5. Cấu trúc:
3.1. Kết cấu nhân vật dưới góc độ phân tâm học
3.1.1. Kết cấu nhân vật dưới dạng thức của giấc mơ
Mỗi con người, đều có hai phần là thể xác và linh hồn. Theo triết học duy tâm, linh hồn sẽ quyết định thể xác. Thể xác chỉ là cái áo không hơn không kém, chỉ khác rằng nếu cái áo bình thường thì con người có thể thay ra mặc lại, còn cái áo cao cấp này thì không thay đổi cho đến cuối đời. Như vậy, so với linh hồn, thể xác rất thấp bé, không giá trị. Thể xác chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian, nhưng linh hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu. Nhiều nhà triết học cũng đã nhấn mạnh linh hồn vĩnh cửu, ví dụ như Delcater có nói “tôi tư duy là tôi tồn tại”. Sự tồn tại của con người thực chất là sự tồn tại linh hồn chứ không phải tồn tại về thể xác. Thật vậy, một người có thể chết đi theo quan niệm “cái chết” thông thường nhưng có thể họ sẽ sống mãi trong lòng của mọi người, đối với mọi người họ không bao giờ chết. Đó là sự tồn tại vĩnh cửu linh hồn họ trong ý thức của người khác. Ngoài Delcater, nhà triết học Platon cũng đã đề cao linh hồn, ông cho rằng tri thức đích thực không thể nhận biết được nếu không dùng tư duy con người (linh hồn nhận thức tri thức). Ông coi thường những giác quan của con người (được tạo ra từ thể xác). Đối với ông tri thức đích thực sẽ không nhận thức được bằng giác quan thông thường. Giống như người viết bài này, việc nhận thức “thể xác và linh hồn” cũng dựa vào tư duy chứ không dựa vào cảm giác.
Dưới góc nhìn triết học duy tâm, phần nào con người đã không được sống thật với chính bản thân, với chính linh hồn vì đã bị cái thể xác ràng buộc. Chẳng hạn, vì thể xác, con người ta phải cần cái ăn, cái mặc, nếu không ăn thì thể xác không tồn tại, nếu không mặc thì thể xác trở nên xấu xí. Từ đó dẫn đến người ta đòi hỏi ăn ngon mặc đẹp…Dẫn đến sự tranh đua, sự ham muốn … Điều đó phải chăng đã góp phần giết chết linh hồn? Và tất cả những điều đó phải chăng chỉ để bồi dưỡng cho thể xác tầm thường? Con người chung sống với nhau trên trái đất, có mối liên hệ với nhau. Nhưng trong cuộc sống đó, mối liên hệ đại đa số là mối liên hệ về thể xác.
Tất cả mọi người đều có cái áo là thể xác, đều bị thể xác ràng buộc. Nhưng sự ràng buộc ở người này ít hơn sự ràng buộc ở người khác, vì ở một số người linh hồn đã chiến thắng được thể xác, họ sống bằng chính linh hồn. Trong thế giới thực tại, thực sự chỉ tồn tại vật chất - ý thức - hiện tượng, trong đó hiện tượng là sự ràng buộc giữa vật chất - vật chất, vật chất - ý thức, ý thức - ý thức. Trong đó sự ràng buộc giữa ý thức - ý thức có thể cũng do vật chất tạo nên, do đó sự sống của con người là một sự sống hư vô, ảo tưởng. Theo góc nhìn duy tâm, vì ý thức quyết định vật chất nên sẽ không có một công cụ, máy móc nào đo được, kiểm tra được ý thức (hay linh hồn) của con người vì tất cả các công cụ đo đều được làm từ vật chất, ý thức - linh hồn của mỗi người chỉ do mỗi người tự kiểm tra, cảm nhận và tự làm chủ. Cùng với triết học, khoa học tâm linh sẽ đi tìm câu trả lời linh hồn của con người sẽ đi về đâu khi linh hồn thoát khỏi cái áo giả tạo? Liệu có một thế giới mà không bị sự ràng buộc bởi vật chất? Và trong thế giới đó liệu rằng có hờn ghen, yêu thương, giận dữ? Con người làm sao để có thể làm chủ chính bản thân, làm sao để sống thực, sống bằng linh hồn không để thể xác ràng buộc.
