việt là sự tiếp biến, giao lưu, dung hòa những yếu tố ngoại lai với yếu tố bản địa. Theo dòng chảy lịch sử, các yếu tố văn hóa kết tinh ở những giá trị vật thể như những công trình kiến trúc nghệ thuật cung vua, phủ chúa, lăng tẩm, chùa chiền, đền đài, miếu mạo, những di tích khảo cổ học,… và những giá trị phi vật thể như ngôn ngữ, nghệ thuật thanh sắc, lễ hội, ẩm thực, trang phục truyền thống, phong cách ứng xử, giao tiếp,… đã trở thành “hồn” của dải đất hình chữc S, tạo nên bẳn sắc riêng có của đất nước, con người Việt Nam. Văn hóa đã trở thành sợi dây liên kết 54 dân tộc anh em và những người con xa xứ trên khắp mọi miền tổ quốc. Đồng thời, còn tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách tới Việt Nam. Thực tế là trong những năm gần đây, “Du lịch văn hóa” với điểm đến là những nơi chứa đựng giá trị văn hóa lâu đời được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế.
Trong khu vực ASEAN, một số quốc gia như Thái Lan, Xinhgapo, Malaysia đã và đang nỗ lực xây dựng hình ảnh quốc gia thông qua các chiến dịch quảng bá nền văn hóa riêng có nhằm thu hút khách nước ngoài. Với nguồn kinh phí lớn được rót vào các chương trình quảng bá văn hóa trên các kênh truyền hình quốc tế và các phương tiện thông tin đại chúng, đã khiến cho lượng khách du lịch đến các nước này tăng vọt trong thời gian qua, và
cũng chính hàng chục triệu du khách nước ngoài đó đã trở thành những “tuyên truyền viên” đắc lực cho các quốc gia này khi họ quay trở về nước.
Có một điều dễ nhận thấy đó là rất nhiều nước hiện nay chú trọng vào quảng bá văn hóa ẩm thực và phong tục, tập quán. Trong chiến lược quảng bá văn hóa và xây dựng hình ảnh đất nước, chính phủ Indonesia nhấn mạnh quảng bá qua con đường ẩm thực, bằng việc tiến tới xây dựng các món ăn truyền thống mang tính biểu tượng quốc gia. Nắm bắt được xu thế bùng nổ của công nghệ thông tin, Indonesia đang từng bước định hình tại nhiều quốc gia những sắc thái văn hóa mang tính phổ quát thông qua sự phổ biến một cách rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
Ngoài ra, đất nước có thể xem thành công nhất trong việc quảng bá văn hóa và tạo ra được làn sóng lan rộng ra nhiều quốc gia, không thể không nói đến Hàn Quốc. Bằng nhiều con đường khác nhau: điện ảnh, truyền hình, lễ hội…Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia hiếm hoi đã khẳng định được sự thành công trong việc quảng bá văn hóa dân tộc. Rất nhiều quốc gia đã coi chiến lược quảng bá hình ảnh đất nước bằng truyền thông của Hàn Quốc là con đường mẫu mực, trong đó có cả cường quốc về văn hóa truyền thống – Trung Quốc.
Quảng bá văn hóa VN có nhiều phương thức, nhiều hình thức, từ đơn giản đến phức tạp, từ việc lớn đến cử chỉ nhỏ trong ứng xử giao tiếp giữa chủ và khách... Việc quảng bá văn hóa trong thế giới phẳng, trong hoàn cảnh VN đã gia nhập WTO thì có khác hơn. Tuy nhiên, dù ở hình thức hay phương thức nào, mọi hoạt động quảng bá văn hóa của chúng ta cần phải làm nổi bật hai nhân tố cơ bản của truyền thống dân tộc là anh hùng và văn hiến. Mục đích của việc quảng bá văn hóa Việt Nam cho NVNONN chính là khơi dây tâm hồn ở mỗi kiều bào khát vọng mãnh liệt tình yêu tổ quốc và long tự hào sâu sắc về lịch sử hào hùng của dân tộc, từ đó mỗi kiều bào là một “sứ giả văn
hóa” tích cực tham gia, tuyên truyền, giới thiệu với bạn bè quốc tế về nền văn hóa được kết tụ hàng ngàn năm. Nhận định về điều này, đồng chí Hoàng Tuấn Anh, Ủy viên BCH TU Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn Hóa, Thông tin & Du lịch cũng đã nhấn mạnh: “Với khoảng 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập, công tác ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nếu chúng ta biết khai thác, phát huy nguồn lực đặc biệt quan trọng này thì đây sẽ là một kênh quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam rất hữu hiệu”.
Đối với Việt Nam, trong thời gian qua, đã có khá nhiều nỗ lực trong tạo dựng và quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam ra khu vực và thế giới nói chung và tới cộng đồng NVNONN nói riêng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chúng ta chưa phát huy hết hiệu quả của việc quảng bá văn hóa ra nước ngoài. Nhìn vào cách người Nhật Bản tôn vinh nghệ thuật trà đạo, cách người Hàn Quốc xuất khẩu phim ảnh hay người Thái Lan tiếp thị về “du lịch quốc gia”, chúng ta có thể nhận ra nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị.
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quảng bá văn hóa Việt Nam