Kết cấu không gian huyền ảo

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết của Haruki Murakami (Trang 99)

5. Cấu trúc:

4.2.2. Kết cấu không gian huyền ảo

Cái kỳ ảo trong tiểu thuyết của Marakami không “chừng mực” như một thủ pháp, theo cách của châu Mỹ Latinh, mà trở thành một nhãn quan nhuần nhị bao trùm. Nhân vật của ông tự do đi về, hành động trong những không gian giấc mộng mà lí trí cùng những lôgic vật chất không thể can thiệp, lí giải. Bước chân vào ranh giới của tiềm thức, vô thức sâu kín (với phương Đông là khái niệm tâm linh) cũng đồng nghĩa với trở về ngọn nguồn, điểm xuất phát của cái đã có và sẽ được phóng chiếu thành toàn bộ “thế giới quan” bao quanh con người. Sự huỷ diệt, cái chết, cái phi lí của tồn tại… những vấn đề thực tiễn, làm đau đầu các nhà tư tưởng qua các thời, thật giản dị lại xuất phát từ bản thể tâm linh sâu thẳm từ chính con người.

Murakami đã miêu tả trong tác phẩm: không gian tâm linh - thế giới của những giấc mơ và tưởng tượng không biên giới; không gian thực - ảo đan xen, không gian rộng - hẹp tương phối.. chúng kết hợp với nhau tạo thành mê cung trong tiểu thuyết. Không gian đậm màu sắc kỳ bí huyền ảo..

Các nhân vật luôn di chuyển từ không gian thực sang không gian ảo, từ lúc tỉnh vào lúc mơ. Ranh giới giữa không gian thực và ảo là “một cánh cửa”. Họ cứ sống trong cảm giác thực - hư, xuất - nhập giữa hai thế giới để tìm lại tình yêu, bản

ngã của bản thân mình. Toru Okada trong Biên niên ký chim vặn dây cót “xuất vía”

lang bạt trong những hành lang đen tối lạ lẫm của giấc mơ để đi tìm căn nguyên người vợ yêu của anh biến mất, nàng bị giam hãm trong ám ảnh nô lệ tình dục của Quỷ Râu xanh, nô lệ cho chính ham muốn của bản thân. Okada trong giấc mơ, vung

cây gậy bóng chày hạ sát kẻ thù giấu mặt, một hành động nước đôi, vừa tiêu diệt, vừa sản sinh cái mới.

Trong Biên niên ký chim vặn dây cót, không gian mang tính hoang dại, “vô

cảm tuyệt đối”; “giếng không nước, chim không bay, ngõ không lối ra”; “cảm giác như ta rời khỏi khung cảnh này thì những vật vô tri sẽ lại càng vô tri hơn nữa”. Lớp không gian được mở rộng trong lối kể của trung úy Mamiya: không gian chiến tranh sặc mùi máu, mùi thuốc súng; không gian sở thú trong lời kể của Nhục Đậu Khấu.

Không gian trong tác phẩm của Murakami tràn ngập bóng tối và quẩn quanh trong những hành lang dài, có hương hoa, xô đá, Cutty sark... Hàng loạt chi tiết nghệ thuật kỳ lạ được nhà văn tạo ra đôi khi khiến người đọc lạc vào vô số mê cung: Toru Okada có khả năng đi xuyên qua lòng đất, những căn phòng khách sạn mờ ảo, người không mặt, những con người dị biệt (Kasahara May, Kano Malta, Kano Creta, Nhục Đậu Khấu, Quế, Mamiya...). và điều kỳ lạ là mỗi lần lạc vào thế giới của những giấc mơ, Toru Okada luôn chỉ đi vào căn phòng số 208 tối tăm và bí ẩn.

Không gian mưa cũng mang màu sắc huyền ảo. Những cơn mưa trở thành điểm kết nối, khơi gợi những ký ức của con người. Đối với Toru Wantanabe, cuộc sống, ký ức của a gắn liền với mưa: mưa trên sân bay Hamburg ảm đạm, mưa trong đêm sinh nhật Naoko, mưa bụi trong lần anh đi gặp Naoko ở khu nhà nghỉ Amy, mưa trong lần anh ôm hôn Midori.. những cơn mưa kêu gọi ký ức tràn về. Kết thúc mỗi tác phẩm, Murakami lại có một trận mưa: “cái im lặng của tất cả những làn mưa bụi trên khắp thế gian đang rơi xuống tất cả nhưng sân cỏ mới xén trên khắp thế gian”[11; tr.529]; “Trời mưa không tiếng động trên đại dương rộng lớn mà không ai biết cả. Những giọt nước đập lên mặt nước im lặng”[12; tr.290]; “Trời bắt đầu đổ mưa khi tàu đi qua Nagoya.. Hôm nay tôi rời Tokyo trời cũng mưa.. mưa rơi lìa thế giới”[14; tr.530]; “Trong bão tuyết mịt mù, tôi thấy cánh chim trắng bay về phương Nam”. Nếu âm nhạc và quán bar tạo nên một không gian tâm trạng, thì còn có một không gian khác nữa, đó là những đêm mưa. Mưa xuống, đồng nghĩa với việc Shimamoto-san xuất hiện. Điều này nên giải thích như thế nào? Chính nhân vật

