5. Cấu trúc:
3.1.2. Kết cấu nhân vật với cảm thức về chứng bệnh Hysteria
Theo thuyết Phân tâm học Freud nghiên cứu: “Bệnh nhân mắc Hysteria bị dày
vò chủ yếu bởi những hồi ức” (ông và Breuer kết luận). Điều này có nghĩa là: Bệnh
nhân Hysteria bị dày vò vì những ký ức đau đớn, khó chịu mang bản chất gây chấn thương.
1. Những ký ức gây chấn thương là tác nhân gây bệnh. Đây là một ý niệm có tính cách mạng, chống lại quan điểm cơ giới luận vốn cho rằng một tác nhân thuần tâm lí gây ảnh hưởng trực tiếp lên các quá trình sinh lí của cơ thể.
2. Các ký ức gây chấn thương thường không tự chúng “phai nhạt” đi mà vẫn tiếp tục là một lực chuyển động và vô thức chi phối hành vi của người bệnh.
3. Sự xua đuổi những hồi ức đau đớn đó ra khỏi ý thức đòi hỏi phải có một cơ chế dồn nén, cơ chế này hoạt động ở cấp độ vô thức của đời sống tâm hồn.
4. Vì những ký ức tiêu cực nằm ở vô thức không thể được biểu hiện ra bằng cách bình thường, nên năng lượng cảm xúc hay tác động của chúng bị bóp nghẹt.
5. Cảm xúc bị bóp nghẹt này được chuyển hóa thành các triệu chứng Hystera bởi tác nhân kích thích vô thức.
6. Các triệu chứng được kích thích bởi vô thức sẽ biến mất khi diễn ra thao tác khơi mở, khơi mở là tiến trình giải toả một cảm xúc bị dồn nén về một biến cố trong quá khứ mà bệnh nhân đã quên. Để chữa trị các bác sĩ phải làm sao để bệnh nhân trải qua một lần nữa kinh nghiệm chấn thương nguyên thuỷ đó, vốn là nguồn gốc của triệu chứng [33].
Nhân vật Shimamoto-san đã nói trong Phía nam biên giới phía tây mặt trời
nói về chứng Hysteria:
- “Anh đã bao giờ nghe nghe nói đến thứ bệnh tên là Hysteria siberiana chưa? - Chưa.
- … chắc chắn đó là một thứ bệnh mà nông dân Xibêri hay mắc phải. Anh cứ tưởng tượng anh là người nông dân Xibêri và anh sống một mình trên thảo nguyên. Và ngày nào, ngày nào anh cũng làm ruộng. Hoang mạc hút tầm mắt. Không có gì, hoàn toàn không có gì ở xung quanh anh. Phía Bắc, đưòng chân trời, phía Nam, đường chân trời, phía Đông, đưòng chân trời, phía Tây, vẫn là đường chân trời. Chỉ thế thôi. Mỗi sáng, khi mặt trời hiện ra phía đuờng chân trời phía Đông, anh ra đồng làm việc, khi mặt trời lên đến đỉnh, anh ngừng tay để ăn trưa. Khi mặt trời biến mất sau đường chân trời phía Tây, anh về nhà đi ngủ
- Một ngày đẹp trời, trong sâu thẳm con người anh có cái gì đó chết đi. - Chết, có cái gì chết?……
- Em không biết. Cái gì đó. Cái gì đó gãy đi trong người anh và chết, khi mà suốt đời anh cứ nhìn mặt trời hiện ra phía trên đường chân trời phía Đông, hoàn thành cái vòng cung di chuyển của nó và đi ngủ sau đường chân trời phía Tây. Khi đó, anh sẽ vứt cái cuốc xuống đất, và không nghĩ ngợi gì nữa, anh sẽ đi thẳng về phía Tây mặt trời. Và anh cứ đi như thế hàng ngày trời, không ăn không uống, như thể bị bỏ bùa, và cuối cùng anh gục xuống đất và chết. Chứng Hysteria Xibêri là như thể đó”[12; tr.239-240]
Chứng bệnh mà Shimamoto-san nói tới là lời giải thích cho câu hỏi phía Tây có gì? Nếu phía Nam biên giới đơn giản là một bài hát nói về nước Mêxicô và có lẽ còn “có cái gì đó tuyệt diệu hơn thế nhiều”, cái gì đó rất đẹp, rất lớn, rất dịu dàng; thì phía Tây mặt trời có đơn giản là chứng bệnh hysteria của người nông dân Xibêri hay sâu xa còn là căn bệnh chung của cuộc sống con người mà Hajime, Shimamoto- san, Izumi… là đại diện?
