7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Khảo sát tần suất các chương trình có nội dung về bản sắc văn
việc giữ gìn và phát huy tiềm năng du lịch và văn hóa quốc gia. Bạn bè quốc tế cũng sẽ hiểu sâu sắc hơn về Việt Nam thông qua phong tục tập quán, lễ hội, thắng cảnh và bản sắc văn hóa của các vùng miền trên đất nước Việt Nam.
2.1.2. Khảo sát tần suất các chương trình có nội dung về bản sắc văn hóa Việt Nam Việt Nam
Cũng giống như con người không thể đánh mất cái tôi, nền văn hóa Việt Nam tạo dựng hình ảnh Việt trong mắt bạn bè và cộng đồng quốc tế, tạo nên dấu ấn riêng. Nền văn hóa đó càng không thể xa rời được bản sắc văn hóa Việt. Vì đó là đặc trưng, hồn cốt dân tộc, là chiều sâu văn hóa mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng thấy tự hào khi giới thiệu, quảng bá với bạn bè thế giới.
Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, tác giả cuốn sách “ Cơ sở văn hóa Việt Nam” đã viết: “Bản sắc văn hóa là những tính chất văn hóa riêng biệt và độc đáo của mỗi cụm, mỗi nhóm, mỗi vùng và mỗi miền văn hóa” [38, tr. 42]. Theo đó, bản sắc văn hóa Việt Nam là tất cả những tính chất văn hóa riêng biệt và độc đáo của mỗi cụm, mỗi nhóm, mỗi vùng và mỗi miền văn hóa trên đất nước Việt Nam. Đó là: Tiếng việt, Lịch sử Việt Nam, trang phục truyền thống, các phong tục tập quán, âm nhạc, văn thơ, lễ hội…đặc trưng riêng có của Việt Nam.
Bản sắc văn hóa của bất kỳ quốc gia dân tộc nào trên thế giới đều được thấm nhuần, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân của dân tộc, quốc gia đó. Bản sắc văn hóa Việt Nam là tố chất được hợp thành cùng chiều với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bản sắc đó không phải là một hằng số, là những giá trị bất biến, mà có những giá trị mới được hình thành, bồi tụ trong quá trình hội nhập, tiếp biến giữa các nền văn hóa.
Đối với cộng đồng NVNONN, bản sắc văn hóa Việt Nam đã trở thành một phần trong tâm hồn của họ. Dù phải sinh hoạt trong những môi trường khác lạ với nhiều gian nan, khó khăn, thử thách, nhưng kiều bào ta vẫn trụ vững, ổn định và phát triển. Đó là nhờ có sự đoàn kết gắn bó trong cộng đồng và gắn bó với quê hương tổ quốc. Sợi dây đoàn kết ấy tạo nên sức mạnh to lớn ấy chính là những giá trị văn hóa Việt Nam cao đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người Việt xa xứ, được biểu hiện trong niềm tự hào về truyền thống lịch sử, phong tục, tập quá, nếp sống…của Việt Nam. Chính vì thế, cộng đồng NVNONN luôn có nhu cầu được biết và hiểu rõ hơn về nền văn hóa Việt Nam. Từ đó, tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt nam tại nơi mình sống.
