Tầm quan trọng của việc quảng bá văn hóa Việt Nam cho

Một phần của tài liệu Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4 (Trang 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.1. Tầm quan trọng của việc quảng bá văn hóa Việt Nam cho

Văn hóa của một dân tộc hiểu theo nghĩa cơ bản nhất là toàn bộ những đặc điểm mà qua đó một dân tộc bộc lộ mình, tự nhận biết các đặc trưng của mình và khiến các dân tộc khác nhận ra mình. Bởi vậy, văn hóa của một dân tộc là yếu tố thể hiện rõ nhất tinh thần và bản sắc của dân tộc đó, đồng thời nó còn thể hiện ý thức và phương thức của nền văn hóa này đối với việc tiếp nhận cái mới từ một nền văn hóa khác. Mỗi dân tộc có một truyền thống về văn hóa và văn hiến, sau một thời gian dài, những truyền thống ấy kết tinh thành một hệ giá trị chân – thiện – mỹ và trở thành chuẩn mực về văn hóa ấy. Tất cả các giá trị văn hóa truyền thống hình thành nên quan niệm, tư tưởng, triết lý, đạo đức ứng xử và diện mạo tinh thần của cả một dân tộc. Có thể nói văn hóa là những di sản rất quan trọng mà các thế hệ trước đã sáng tạo ra và truyền lại cho thế hệ sau.

Tuy nhiên, có một thực tế đang xảy ra đó là văn hóa Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung hiện nay đang đứng trước những nguy cơ mai một và dần bị quên lãng trước sự phát triển bùng nổ, của công nghệ thông tin, của kinh tế thương mại thời đại, đặc biệt là trong quá trình xã hội hóa, toàn cầu hóa văn hóa. Trong đó văn hóa, phong tục truyền thống, di sản của dân tộc, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể…ngày bị tác động và chịu ảnh hưởng nhiều bởi hậu quả do chiến tranh, thiên tai, sự biến đổi khí hậu thất thường và nhất là sự tàn phá của con người đã làm ảnh hưởng rất lớn đến các công trình văn hóa, các địa danh, di tích, di sản của từng dân tộc, từng vùng miền trong nước. Đứng trước những thực trạng trên hơn bao giờ hết, công tác bảo vệ, gìn giữ những nét đẹp văn hóa ở mỗi quốc gia càng giữ vị trí quan trọng và đặt ra câp thiết hơn bao giờ hết.

Mỗi người mang trong mình bản sắc văn hóa của nơi chốn nó được sinh ra, lớn lên và trưởng thành, đó là tấm gương phản chiếu bản lại diện mạo hay tính đồng nhất văn hóa của mỗi cá nhân. Con người mang trong mình

dòng sông và núi rừng văn hóa mà nó đã lặn lội trải qua. Vượt biển khơi hay băng rừng đến nơi khác, con người tự nhận diện mình nơi tấm thẻ căn cước văn hóa mà nó đem theo trong khi đối diện với một nền văn hóa khác. Chính trên đường phố lạ, cung cách ứng xử văn hóa được nhận rõ và đánh giá. Trong quá trình hội nhập vào thế giới, nó là tấm bảng quảng cáo lớn nhất về một nền văn hóa mang những yếu tố khả dĩ được thừa nhận vào trong gia sản văn minh nhân loại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin như hiện nay, việc quảng bá văn hóa cho người Việt Nam ở nước ngoài càng đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi như chúng ta đã biết văn hóa là cái gốc của dân tộc, mất văn hóa là mất cội nguồn, mất tất cả.