chính Hajime cũng phải thốt lên khi gặp Shimamoto-san lần thứ ba sau hơn một năm: “Thật lạ, lần nào nàng cũng xuất hiện vào những tối trời mưa”. Lần thứ nhất, đó là lần gặp lại sau hơn hai mươi năm, “trời mưa”; lần thứ hai, “vào cuối đầu tháng Hai, nàng trở lại, vẫn vào một tối trời mưa. Trời mưa phùn lạnh buốt”[12; tr.225].

Mưa trong tác phẩm Phía nam biên giới phía tây mặt trời, gắn với nhân vật

mà nhân vật “bí ẩn” Shimamoto-san, để tạo một không gian ảo. Nàng đến, trời mưa. Nàng đi, trời vẫn mưa. Thực mà không phải thực, giống như một thứ ranh giới, giữa thực - ảo... “Nhỡ đó là một ảo giác thì sao?” đột nhiên tôi tự hỏi. Tôi đứng im lìm nhìn mưa rơi trên hè phố một lúc lâu. Tôi trở lại là một cậu bé mười hai tuổi. Khi còn nhỏ, tôi rất thích không làm gì, chỉ thích nhìn mưa rơi. Cơ thể tôi khi đó, sẽ dần dần được thả lỏng, có vẻ như là thế giới thật tan biến đi dưới những giọt nước. Hẳn là trong cơn mưa phải có một lực hút đặc biệt thôi miên người ta... Nhưng tôi không mơ: khi quay lại quán, tôi tìm thấy trên quầy bar, trước chỗ Shimamoto-san vừa ngồi lúc nãy, một cái ly không và một gạt tàn đựng nhiều mẩu thuốc lá còn mới, với vết son môi ở trên..., tôi ngồi một mình. Trong bóng tối mềm mại, tôi đang ở trong, mưa rơi không ngừng”[12; tr.133]. Trên thực tế, sau này khi Shiammoto-san rời khỏi anh, Hajime luôn bị đắm chìm trong ảo tưởng nàng sẽ xuất hiện khi mưa. Nàng mở cửa, mang theo mùi của cơn mưa. Những đêm trời mưa ấy, anh cảm thấy bị nghẹt thở, thực tại bị bóp méo, thực tại lồng lên sợ hãi, ảo ảnh che lấp tất cả màu sắc.

Nỗi cô đơn còn được thể hiện bởi những “khoảng lặng” mà nhân vật tự đối diện với chính con người mình. Cụ thể ở đây, nhân vật chính Hajime tự nhốt mình hàng giờ liền trong phòng để nghe nhạc, đọc sách và đi bơi chỉ một mình. Đó là những lúc anh ta được là “chính mình” nhất ở một phương diện nào đó theo cách lập luận của anh ta. Murakami đã để nhân vật của mình rong ruổi trên các đại lộ vắng, trong khoảng trống để gặm nhấm nỗi cô đơn: “Tôi thích đi bộ trên phố như thế này, nhìn những tòa nhà và những cửa hiệu, những con người đủ loại đang chăm chú vào những việc khác nhau. Tôi thích được cái cảm giác dạo chơi trong thành phố. Tuy nhiên, tất cả những gì tôi nhìn thấy trong thành phố đều có vẻ sầu thảm và

vô vọng. Những tòa nhà như sắp sụp xuống, những cái cây hai bên lề đường đã mất đi màu sắc của chúng, những người khách bộ hành đã chối từ sự tươi mát của những cảm xúc của mình, những giấc mơ của họ đã chết”[12; tr.222]. Băn khoăn với những suy nghĩ, những ảo tưởng của mình, Hajime quay lại với thực tại “Cái hư vô vẫn là cái hư vô”.

Tính kỳ ảo trong những không gian mà Murakami tạo ra mang màu sắc phi lí rõ rệt. Các nhân vật luôn di chuyển từ không gian thực sang không gian ảo, từ lúc tỉnh vào những giấc mơ. Ranh giới giữa hai không gian thực - ảo là “một cánh cửa”- cánh cửa chỉ dành riêng cho một người vào: đối với Toru Okada cánh cửa đó là thành giếng mà chỉ có anh mới đi xuyên tường được để vào thế giới bên kia. Sự tồn tại của cánh cửa là một điều phi lí, bất khả tri đối với nhân vật. Họ cứ sống trong cảm giác thực - hư, xuất - nhập giữa hai thế giới để tìm lại tình yêu, lý tưởng và bản ngã của mình.