Trong tác phẩm của Murakami, thể xác và linh hồn tồn tại nhiều dạng thức khác nhau. Giấc mơ là một dạng thức như thế - giấc mơ là biểu hiện rõ nhất cho những ẩn ức, vùng vô thức của con người. Bởi giấc mơ là tưởng tượng được giải phóng khỏi sự kiểm soát của lý trí, của nỗi lo phải giống như thật, đi vào những quang cảnh mà suy tưởng lý tính không thể với tới được. Freud có nói: mỗi tác phẩm văn học là một giấc mơ. Cuộc sống đi sau những giấc mơ. Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cũng nhận xét: “Mỗi tác phẩm của Murakami là một dạ yến linh đình của những giấc mơ và tưởng tượng đầy ma ảo. Một ông già truy tìm mèo thất lạc bằng cách trò truyện với mèo. Những hồn ma sống yêu và giết người. Để sống sót để tưởng tượng ta phải mơ. Tiểu thuyết của Murakami viết ra để tưởng tượng và để mơ. Nghệ thuật ở đây trở về với ngọn nguồn của tiểu thuyết. thực ra là trở về với ngọn nguồn tiểu thuyết không sao chép, trích ngang hiện thực. Không phải Murakami ảnh hưởng nặng nề của phương Tây mà ảnh hưởng từ ngay văn học Nhật Bản”. Khác với F.Kafka, mọi bi kịch của con người diễn ra vào lúc con người tỉnh
mộng: Gregor thấy mình biến thành bọ vào một buổi sáng, Joshep K bị bắt vào một buổi sáng. Haruki Murakami lại bắt đầu mọi cuộc tìm kiếm khi con người bắt đầu vào trong mơ: Toru Okada mơ những giấc mơ đi xuyên tường nơi đáy giếng, mơ giấc mơ dục tình với Kano Creta, Kafka Tamura mơ ngủ với Saeki đi vào trong Sakura… Cái ý thức đã chuyển dần thành vô thức, sự cô đơn đã chuyển hóa vào trong cả giấc mộng của con người khiến con người đấu tranh ngay trong vô thức. Ẩn ức của con người được chuyển hóa, ám ảnh trong những giấc mơ. Thậm chí, nhân vật trong tác phẩm Murakami có những giấc mơ phi lý: Toru Okada mơ mình biến thành con chim vặn dây cót, mơ về chuyện Kano Creta có con, cha của đứa bé một nửa là anh, một nửa là trung úy Mamiya. Hiện thực của Toru Okada được nối dài bằng những giấc mơ, ở đó nhân vật sống tiếp đời sống của mình. Mơ ở đây không phải là mộng mị mà là “siêu thực”. Okada thường xuyên đi về căn phòng 208, một chốn về được tạo tác bởi ý thức. Có một điều bí ẩn từ căn phòng kia, anh phải tìm nó như tìm chính trong đầu óc của mình. Những giấc mơ, cái gậy bóng chày, giếng cạn, vết thương trên mình Okada… Sẽ chẳng có giấc mơ nào gây thương tích trong đời thực nhưng vẫn sẽ có những vọng động từ tư tưởng con người tương tác với tha nhân. Murakami đã gặp Phật giáo trong chính quan niệm này. Okada đi dọc theo hành lang căn nhà trong mơ không phải chỉ để thoả mãn trí tò mò, hay đi tìm dấu vết người vợ mất tích. Có những thôi thúc nội tại từ trong vô
thức buộc anh phải kiếm tìm dù có vong thân: “Tôi nhắm mắt, rồi chẳng suy nghĩ
gì, nhắm một cú đánh cuối cùng về phía âm thanh kia. Tôi không muốn làm vậy, nhưng tôi không có cách nào khác. Tôi phải kết liễu hắn: không phải vì hận thù, thậm chí cũng chẳng phải vì sợ, ấy chẳng qua là một việc tôi phải làm…Tôi cảm thấy sức lực đang trút ra khỏi mình…Cái đau từ những vết thương của tôi cũng dần dần biến mất. Thân thể tôi đang mất mọi cảm giác về khối lượng và vật chất. Nhưng điều đó không làm tôi bất an hay sợ hãi, hoàn toàn không. Tôi không chống cự mà buông mình - phó thác nhục thể của mình - cho một vật to lớn, ấm mềm nào đó đang đến để bao bọc lấy tôi. Điều đó thật tự nhiên. Khi đó tôi nhận ra, mình đang băng qua bức tường sứa. Tôi chỉ có mỗi việc là buông mình cho dòng chảy. Mình sẽ
không bao giờ quay lại đây nữa, rồi tôi tự nhủ trong khi di chuyển qua tường. Mọi
chuyện đã chấm dứt…Ý thức tôi bị hút vào cái hố sâu hoắm của hư không” [10;
tr.683-684].