Việc quảng bá văn hóa Việt Nam tới kiều bào ở nước ngoài là một công cụ đắc lực để phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là chính sách đại đoàn kết dân tộc cũng như chính sách đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; để giới thiệu về Việt Nam, về vị trí địa lý, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Giúp kiều bào hiểu rõ hơn về tình hình mọi mặt trong nước, từ đó khơi dậy niềm tự tôn dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người dân xa xứ. Cùng với đó, đẩy lùi những thông tin văn hóa phản động trong đời sống của cộng đồng, nâng cao ý thức cộng đồng, tăng cường đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong việc ổn định cuộc sống, gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam, đặc biệt là duy trì bảo tồn tiếng Việt, hướng về tổ quốc phát huy hết khả năng của mình góp phần xây dựng đất nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau bằng những hình thức phù hợp với khả năng và lợi thế của mỗi người.

Đối với những người con xa tổ quốc, hình ảnh quê hương đọng lại trong kí ức họ không chỉ là một ngôi chùa, mái đình, cây đa, bến nước…mà còn là những lễ hội truyền thông của quê hương, những phong tục có từ ngàn đời ở các vùng miền - đó là hồn của đất nước. Mỗi một dân tộc trên thế giới đều có một nền văn hóa riêng, “nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống

nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam” [38, tr.12]. Trong quá trình phát triển của mình, nền văn hóa dân tộc ta luôn kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại để tự hoàn thiện và phát triển. Đặc biệt, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có vai trò tích cực trong việc làm phong phú thêm nền văn hóa ấy. Đánh giá vai trò của Việt kiều và các Hội Người Việt Nam ở nước ngoài trong việc truyền bá, phát huy văn hóa Việt trong những năm qua, Ông Trần Trọng Toàn, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước Việt Nam về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNONN) cho biết: “Bộ Ngoại giao luôn xác định người Việt Nam ở nước ngoài là đối tượng thụ hưởng sản phẩm văn hóa ngoại giao và đồng thời cũng là chủ thể đóng vai trò quảng bá văn hóa của đất nước ta ra thế giới; góp phần gắn kết cộng đồng người Việt, bồi đắp những hiểu biết về văn hóa quê hương, đất nước; là nhân tố xây dựng và phát triển Tổ quốc Việt Nam tốt đẹp cũng như ở nước sở tại” [36, tr.5]

Như vậy có thể thấy rằng, cộng đồng NVNONN có một vị trí rất đặc biệt trong chính sách ngoại giao văn hóa Việt Nam – vừa là đối tượng của NGVH vừa là chủ thể góp phần triển khai chính sách NGVH của Nhà nước Việt Nam tại các nước sở tại. Mặc dù sống ở nước ngoài, đồng bào ta vẫn mang trong mình văn hóa Việt Nam, là đại diện cho văn hóa Việt Nam, đồng thời là nhân tố quảng bá văn hóa Việt Nam một cách trực tiếp và thường xuyên đến nhân dân các nước. Do vậy, việc quảng bá văn hóa Việt Nam hiện nay, đặc biệt là quảng bá văn hóa Việt Nam tới cộng đồng NVNONN không những đáp ứng nhu cầu về văn hóa, tinh thần trong mối liên hệ với đất nước, mà còn thông qua họ quảng bá một cách sinh động về hình ảnh văn hóa VN tới bạn bè thế giới. Trong những năm vừa qua, hoạt động này ngày càng đi vào chiều sâu, ngày càng xuất hiện nhiều kênh thông tin riêng dành cho đồng bào nước ngoài được xây dựng và hoạt động khá hiệu quả như: tạp chí quê

hương điện tử của Ủy ban về NVNONN, chương trình phát thanh bằng tiếng việt dành cho đồng bào xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam, kênh truyền hình đối ngoại VTV4- Đài TH Việt Nam…

1.2.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc quảng bá văn hóa Việt Nam cho NVNONN