Đôi khi những nhân vật trong tiểu thuyết của Murakami, họ bị giằng co trong cảm giác lấp lửng không biết mình ở đâu trong thế giới thực - ảo lẫn lộn này: “Một phút trước tôi còn cảm thấy căn lều rất thật, nhưng giờ đây nó lại có vẻ hư ảo. Chỉ vài bước thôi là đủ cho tất cả những gì gắn liền với nó mất hết tính chất thực tại”[12; tr.174]. Hay khi chấp nhận chiếc phong bì biến mất, tôi bắt dầu nghi ngờ về sự tồn tại của nó, và càng cân nhắc tôi càng nhanh chóng mất đi sự chắc chắn vào thực tế.. ý tưởng của cái phong bì đó phồng lên nhanh chóng”[12; tr.273].

Không gian trong tác phẩm Murakami là một thế giới nhập nhằng giữa thực và ảo, nơi tác giả tìm thấy những mảnh vỡ của CON NGƯỜI, nơi con người bỏ quên bản thể giữa một không gian vô định, thời gian vô hướng, nơi các huyền thoại giá trị bị lật đổ và niềm tin không còn khả năng cứu rỗi linh hồn. Một thế giới thực ảo chứa nhiều thế giới, như trong núi lại có núi, ngoài trời lại có trời.. là thế giới hư cấu nào đó mà cũng là thế giới của chính chúng ta: “tin là có núi thì có núi, ảo hay thực, thực hay ảo là cách mỗi người tự cảm nhận khi bước vào không gian trong tiểu thuyết Murakami”.

Không gian trong tiểu thuyêt của Murakami Haruki đó là không gian lưỡng tính: có thực có ảo, có tâm lý song lại phi tâm lí, có nhạc, có mùi hoa.. Con người trong không gian ấy cứ thoắt ẩn thoắt hiện, xuất nhập để khám phá thế giới, tìm lại niềm khát khao yêu thương, ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Và hơn hết, họ muốn tìm lại chính mình trong mê cung nội tâm ấy.

KẾT LUẬN

Haruki Murakami là một trong những nhà văn Châu Á nói chung và Nhật Bản nói riêng đã góp phần to lớn trong việc nâng tầm văn học phương Đông lên vị thế mới trên văn đàn quốc tế giai đoạn hậu hiện đại. Ông là một tiểu thuyết gia bậc thầy; một “người kể chuyện” bằng trí tưởng tượng và huyền thoại bậc thầy, ông tự nhận mình là “người kể chuyện khá cừ”. Cùng với tên tuổi của Ryu Murakami, Banana Yoshimoto, Haruki Murakami xuất hiện với một vị thế quan trọng trong các công trình nghiên cứu lịch sử văn học hiện đại Nhật Bản như một minh chứng cho sự “khuôn mẫu” của tác phẩm Murakami ngay từ khi tác giả còn sinh thời.

Với đề tài Kết cấu trong tác phẩm của Haruki Murakami, người viết đã lần

lượt tìm hiểu một số kết cấu trong tiểu thuyết của ông qua 4 chương: chương 1 như để khái quát kết cấu tiểu thuyết và tác giả Murakami trong bầu trời văn chương hậu hiện đại; ba chương còn lại đi sâu vào phân tích một số kết cấu trong tác phẩm của Murakami ở ba phương diện cốt truyện - nhân vật và không - thời gian. Với việc sử dụng lối kết cấu của tiểu thuyết hậu hiện đại, Murakami đã thực sự đi vào địa hạt của văn chương hậu hiện đại.

1. Ở phương diện cốt truyện, các tác phẩm của Murakami không viết đến hết, có dành khoảng trống cho độc giả tự suy luận, ông thích để ngỏ kết luận cho độc giả tự tìm lấy. Đó dường như vẫn còn là ẩn số để giới phê bình cũng như độc giả tiếp tục “khai mở vùng đất Murakami”. Độc giả đang băn khoăn, muốn được giải thích, vì thể cần phải nhìn vào sự thật là họ tìm đọc tác phẩm của ông. Murakami đã biết biến những câu chuyện trong tác phẩm của mình trở thành “câu chuyện cuộc sống” thường nhật trong xã hội hiện đại. Độc giả say sưa, mê đắm tác phẩm của ông không ngoài lí do gì khác, đó là họ đang đọc câu chuyện của chính mình, bắt gặp chính mình. Ông đã thổi được một luồng gió mới vào văn học Nhật Bản thuần túy trên đường hồi phục, đã thể hiện cuộc sống của lớp trẻ không quan tâm hoặc bất mãn về chính trị, bằng lòng sống trong một thứ văn hóa trẻ muộn hoặc chết trẻ.

