Lịch sử hình thành cộng đồng người Việt Nam ởnước ngoài

Một phần của tài liệu Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4 (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1.1.Lịch sử hình thành cộng đồng người Việt Nam ởnước ngoài

ngoài

Đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng hơn 4,5 triệu cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện đang sinh sống, lao động, học tập tại 103 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển [19]. Số người ra đi khỏi đất nước diễn ra trong những giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử rất khác nhau, do đó suy nghĩ, tình cảm, thái độ của họ với đất nước cũng rất khác nhau.

Trên cơ sở hình thành của cộng đồng NVNONN, trong luận văn của thạc sỹ Lý Thị Hải Yến, tác giả đã xếp đối tượng của NVNONN chia thành những nhóm sau:

Nhóm đối tượng thứ nhất: những người Việt Nam sống xa tổ quốc trước 1954.

Vào những năm 30, 40 của thế kỷ XX, ngoài một số người ra đi tự phát sang các nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia để kiếm sống, lánh nạn, thì một phần khác do bị thực dân Pháp bắt đi lính Đông Dương sang Châu Phi tham gia vào chiến tranh thuộc địa Pháp. Một số khác đi du học, làm công chức trong chính quyền thực dân, và các nhân sĩ trí thức yêu nước đi tìm đường cứu nước hoặc do bị đàn áp, khủng bố…Số người này sống chủ yếu ở các nước: Thái Lan, lào, Campuchia, pháp

Nhóm đối tượng thứ hai: Những người Việt Nam ra nước ngoài trước và sau những biến động lịch sử năm 1975 ở miền Nam.

Trong chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam (1954 – 1975), tại Miền Nam Việt Nam số lượng người Việt tới các nước Âu, Mỹ, Ôt-xtrây-lia cũng tăng nhanh. Số người này chủ yếu là những người đi du học, đi làm ăn, kinh doanh, tránh chiến tranh hoặc vợ con người Việt của những người tham gia phục vụ chiến tranh ở miền Nam Việt Nam hết hạn về nước. Tại miền Bắc, từ năm 1952, có khoảng trên 150.000 lưu học sinh và công nhân kỹ thuật được gửi đi đào tạo tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác (một số nước Đông Âu, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba). Phần lớn những người này đã trở về phục vụ đất nước, chỉ còn một số ít ở lại. Đến trước năm 1975, số lượng NVNONN vẫn chỉ khoảng trên dưới 20 vạn người sinh sống ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, số người VN di cư sang nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng. Trong những năm 1978 – 1980 có khoảng 230.000 người Việt gốc Hoa vượt biên bằng đường Biển do những căng thẳng trong chiến tranh biên giới Việt – Trung. Ngoài ra, cộng với những khó khăn chồng chất của đất nước sau chiến tranh kéo dài hơn 30 năm,

do xúi giục của các phần tử phản động đã khiến nhiều người hoang mang rời bỏ đất nước.

Nhóm đối tượng thứ ba là hàng chục vạn đi lao động, học tập ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu .

Tại Liên Xô và các nước Đông Âu, từ đầu những năm 1980, sau khi các Hiệp Định về đào tạo công nhân kỹ thuật, hợp tác giáo dục và lao động được ký kết đã có hàng chục vạn công dân Việt Nam được đưa sang lao động, học tập, thực tập. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đa số đã trở về nước nhưng cũng có một bộ phận tiếp tục ở lại làm ăn, sinh sống. Tiếp đó, cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đã khiến một số lượng lớn người Việt Nam ở đây không có khả năng trở về. Những người định cư sau này còn làm cầu nối đưa bà con họ hàng, bạn bè từ Việt Nam sang làm ăn, hình thành nên cộng đồng người Việt khá đông và đặc trưng ở Nga và các nước SNG. Trong thời điểm biến động ở Đông Âu, một số người Việt ở Đông Âu chuyển sang các nước Tây Âu sinh sống.