Nội dung về bản sắc văn hóa Nội dung về văn hóa
38,2% 66,6%
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ thời lượng về Bản sắc văn hóa Việt Nam trên VTV4
Theo khảo sát trong 1 năm qua, đã có 12 chương trình đi sâu về bản sắc văn hóa Việt Nam, chiếm 38,2 % tổng số chương trình có nội dung về văn hóa được phát sóng trên VTV4. Nội dung các chương trình tập trung vào nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau của bản sắc văn hóa Việt Nam như: lịch sử, ẩm thực, trang phục, âm nhạc, phong tục tập quán,…của Việt Nam. Số liệu nghiên cứu và thống kê về nội dung các chương trình về bản sắc văn hóa như sau:
TT Tên chương trình
1 Chào Việt Nam
2 Theo dòng lịch sử
3 Du lịch và ẩm thực
4 Tâm hồn Việt
5 Thông điệp từ cổ vật
6 Gìn giữ cho muôn đời sau
7 Làng Việt
8 Văn hóa –Hội nhập
9 Sắc màu văn hóa
10 Sân khấu
11 Tác phẩm mới
12 Nghệ thuật và cuộc sông
Bảng 2.3: Nội dung các chương trình về bản sắc văn hóa
Kết quá nghiên cứu cho thấy đề tài về phong tục, tập quán ở các vùng miền trên cả nước chiếm số lượng phát sóng nhiều nhất, tập trung ở nhiều chương trình như: Làng Việt, Sắc màu văn hóa, Văn hóa việt – Tâm hồn việt, Gìn giữ cho muôn đời sau… với thời lượng phát sóng trung bình mỗi chương trình từ 25-30 phút, và được phát lại liên tục trong các khung giờ khác nhau trong ngày và tuần. Tính trung bình một ngày có khoảng 15 lần phát sóng các chương trình khác nhau về bản sắc văn hóa Việt Nam trên VTV4
Trong khi đó chương trình sân khấu thường được phát sóng vào 2h sáng và phát lại thêm 2 lần trong ngày vào buổi chiều và tối hàng tuần, thời lượng phát sóng chương trình sân khấu thường là 60 phút, tuy nhiên có những chương trình có thể lên tới 100 phút. Nội dung của chương trình là các vở kịch chèo, tuống, cải lương…riêng có của Việt Nam. Như: Đờn ca tài tử và
cải lương: Quê hương và nỗi nhớ (ngày 14/6/2012); Vở chèo “Cánh đồng nhân ái” (ngày 30/5/2012); vở Tuồng: Trương Ngáo (24/4/2012)….Ngoài ra, mảng nội dung về âm nhạc cũng chiếm số lượng khá lớn trong khung chương trình phát sóng của VTV4. Trong chương trình này, kênh VTV4 đã tập trung giới thiệu cho kiều bào cũng như các khán giả ở nước ngoài về các thể loại âm nhạc truyền thống của Việt Nam như: các thể loại dân ca, quan họ, các loại hình hát xoan, hát xẩm, hát then, ca Huế…Đắm mình trong những nhạc phẩm gợi nhớ về quê hương đất nước, hình ảnh chùa một cột, cây tre, mái chèo…hình ảnh của làng quê bình dị và thân thuộc trên khắp mọi miền đất nước đã đưa những người con xa xứ tìm về với nguồn cội của mình. Bất cứ ai cũng có thể cảm nhận thấy thấp thoáng hình bóng quê hương của mình qua từng câu hát, từng điệu nhạc.
Sự đa dạng của ẩm thực các vùng miền, độc đáo phong phú về các phong tục tập quán của 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S. Trong đó không thể không nhắc đến các lễ hội – một phần quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam, chứa đựng trong nó bản sắc văn hóa dân tộc của con người Việt. Ở Việt Nam, hàng năm có rất nhiều các lễ hội lớn thường được tổ chức vào các dịp lễ, tết, thường gắn liền với văn hóa làng xã nên còn được gọi là hội làng, là dịp thể hiện những sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương: lễ Đền Hùng, lễ hội Yên Tử, hội Chùa Thầy, hội Lim…Tất cả đã góp phần làm nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng và thông nhất.
Đây cũng chính là điểm nhấn trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam tới với cộng đồng NVNONN nói riêng và ra toàn thế giới nói chung. Hiện tại, VTV4 đang dành thời lượng khá lớn tập trung khai thác mảng đề tài này để đưa lại một bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của nền văn hóa Việt Nam. Có thể kể tới một số chương trình nổi bật như: Du lịch và ẩm thực, Văn hóa – Hội nhập, Văn hóa Việt, Làng Việt…