Murakami cho rằng: “Tiểu thuyết suy cho cùng chính là ngụ ngôn, chính là làm cho ngụ ngôn có tính hiện thực hơn”. Với quan niệm đó, cốt truyện trong tác

phẩm của ông là những câu chuyện điệp trùng khó nắm bắt, những câu chuyện tưởng chừng chẳng đâu vào đâu, không ăn nhập gì với nhau: có vô số so sánh tinh diệu, những ẩn dụ như lời đố xuất hiện với mật độ dày dặc trong mỗi tác phẩm đã thành điều lý thú thu hút độc giả. Ông nói: Tôi cảm thấy viết truyện không phải là lấy những thứ nguyên mẫu quanh mình để thêm thắt vào, mà giống như không nghĩ gì cả nuốt trọn một hòn đá, cứ thể viết ra. Cảm giác đó truyền tới người đọc đến mức độ nào bản thân tôi cũng không rõ...

2. Ở phương diện nhân vật, tác giả tỏ rõ sự thấu hiểu chân xác những vùng sâu ẩn ức, đánh thức những cơ tầng sâu thẳm nơi (vùng) vô thức của con người. “Haruki Murakami bị ám ảnh bởi những thực tại nằm trong tầm sâu kín, những câu chuyện của ông thường quanh co trong những địa tầng thể xác và tâm lí”(Dennis Lim). “Bức họa” trong tác phẩm của ông là nơi con người quẫy đạp nhiều khi đến

tuyệt vọng để mong tìm thấy đâu ý nghĩ đích thực của cõi sống này: “Tôi là ai trong

thế giới này?” - những con người dị biệt ở những nơi “trái khoáy” như xuống đáy

giếng để suy nghĩ, đi tới một nơi nào đó để nhìn nhận lại con người mình hay tự làm mình đau để tìm cảm giác, tất cả, tất cả đều quẩn quanh trong những mối băn khoăn muôn thưở: Sở dĩ người ta suy nghĩ nghiêm túc về chuyện họ sống trên đời để làm gì là bởi họ biết một lúc nào đó mình sẽ chết. Việc gì phải nghĩ ngợi xem ý nghĩ cuộc sống là gì nếu ta cứ sống hoài, những câu chuyện tưởng tượng như muôn chuyện chẳng ra đâu vào đâu, nhưng chính sự lan man suy tưởng ấy mà tiểu thuyết của ông thành hình. Độc giả thực sự biết đến “thương hiệu tiểu thuyết Haruki Murakami” - tiểu thuyết hậu hiện đại.

3. Ở phương diện không gian, chúng ta thấy không gian trong tiểu thuyết của Murakami là những mảng màu tối – sáng đan xen, rộng – hẹp tương phối. Khiến các nhân vật, họ bị giằng co trong cảm giác lấp lửng không biết mình ở đâu trong thế giới thực ảo lẫn lộn này. Trong thế giới huyền ảo ấy họ cứ thoắt ẩn thoắt hiện, xuất nhập để khám phá thế giới.

4. Thời gian trong tiểu thuyết Murakami không phải là thời gian hành động mà là thời gian hiện tại của sự cảm nhận. Đó là những dòng ý thức gắn liền với nghệ

thuật đồng hiện bởi dòng tâm tư con người không bao giờ liền mạch…. Với thủ pháp này, nhiều không gian khác nhau được thể hiện trong cùng một đơn vị thời gian, các mảnh vỡ ký ức cùng hiện lên trong tâm trí nhân vật, ranh giới thời gian bị xóa nhòa. Nhờ vậy, Haruki Murakami lột tả chân xác cảm xúc nhân vật, khiến những vùng mờ của vô thức được khai lộ trước mắt người đọc.

Cuối cùng, chúng ta có thể thấy trong tác phẩm của Haruki Murakami những câu chuyện mang hơi hướng siêu thực; nhưng con người dị biệt của thời đại khác nhau ở khắp mọi nơi; những mảng không gian tối - sáng huyền ảo như mê cung; những dòng hồi tưởng; những mảnh đời chắp vá,... tất cả đều được liên kết bởi “nghệ thuật kết cấu”. Kết cấu giống như những mắt xích xuyên suốt kết nối nhân vật, sự việc, không – thời gian thành một khối thống nhất, hoàn chỉnh. Hơn nữa, thông qua kết cấu những giá trị nghệ thuật đặc sắc của ngòi bút “hình vóc văn chương thế kỷ XXI” được thể hiện rõ nét - là cơ sở nền tảng đưa Murakami thực sự bước vào địa hạt của văn chương hậu hiện đại.

Luận văn mới dừng lại ở những tiếp cận ban đầu lối kết cấu trong tiểu thuyết của Murakami; một phương thức nghệ thuật thể hiện tài nghệ của tác giả cũng như

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết của Haruki Murakami (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)