Kết cấu cốt truyện mở

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết của Haruki Murakami (Trang 45)

5. Cấu trúc:

2.1.2. Kết cấu cốt truyện mở

Không thừa nhận “một vũ trụ ổn định, ăn khớp, liên tục, bao quanh, hoàn toàn có thể cắt nghĩa, lí giải được” (A.R.Grillet), tin rằng cuộc sống là những biến thiên mặc định cùng với những vấp ngã, khúc quanh trong tính sống động, Murakami đã xây dựng tiểu thuyết của mình theo lối cốt truyện mở.

Cốt truyện đóng được hiểu: “Một tác phẩm khép lại chính nó, cái kết thúc gặp gỡ cái mở đầu” hay “Một truyện kể, được kết thúc bởi tác giả của nó, có một kết luận rõ ràng”. Còn với cốt truyện mở, Umberto Eco viết: “Mọi tác phẩm nghệ thuật,

ngay cả khi nó là một hình thức đã hoàn tất về tổ chức đã được định cỡ một cách chính xác, đều là mở, ít ra là trong những gì mà nó có thể được diễn giải từ những cách khác nhau..”[9]. Nói cách khác, cốt truyện mở được hiểu là câu chuyện khép lại nhưng số phận của nhân vật chưa rõ hồi kết hay vấn đề đặt ra trong tác phẩm chưa được giải quyết một cách triệt để. Lối kết thúc này như một sự bỏ lửng tạo khoảng trống lớn để người đọc đồng sáng tạo. Rộng hơn, chính cách viết này mở ra tối đa con đường để người đọc từ đi vào văn học

Haruki Murakami viết chương một, không biết rằng những chương tới sẽ đi tới đâu. Ông thả nhân vật ra cho nó sống và dường như ông chiều theo nhân vật hơn là nhân vật chiều theo ông. Ông để cho sự tưởng tượng của mình đi theo nhân vật chứ không đặt định cho nó theo một cấu trúc tiền lập. Ông thả rong nhân vật đi giữa đồng cỏ như những du tử, ông viết bằng ngòi bút rất tự do… Văn chương của ông cố nhiên là “trần trụi” hay “trong suốt”, nhưng câu chuyện của ông lại tầng lớp điệp trùng, khó nắm bắt. Nhân vật của ông tự do đi về, hành động trong những không gian giấc mộng mà lí trí cùng những lôgic vật chất không thể can thiệp, lí giải. Bước chân vào ranh giới của tiềm thức, vô thức sâu kín (với phương Đông là khái niệm tâm linh) cũng đồng nghĩa với trở về ngọn nguồn, điểm xuất phát của cái đã có và sẽ được phóng chiếu thành toàn bộ “thế giới quan” bao quanh con người. Sự huỷ diệt, cái chết, cái phi lí của tồn tại… những vấn đề thực tiễn, làm đau đầu các nhà tư tưởng qua các thời, thật giản dị lại xuất phát từ bản thể tâm linh sâu thẳm từ chính con người.

Biên niên ký chim văn dây cót, cuốn tiểu thuyết tràn ngập yếu tố siêu thực, giả

tưởng của văn hoá phương Tây vừa mang hơi hướng luật nhân quả, những lời tiên tri, ảo giác… của văn hoá phương Đông. Trong chuyện, Murakami không bày ra các tình huống phi lí rồi dẫn dắt, lí giải để chúng ta hiểu từ đầu đến cuối. Và những yếu tố không cần lí giải chính là những yếu tố hậu hiện đại của Murakami, phá bỏ các “đại tự sự” nghĩa là các giáo điều, những chủ thuyết… cho rằng, người ta có thể và cần phải dùng lí trí để lí giải vạn sự. Rồi một loạt những câu chuyện mang hơi hướng siêu thực của nhân vật như: cô gái điếm tinh thần Kato Creta, cô chị gái Kato