Không chỉ bằng những “giấc mơ”, hiện thực của Toru Okada còn được nối dài
bởi những cuộc tính giao trong vô thức với cô “điếm tinh thần” Kano Creta: “Tôi
cảm thấy mình sắp sửa nổ tung. Đó là một cảm giác thật kỳ lạ, vượt ngoài khoái cảm tính dục đơn thuần. Dường như có một cái gì đó bên trong cô, một cái gì đó đặc biệt từ bên trong cô đang thông qua cơ quan sinh dục của tôi mà từ từ nhập vào
tôi” [10; tr.223]. Như thế, hoạt động tính giao trong tiểu thuyết của Haruki
Murakami không còn mang nghĩa là một sinh hoạt thông tục của con người. “Một cái gì đó đặc biệt” ấy chính là những ống ngầm luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta, nơi chúng ta có thể qua đó mà hiểu hơn về đồng loại của mình. Những cảm xúc tình dục, một mặt xác nhận rằng chúng ta đang tồn tại, mặt khác nó như là cách nói hình ảnh cho một triết lí của sự sinh tồn, đó chính là tinh thần hòa hợp. Bởi “Tất cả chúng ta từ bùn mà ra và đều trở về bùn”[10; tr.223].
Giấc mơ khám phá những cơ tầng sâu thẳm, chìm lấp trong bản năng của nhân vật, đánh thức những vùng ký ức không thể nguôi ngoai thách thức lớn phải vượt qua, và sự giác ngộ và tâm linh dành cho các nhân vật và cả cho người đọc. Giấc mơ trở thành cơm ăn, nước uống của tâm hồn. Biểu tượng: lòng giếng cạn với bóng tối của thiền và thức tỉnh, tiếng hót của chim vặn dây cót… mỗi hình ảnh tượng trưng cho một góc khuất tâm thức của con người. Giấc mơ là biểu tượng trọn vẹn cho sự tiếp dẫn, cho khoảng trống mênh mông của tâm thức giúp con người thỏa mãn mọi ước nguyện. Giấc mơ trở thành cơm ăn, nước uống của tâm hồn, người ta làm tình khi mơ, yêu khi mơ và cả giết người khi mơ. Nó là cứu cánh để con người thoát khỏi những bế tắc của đời sống hiện thực.
Điều mới mẻ và quyết rũ nhất cho bạn đọc phương Đông và phương Tây, chính là “cảm hứng mãnh liệt và nhất quán về cái phi thực, hay cái hiện thực phi vật chất của cảm thức”. Con người trong tác phẩm của Murakami không tha hoá, “biến dạng”, không trở nên mù loà, vô phương tới mức trở thành ý tưởng của một trong
những thực tế khách quan mà sống động và tự do trong thế giới của những giấc mơ. Thừa nhận và mở ra cánh cửa vào thế giới diệu kỳ, ông đã đưa ra một bình diện để nhận chân giá trị con người. Với những nỗ lực ấy, bất chấp sự đánh giá dễ dãi xếp ông vào thành tác giả của văn hoá đại chúng, Murakami vẫn xứng đáng là nhà văn - chiến sĩ tiên phong của những tư tưởng nhân đạo và mới mẻ, gạt sang bên những định kiến và ngộ nhận giả tạo trói buộc, để kiếm tìm sự tồn tại và niềm hạnh phúc đích thực, trong cuộc tranh đấu của chúng ta, cuộc tranh đấu của con người. Giống như Dostoievsky khi mười tám tuổi, ông viết những dòng tiên tri: “Con người là một bí mật cần phải giải đoán. Và nếu như anh có phải bỏ ra cả đời mình để đi tìm câu trả lời thì cũng đừng bao giờ than thở rằng anh đã lãng phí thời gian. Tôi nghiên cứu bí mật này bởi vì tôi muốn làm người”.
Thế giới giấc mơ lôi cuốn chúng ta đọc các tác phẩm của Murakami. Trong cuộc sống thiếu giấc mơ, hiện thực trở lên trống rỗng và nghèo nàn; trong nghệ thuật, thiếu giấc mơ, tác phẩm trở nên rỗng tuyếch. Thế nên Donald Barthelme cho rằng: “Phúc cho chúng ta là có thể tưởng tượng những thực tại khác, những khả tích
khác”. Nghệ thuật là thế giới của Nghìn lẻ một đêm. Để sống sót, ta phải tượng
tượng, phải mơ. Phải mơ ra mọi thứ, mơ ra cả bản thân mình. Nghệ thuật là thế giới của trò chơi và tự do, không thể nhốt vào một cái chai nào.