Việc quảng bá văn hóa cho NVNONN đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của công tác thông tin đối ngoại nhằm vào những đối tượng có những đặc điểm riêng biệt. Đó là những đối tượng phức hợp khác nhau về hoàn cảnh, về nơi định cư, về ý thức chính trị, mức độ thành đạt không đồng đều ở các địa bàn khác nhau và ở từng địa bàn riêng biệt. Tuy nhiên, họ có mẫu số chung là tình cảm quê hương, đất nước, yêu cầu giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, giữ gìn tiếng việt…Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc quảng bá văn hóa cho NVNONN, Thứ trưởng Bộ TT-TT Đỗ Quý Doãn nhận định: Có thể nói, một vấn đề đặt ra rất lớn đối với bà con Việt Nam sống xa Tổ quốc là làm sao để giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Bởi hiện nay, trong gần 4 triệu người Việt Nam ở xa Tổ quốc, ngoài thế hệ thứ nhất, thế hệ thứ hai đã xuất hiện thế hệ thứ ba, thứ tư… Cho nên làm sao để bản sắc Việt Nam, văn hóa Việt Nam không mất đi trong cộng đồng kiều bào là một vấn đề rất lớn và đó cũng chính là một nhiệm vụ của vấn đề thông tin ra nước ngoài để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc [ 37, tr.93]. Ngoài ra trong các chỉ thị, nghị quyết cụ thể, Đảng và Nhà nước ta cũng đã nhần mạnh và nêu cao vai trò của việc quảng bá văn hóa Việt Nam đối với NVNONN.

Chỉ thị đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoài, số 11 –CT/TU ngày 13/6/1992 của Ban bí thư khóa VII. Một trong những nội dung chủ yếu của công tác thông tin đối ngoại mà Chỉ thị đã chỉ ra có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực văn hóa đó là : “thông tin về đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu

đời hết sức phong phú của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tùy từng địa bàn, đối tượng và yêu cầu từng lúc mà xác định nội dung và hình thức thông tin cho thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm”.

NVNONN là một cộng đồng rất đông đảo, có nguồn gốc đa dạng và phong phú. Họ ra nước ngoài vì nhiều lý do và bằng nhiều con đường thời điểm khác nhau, sống ở nhiều thành phố khác nhau. Nhưng họ có điểm chung, đa phần ai cũng hương về quê hương, gia đình, bạn bè. Là người xa xứ, họ có nhu cầu thông tin về tình hình mọi mặt của đất nước nói chung và văn hóa nói riêng bởi từ trong cội nguồn, họ vẫn là người Việt. NVNONN chính là kênh quan trọng và hữu hiệu để quảng bá hình ảnh Việt Nam, văn hóa Việt Nam ra thế giới. Trên quan điểm nhận thức ấy, nghị quyết 36 – NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ chính trị về công tác đối với NVNONN đã chỉ đạo công tác thông tin cho cộng đồng phải tôn vinh được lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tình cảm quê hương cội nguồn của người Việt Nam ở xa tổ quốc, phát huy tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau phản ánh đầy đủ tâm tư, tình cảm của NVNONN: “Đảng và Nhà nước mong muốn, khuyến khích NVNONN hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nêu cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương…”.

Nghị quyết số 16-NQ/Tw ngày 1/8/2007 của Hội nghị TƯ 5 khóa X nêu rõ “Tăng cường và nâng cao hoạt động thông tin đối ngoại. Tiếp tục tăng thời lượng phát thanh, truyền hình, báo điện tử ra các nước, các khu vực, đưa được nhiều thông tin và sản phẩm văn hóa có nội dung tốt đến với đồng bào nước ngoài và bạn bè quốc tế; tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người VN đến nhiều nước trên thế giới

Chỉ thị của Ban bí thư về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, số 26 –CT/Tw ngày 10/9/2008. Trong đó. Chỉ thị đã nhấn mạnh: “ các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải tăng cường giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa VN đến nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước có đông người VN định cư”.

Với tinh thần “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” và chính sách “đại đoàn kết”, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách thiết thực cùng với nhiều hoạt động hỗ trợ và tạo điều kiện cho cộng đồng NVNONN giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc đã nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nguyện vọng hướng về quê hương đất nước của kiều bào.