Malta có tài tiên tri, nhân vật chính Toru Okada và người vợ Kumiko, tay chính trị gia suy đồi bệnh hoạn Wataya Noburu, cô gái Kasahara May có vấn đề tâm lí, bà đồng Nhục đầu khấu và đứa con trai câm… Toru Okada “xuất vía” lang bạt trong những hành lang đen tối lạ lẫm của giấc mơ để đi tìm căn nguyên người vợ yêu của anh biến mất, nàng bị giam hãm trong ám ảnh nô lệ tình dục của Quỷ Râu xanh, nô lệ cho chính ham muốn của bản thân. Okada trong giấc mơ, vung cây gậy bóng chày hạ sát kẻ thù giấu mặt, một hành động nước đôi, vừa tiêu diệt, vừa sản sinh cái mới. Tất cả được sản sinh trên nền tảng từ chối giải thích. Murakami nói: Ý nghĩa đích thực của câu chuyện nằm ở trong tiến trình tìm kiếm, ở chuyển động theo đuổi. Nhân vật khác đi, không còn như lúc khởi đầu câu chuyện đó mới là cái đáng nói.

Trong Rừng Nauy, chúng ta không quên cảnh tượng đêm trăng, trong đó

Naoko, cô gái 20 tuổi đang phải điều trị một chứng trầm cảm loã thể. Cả hành động và vẻ đẹp đều không thể giải thích. Tác giả thử giải thích điều đó nhưng cái chính là càng giải thích càng làm câu chuyện bí hiểm hơn.

Phía nam biên giới phía tây mặt trời đưa đến một thế giới hiện thực hẳn một

con người kỳ bí: Shimamoto-san. Nàng là ai, nàng từ đâu đến và nàng sẽ đi về đâu? Tất cả các câu hỏi đều bỏ ngỏ. Các nhà phê bình luôn thận trọng về “hiện tượng văn chương” này. Chúng ta thì khó lòng cưỡng lại được sự cuốn hút của những câu chuyện mang màu sắc kỳ ảo, hoang đường của Murakami. Đa phần các tác phẩm của ông đều lấy bối cảnh hiện tại, từ những con người rất bình thường trong cuộc sống. Tác giả miêu tả rất tỉ mỉ việc họ ăn gì, mặc gì và sở thích thế nào… Nhưng ông đã đưa họ đến những điều phi thường, siêu tưởng như quái đản. Những giấc mơ đồng hiện, linh hồn thoát xác, những cuộc phiêu du vào thế giới cổ tích, những con vật có tiếng nói người, những cuộc tình siêu vật lí… Các chi tiết càng nối kết, câu hỏi về cuộc đời và con người càng được mở rộng. Không phải ngẫu nhiên mà Murakami kể lại câu chuyện một người đàn ông bị lột da sống, bởi vì sau đó Okada mơ thấy toàn bộ lớp da ấy trườn lên, ôm chặt lấy người mình, không thể trút bỏ được. Đó có phải là sự trói buộc của cái ác mà con người không cách gì tránh được không? Nếu không mơ thấy điều đó, liệu anh ta có tiếp tục đi tìm người vợ đột

nhiên mất tích của mình không hay là anh ta sẽ đầu hàng số phận và đi theo sự rũ quyến của thế giới tà thuật? Truyện kể về cuộc chiến đấu, khi trong Okada ngồi trong giếng cạn mê man trong giấc mơ xuyên tường và thấy kẻ thù của mình bị tiêu diệt. Thực ra ý chí của anh có tiêu diệt được kẻ thù hay không hay đó chỉ là sự “không may” của kẻ ác? Tất cả đều được tác giả nêu ra, nhưng không có câu trả lời thoả đáng.