Trong Người tình Sputnik, mối tình đầu của Sumire thực sự khác biệt, cô yêu
Miu – người lớn hơn cô 17 tuổi, đã có gia đình. Là phụ nữ. Rồi sau đó Sumire đột nhiên mất tích, không lời giải, không dấu vết... Vẫn môtíp về sự biến mất của bản thể, hai thế giới song trùng, đời sống tinh thần thất lạc, nỗi cô đơn cả ở thế giới bên
kia, tình yêu không được đền đáp..., nối mạch của Rừng Na Uy và Phía Nam biên
giới, phía Tây mặt trời... Nhưng ít ra, Người tình Sputnik vẫn đủ sức cuốn hút bởi trí
tưởng tượng, tính ẩn dụ, văn phong lẫn những chi tiết độc đáo. Mối tình đồng tính của Sumire, sự phân thân ở hai cái tôi khác biệt của Miu, hay tình yêu đơn phương của chàng giáo viên tiểu học, cuộc tìm kiếm "Tôi là ai" của các nhân vật đẹp, hoàn hảo nhưng lại khiếm khuyết một chỗ nào đó trong thế giới hiện tại và một thế giới vô hình đang tồn tại.
Nhân vật của Kafka bên bờ biển là một cậu bé 15 tuổi bỏ nhà ra đi vì một thôi thúc huyền bí, rất mê Nghìn lẻ một đêm. Cậu cảm thấy những con người tục tử, đam
mê và bạo liệt của ngàn xưa ấy lại thực hơn đám đông quanh mình đang đổ xô qua những ga xe lửa. Một nhân vật khác là Oshima còn đi xa hơn. Anh căm ghét nhất là những người không biết tưởng tượng. Đó là cái loại mà nhà thơ T.S.Eliot gọi là bọn người rỗng tuyếch (hollow men) là thứ không thể chịu đựng được, đáng sợ mà đáng khinh “Họ tâm hồn chật hẹp, ích kỷ thiếu tưởng tượng ấy, giống hệt loài ký sinh làm biến dạng cả chủ thể lẫn môi trường và sinh sôi hàng loạt”[14; tr.182]. Vì vậy với Murakami, thiếu tưởng tượng không phải là thiếu sót bình thường mà là một tội ác nên các tác phẩm của ông là một dạ yến linh đình những giấc mơ và tưởng tượng đầy ma ảo. Tiểu thuyết của ông với tinh thần chơi đùa và tự do tưởng tượng được kể
bằng bút pháp sống động và đam mê như Nghìn lẻ một đêm thời hiện đại. Nghệ
thuật của ông trở về với ngọn nguồn tiểu thuyết, thời mà tiểu thuyết còn đầy tự do, không bó buộc sao chép hiện thực. Văn chương đi trước triết học và cuộc sống, hay nói cách khác, cuộc sống đi sau những giấc mơ, mà văn chương là một dạng thức rất khác của giấc mơ. Giấc mơ là cái gì đó rất chân thực. Trái lại, có bao nhiêu thứ là giả tưởng và nguỵ tạo cho xã hội. Nói như J.G.Ballard: “Chúng ta sống trong thế giới do mọi thứ giả tưởng thống trị - thương mại, quảng cáo, chính trị thuộc cơ chế quảng cáo và màn ảnh truyền hình làm trống rỗng trước mọi thứ phản ứng độc đáo đối với kinh nghiệm đời. Chúng ta sống trong một bộ tiểu thuyết khổng lồ. Giờ thì cần chi nhà văn phát minh ra một nội dung giả tưởng cho tiểu thuyết của mình nữa - giả tưởng đã có sẵn đó mà. Công việc của nhà văn là phát minh ra hiện thực”(dẫn theo Aristodemou on law and literature, Oxford, 2001. p1).
3.1.2. Kết cấu nhân vật với cảm thức về chứng bệnh Hysteria
Theo thuyết Phân tâm học Freud nghiên cứu: “Bệnh nhân mắc Hysteria bị dày
vò chủ yếu bởi những hồi ức” (ông và Breuer kết luận). Điều này có nghĩa là: Bệnh
nhân Hysteria bị dày vò vì những ký ức đau đớn, khó chịu mang bản chất gây chấn thương.
1. Những ký ức gây chấn thương là tác nhân gây bệnh. Đây là một ý niệm có tính cách mạng, chống lại quan điểm cơ giới luận vốn cho rằng một tác nhân thuần tâm lí gây ảnh hưởng trực tiếp lên các quá trình sinh lí của cơ thể.
2. Các ký ức gây chấn thương thường không tự chúng “phai nhạt” đi mà vẫn tiếp tục là một lực chuyển động và vô thức chi phối hành vi của người bệnh.
3. Sự xua đuổi những hồi ức đau đớn đó ra khỏi ý thức đòi hỏi phải có một cơ chế dồn nén, cơ chế này hoạt động ở cấp độ vô thức của đời sống tâm hồn.
4. Vì những ký ức tiêu cực nằm ở vô thức không thể được biểu hiện ra bằng