1.3. VTV4 – kênh truyền hình dành cho cộng đồng NVNONN

1.3.1. Khán giả của VTV4 – đối tượng công chúng đặc biệt

Được phát sóng chính thức từ ngày 27/4/2000, VTV4 là kênh truyền hình đối ngoại chính thức của Việt Nam, chủ yếu làm công tác thông tin đối ngoại, hướng tới đối tượng công chúng là người nước ngoài và NVNONN. Sau hơn 10 năm, VTV4 đã lớn mạnh và trở thành một kênh truyền hình quốc tế, với 3 blocks 8 tiếng mỗi ngày, phủ sóng hầu hết các khu vực có kiều bào nước ta đang sinh sống ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, khu vực Bắc mỹ Canada và 1 phần Tây bắc Australia. VTV4 còn cung cấp nhiều chương trình giới thiệu về VN cho các hãng truyền hình Scholar và CNN của Mỹ, Jump TV của Canada, KBS của Hàn Quốc, NHK của Nhật Bản, Truyền hình Nga….

Nội dung chủ yếu trên VTV4 bao gồm tin tức, sự kiện trong nước, các chương trình thiếu nhi, Việt Nam – Đất nước, con người, và các chương trình du lịch, văn hóa. Khi mới ra đời, kênh VTV4 chủ yếu phát lại các chương trình của VTV1, VTV2, VTV3…và chỉ sản xuất hai chuyên mục chính là “ Hộp thư với khán giả VTV4” và “Kết nối cộng đồng”. Dần dần trong quá trình hoạt

động, nhận thấy nhu cầu của công chúng NVNONN có nhiều điểm khác biệt với khán giả trong nước, VTV4 đã chủ động sản xuất chương trình, xây dựng các chương trình theo hướng phù hợp với khán giả.

Thực tế đã khẳng định hiệu quả của VTV4 trong công tác thông tin đối ngoại và kết nối, vận động cộng đồng NVNONN. Trên cơ sở đó, ngày 20/8/2003, chính phủ đã ra nghị định số 96/2003/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Đài truyền hình Việt Nam, trong đó Ban truyền hình đối ngoại được quy định là một trong các tố chức sản xuất chương trình thuộc đài THVN. Theo quyết định số 1139/QĐ-THVN ngày 11/11/2003 của Tổng GĐ Đài THVN đã quy định : “Ban truyền hình đối ngoại có chức năng sản xuất, khai thác các chương trình truyền hình để phát trên kênh truyền hình đối ngoại đáp ứng yêu cầu thông tin, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của cộng đồng NVNONN và bạn bè quốc tế”.Và trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển VTV4 đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đến cộng đồng NVNONN. Với diện phủ sóng rộng có thể nói VTV4 đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu thông tin mọi mặt đất nước đến với cộng đồng NVNONN trên khắp thế giới. Cũng trong thời gian qua, bằng hoạt động thông tin, tuyên truyền, VTV4 đã đóng góp hữu hiệu vào công tác vận động, tập hợp kiều bào hướng về tổ quốc.

Đối tượng phản ánh của VTV4 là công chúng đặc biệt. Thứ nhất là người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang làm ăn sinh sống, học tập và đến du lịch ở Việt Nam với các chương trình bản tin bằng tiếng anh và tiếng pháp). Và đối tượng thứ hai là cộng đồng người VN ở nước ngoài với các chương trình tiếng việt, các chương trình có phụ đề. Đây là đối tượng công chúng có số lượng đông đảo nhất mà VTV4 cần hướng tới. Chính vì đối tượng công chúng đặc biệt, ngoài việc tuyên truyền phổ biến chính sách của Đảng và

nhà nước, VTV4 còn là kênh giới thiệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra thế giới một cách đặc sắc nhất. Với sứ mạng “Mang giá trị Việt ra khắp thế giới”, VTV4 tôn vinh văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt

Một phần của tài liệu Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)