Cái kết Murakami dành cho Người tình Sputnik,có thể khiến người đọc hẫng

hụt, chao đảo hoặc thất vọng. Nhưng không thể khác, đó là cách Murkami dẫn dắt người đọc - từng chi tiết, từng câu chữ.. để rồi khi đọc hết trang cuối cùng, người đọc không nguôi nghĩ về các nhân vật trong truyện: Sumire còn sống hay đã chết? Cô trở về lại Nhật Bản từ hòn đảo hoang vu ở Hy Lạp và đã gọi điện thoại cho K, hay đó chỉ là một cơn mơ trong vô số những cơn mơ mơ tỉnh tỉnh của K từ ngày Sumire mất tích, bỏ anh mà đi? Miu sẽ sống như thế nào, tiếp tục yêu một cô gái trẻ khác từ ánh nhìn đầu tiên như với Sumire hay đang sống như một người đã chết mà K bất chợt nhìn thấy trên đường phố đông - “một cái vỏ rỗng với mái tóc bạc trắng” không thèm nhuộm lại, điều mà trước đây cô sợ trưng ra cho mọi người thấy nhất? Cuộc sống của những-người-ở-lại: K, Miu chắc chắn sẽ không dễ dàng gì hơn người-ra-đi là Sumire, hay sẽ như thế nào?... Murakami rất tỉnh táo khi từ trang đầu tiên đã “bài binh bố trận” bằng những chi tiết tưởng như những cơn mê sảng của các nhân vật – không đầu không cuối, vụn vặt, thừa thãi, mà đầy ẩn dụ, để rồi đùng một cái cắt ngang câu chuyện ở một cái kết nhiều suy ngẫm như thế. Hàng loạt mối băn khoăn ấy tác giả dành cho người đọc đồng sáng tạo. Như một nhà văn đã viết: “Hãy đi đến cái tận cùng của ta, ta sẽ gặp được nhân loại”.

Tác phẩm của Murakami được xây dựng một phần trên sự từ chối giải thích, nó phải ngược lại ham muốn soi sáng của tiểu thuyết. Lẽ ra, như thông thuờng, vẫn vậy, nhà văn phải giải thích - nếu không phải tất cả thì cũng là một phần, và nếu không ít nhất cũng có những gợi ý cho sự tưởng tượng của người đọc, như nguyên nhân dẫn đến tình trạng của Shimamoto-san, người đàn ông đưa phong bì tiền cho

Hajime, hoặc cuộc đời của Izumi. Có vẻ như là cuốn tiểu thuyết nhất quyết không tạo ra sự hợp tác giữa nhà văn và người đọc.

Các nhân vật tiểu thuyết của ông một mặt hết sức thờ ơ với mọi thứ chuyện thời cuộc, mặt khác lại không ngừng khao khát một điều gì đó từ những sự kiện đời sống xã hội. Điều này cho phép chúng ta thấy rõ thời mà, có sự kết hợp đáng ngạc nhiên giữa tình trạng thiếu tự do (về chính trị) và có tự do (trong âm nhạc) lại sinh ra một thứ chủ nghĩa hư vô buông thả bề ngoài, với một nỗi thất vọng sâu xa bên trong. Đó là xúc cảm buồn bã của dân đô thị chính hiệu. Cái nỗi sầu muộn giống như khi một gã buổi sáng soi gương, cạo râu mà biết chắc rằng những cái mầm đen kia sẽ luôn luôn mọc lại. Đứa con siêu đô thị (Metropolitant), hiểu qúa rõ sự có mặt của “cái địa ngục hỗn độn” thời hiện đại luôn đối kháng với cái “địa ngục cá thể” của gã. Cho dù gã có thể sống sót một cách sung sướng qua sự hỗn độn ấy thì khi màn đêm buông xuống, sự đối lập ấy sẽ tiếp tục, cắt rời gã khỏi nơi bấu víu và sẽ rút kiệt sức lực gã. Hajime, Roru Wantanabe… là những đứa con của “siêu đô thị” ấy.

CHƯƠNG 3. KẾT CẤU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HARUKI MURAKAMI

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết của Haruki Murakami (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)