Từ 1990 đến nay tình hình đất nước ngày càng ổn định và phát triển, chính sách xuất nhập cảnh cũng trở nên thông thoáng hơn. Người VN ra nước ngoài chủ yếu theo các hình thức du học, được thân nhân bão lãnh, kết hôn với người nước ngoài, lao động xuất khẩu. Trong thời gian từ 1998 – 2005 đã có tổng cộng gần 400.000 lượt lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng tại các địa bàn Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia và một số quốc gia Trung Đông.

Cùng với thời gian, người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng ổn định cuộc sống và hòa nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế, chính trị - xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam. NVNONN luôn gắn bó với quê hương, đất nước, tính trung bình hàng năm có khoảng 500 nghìn lượt kiều bào

về nước, trong đó khoảng 300 chuyên gia, trí thức về làm việc và hàng nghìn người về tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh.

Đặc điểm của cộng đồng NVNONN:

So với các cộng đồng thiểu số khác, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là cộng đồng trẻ, năng động, nhanh chóng hoà nhập và đại đa số có xu hướng định cư lâu dài ở nước sở tại, chủ yếu là Mỹ, Ôt-xtrây-lia, Canada các nước Tây Âu (khoảng 80% đã nhập quốc tịch nước cư trú nhưng hầu hết chưa thôi quốc tịch Việt Nam), trong khi phần lớn người Việt tại Nga, Đông Âu vẫn coi cuộc sống là tạm cư, khi có điều kiện sẽ trở về nước. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là cộng đồng phức tạp về thành phần xã hội, xu hướng chính trị và đa dạng về nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc, đặc biệt bị chi phối, phân hoá bởi sự khác biệt về giai tầng, chính kiến và hoàn cảnh ra đi cũng như cư trú ở các địa bàn khác nhau. Chính vì vậy, tính liên kết, gắn bó trong cộng đồng không cao; cộng đồng sinh sống phân tán, sinh hoạt cộng đồng có khó khăn, việc duy trì tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống đang là thách thức lớn đối với tương lai của cộng đồng.

Tuy nhiên, ở nhiều nước người Việt Nam sống tập trung thành những cộng đồng lớn như ở Mỹ, Pháp, Ôt-xtrây-lia, Canada, Lào, Thái Lan, campuchia. Đây là những môi trường thuận lợi để NVNONN tổ chức sinh hoạt cộng đồng như các lễ hội truyền thống, duy trì ngôn ngữ tiếng việt nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Đáng chú ý là dù sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới, cộng đồng luôn duy trì mối quan hệ gần gũi với quê hương đất nước, mong muốn đất nước phát triển và hội nhập quốc tế nhanh chóng. Tuy nhiên, có một bộ phận đồng bào do chưa hiểu đúng về tình hình đất nước nên còn có thái độ tiêu cực hoặc dè dặt đối với đất nước, thậm chí có một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc. Sự đóng góp của bà con vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất

là về tri thức còn ít, chưa phản ánh đúng tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Có thể nói cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng thêm ổn định, vững mạnh, phát triển và hội nhập với nước sở tại, nhưng họ vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc và phẩm cách con người Việt nam, giúp đỡ nhau làm ăn, sinh sống, học tập và hướng về đất nước. Điều này càng được thể hiện rõ khi các Hội người Việt Nam ở nước ngoài ra đời với mục đích phát huy truyền thống yêu nước, tích cực vận động bà con ở nước ngoài đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập vào nước định cư, góp phần vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Phân tích sâu sắc và toàn diện thực trạng đời sống, tình cảm của kiều bào ta ở nước ngoài để tìm ra những đặc điểm cơ bản về tâm lý, thái độ tiếp nhận thông tin của họ là công việc cần thiết. Đây là cơ sở khách quan khoa học để các cơ quan quản lý; những người làm truyền hình xây dựng những tiêu chi phù hợp để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin tuyên truyền của chương trình truyền hình dành cho cộng đồng NVNONN.

Một phần của tài liệu Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4 (Trang 29)