Phát huy vai trò của cộng đồng NVNONN làm cầu nối, quảng bá

Một phần của tài liệu Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4 (Trang 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Phát huy vai trò của cộng đồng NVNONN làm cầu nối, quảng bá

bá hình ảnh nền văn hoá độc đáo, đa dạng của Việt Nam với thế giới.

Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta xác định rất rõ bốn trụ cột để phát triển ngoại giao của đất nước. Trong đó, bên cạnh ba mặt: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa thì công tác Việt kiều luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Chính vì vậy, trong chính sách ngoại giao văn hóa của ta, cộng đồng NVNONN có một vị trí đặc biệt – vừa là đối tượng của NGVH vừa là chủ thể góp phần triển khai chính sách NGVH. Mặc dù sống ở

nước ngoài, đồng bào ta vẫn mang trong mình văn hóa Việt Nam, là đại diện cho văn hóa Việt Nam, đồng thời là nhân tố quảng bá văn hóa Việt Nam một cách trực tiếp và thường xuyên đến nhân dân các nước. Nhận định về vấn đề này, TS Nguyễn Thanh Sơn – Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao cũng đã viết: : “Bà con kiều bào chính là đối tượng thụ hưởng sản phẩm văn hóa ngoại giao và đồng thời cũng là chủ thể đóng vai trò quảng bá văn hóa của đất nước ta ra thế giới; góp phần gắn kết cộng đồng người Việt, bồi đắp những hiểu biết về văn hóa quê hương, đất nước; là nhân tố xây dựng và phát triển Tổ quốc Việt Nam tốt đẹp cũng như ở nước sở tại” [68]

Việt Nam có hơn 4 triệu kiều bào sinh sống tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Dù sống giữa những không gian văn hóa khác nhau nhưng người Việt luôn tạo ra một không gian riêng. Các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đều hiểu rằng sức mạnh tiềm tàng, tiếp thêm nghị lực cho họ nơi đất khách chính là nguồn mạch văn hóa Việt Nam chảy trong người họ và để hội nhập vững mạnh trên đất nước sở tại, cần giao lưu với nền văn hóa sở tại bằng chính những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Vì vậy, họ luôn có ý thức củng cố, giữ gìn những giá trị văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần trong điều kiện có thể, tạo ra những không gian riêng mang tâm hồn, cốt cách của dân tộc Việt. Càng ở những quốc gia, vùng lãnh thổ xa Tổ quốc, ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc của kiều bào ta càng cao. Từ cầu nối của những “sứ giả” văn hóa, tình quê hương, nghĩa đồng bào trong mỗi người dân Việt Nam xa quê, như được tiếp lửa, khơi nguồn, trở thành một giá trị văn hóa đặc trưng. Các “sứ giả” văn hóa còn là lực lượng nòng cốt quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc ra thế giới.

Cố nhà văn Nguyễn Đình Thi khi sang Pháp thăm bà con Việt kiều đã gọi đó là “khoảng trời xanh” của người Việt. Trong “khoảng trời xanh” ấy có những hũ tương, rau muống, cà pháo, canh mồng tơi, là chiếc nón lá bình dị… Đặc biệt, dù ở bất kỳ nước nào, trong “khoảng trời xanh” của người Việt cũng không thể thiếu những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng như thờ cúng ông bà tổ tiên, duy trì các lễ Tết truyền thống, sinh hoạt dòng họ. Càng sinh sống ở những quốc gia xa Tổ quốc, kiều bào ta càng chú trọng đến chất Việt trong không gian sống của mình. Theo ông Hà Văn Cảnh - Chủ tịch Hội người Việt tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), các hoạt động này không chỉ làm thỏa mãn nỗi nhớ quê hương của những người con xa xứ mà thông qua đó, bà con Việt kiều còn dạy cho con em mình biết đạo lý uống nước nhớ nguồn, có hiếu với ông bà, cha mẹ, từ đó thêm tự hào với nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc.

Chính nhờ những chương trình đậm chất văn hóa trên VTV4 đã trở thành mạch nguồn thấm sâu vào trong máu thịt của NVNONN. Mỗi chương trình là một cuộc hành trình khám phá những nét văn hóa đặc sắc, đa dạng trong bức tranh muôn màu của cuộc sống của các dân tộc anh em trên mảnh đất Việt Nam thân yêu. Với thời lượng 30 phút, “Văn Hóa- Hội nhập” đưa lại cái nhìn toàn diện về cuôc sống và phong tục của mọi miền tổ quốc. Một vùng đất Thái Nguyên với những phong tục độc đáo, trải nghiệm về những câu chuyện cổ Pa Cô, “Người lưu giữ chuyện cổ Pa Cô (12/4/2012), hòa chung niềm vui với lễ Hội của người Hà Thành trong “ Lễ Hội Chùa Vua” (ngày 23/5/2012), hay tìm về với điệu hò trên Sông Mã của người Xứ Thanh (ngày 9/3/2012)…Không chỉ dừng ở phong tục, chương trình “ Văn hóa- Hội nhập” còn mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau: ẩm thực, trang phục, âm nhạc…

"Nhờ có Văn Hóa- Hội Nhập mà tôi có cơ hội hiểu hơn về những nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc như cuộc sống và phong tục của người Mường, văn hóa Thái (Sơn La) hay văn hóa người Hà Nhì ở thượng nguồn

sông Đà…Cảm ơn chương trình rất nhiều" - khán giả Nghiêm Mạnh Tuân (Mỹ ) cho biết.

Khán giả Vũ Trường Giang (Du học sinh London) cũng chia sẻ: "Từ những hành trình khám phá đã giới thiệu cho mọi người sự đa dạng của văn hóa Việt, cung cấp những thông tin về phong tục tập quán các dân tộc đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc."

Chính “mạch máu” này đã nuôi dưỡng tâm hồn những kiều bào ở khắp mọi miền trên thế giới. Tuy xa quê nhà nhưng hầu như cộng đồng người Việt vẫn giữ được nhiều phong tục tập quán tốt đẹp như: tục thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa, tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng. Việc hình thành các ngôi chùa Việt ở “trời Tây” trong thời gian qua đã góp phần củng cố đời sống tâm linh cho bà con ở nước ngoài; thông qua sinh hoạt tâm linh, nhiều nét đẹp truyền thống đang được ngày càng nhiều người Việt trẻ tuổi trong cộng đồng biết đến.

Một phần của tài liệu Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4 (Trang 69)