Hajime – ông chủ thành đạt (37 tuổi), vợ hiền, con ngoan. Anh có thể mỉm cười hài lòng. Anh được yêu, cảm thấy thật sự may mắn và hạnh phúc. Nhưng trong cái vòng đều đặn mỗi ngày, có cái gì đó nhói sâu âm thầm giục giã, mà đến một lúc nào đó, anh nhận ra mình chưa đủ. Cuộc sống tưởng như yên ả, hạnh phúc vậy mà bên trong tiềm thức vẫn luôn chứa sự bất mãn, trong niềm khao khát được thay đổi là một người khác. Cái người đánh thức niềm sâu thẳm ấy trong Hajime là một cô bạn học từ hồi cấp I, Shimamoto-san. Những bản nhạc, những ly cocktail mang hương vị đặc biệt của quán Robinnet’s, quá khứ tuổi thơ vấn vít… đã lôi kéo Hajime ra khỏi vòng quay thường nhật để tìm ý nghĩa của cuộc đời mình. Mối quan hệ giữa hai người có cái gì đó còn hơn cả bạn thân, nhưng lại không thể giải thích được. Mỗi lần quen và thân với một người con gái khác, Hajime lại nhớ đến cô. Khi hôn Izumi, cô bạn gái thời trung học, anh lại nghĩ đến cảnh mình hôn Shimamoto- san “chắc sẽ không khó nhọc đến thế bởi chúng tôi hiểu nhau trọn vẹn”[12; tr.35]. Tất cả những người con gái đi qua cuộc đời anh đều thiếu “một cái gì đó” không
giống với Shimamoto-san từng có với anh: “Shimamoto-san sở hữu cái quyền lực tác động lên tôi… ý nghĩ của tôi đều hướng về Shimamoto-san… chỉ cần nhớ đến Shimamoto-san là đủ để tôi xúc động rồi.”[12; tr.78]. Và Hajime đã yêu, yêu một người chỉ duy nhất có cái tên và tình bạn thời quá khứ hơn 20 năm. Cuối cùng, bao sốt ruột chờ trông, mong mỏi của Hajime cũng được đền bù thoả đáng khi họ cùng trốn gia đình để đến với nhau, bất chấp chuyện gì xảy ra. Rốt cuộc thì cả hai lần đầu tiên được yêu nhau như người đàn ông yêu một người đàn bà. Rốt cuộc thì cả hai đã tìm ra sự hoà hợp hoàn hảo của cơ thể… Nhưng ngay cả ở chốn tưởng chừng như đã là tận cùng đó, họ vẫn không thể đến được với nhau. Murakami đã đẩy người
đọc vào cuộc du lãm bất thường trong nghệ thuật Phía nam biên giới phái tây mặt
trời. Sự hư vô, trống rỗng, hối hận và nuối tiếc không chỉ là thứ duy nhất tồn tại
trong con người Hajime. Ngay cả khi anh phải làm việc sisyphe - lăn lại hòn đá định mệnh hoàn tất vòng đời, nhưng thay vì lăn lên đỉnh núi để rồi ngậm ngùi nhìn niềm
hi vọng tuột trôi, anh phải đẩy nó đến Phía nam biên giới phía tây mặt trời và kiên
nhẫn chờ cho nó biến mất.
Cảm xúc rất đỗi thông thường, giản dị tác động lên người đọc. Điều gì ám ảnh Hajime suốt cuộc đời? Khoảnh khắc được chạm vào tay “người tình nhỏ tuổi”, khuôn mặt vô hồn của cô gái đã từng bị anh làm tổn thương… Nếu suốt quãng đời niên thiếu (nhưng không bồng bột) của mình, Hajime tìm cách xâm nhập thật nhanh vào những cơn kích dục, thì khi anh thành đạt ở cái tuổi mà người ta được quyền làm mọi thứ, anh lại chăm chăm khám phá những bí ẩn đằng sau khuôn mặt của một người phụ nữ, mà đáng ngạc nhiên không phải để ngủ với cô ta. Hajime đã làm một cuộc khám phá ngược khá rắc rối để lí giải những cảm xúc thời niên thiếu của mình. Nó cũng giống với cách anh ta đi ngược lại diễn trình của một bài hát. Tất cả hiện ra đột ngột - khuôn mặt của những người tình đầy ám ảnh - khiến chúng ta hồ nghi Hajime đã tưởng tượng ra mình gặp lại Shimamoto-san sau 25 năm, như cách anh gặp lại khuôn mặt vô hồn của Izumi trên xa lộ vậy: “Đôi khi, thậm chí tôi còn tự hỏi không biết toàn bộ liệu có phải là sản phẩm của trí tưỏng tượng của tôi hay
không. Hay là một giấc mơ dài thật đến mức cuối cùng đã khoác lên mình bộ quần áo của thực tế”[12; tr.90].
Hajime đã nhanh chóng rơi vào vòng xoáy của chủ nghĩa hư vô hoài nghi. Anh thấy cuộc đời trống rỗng: “Có thể tất cả những thứ này không phải là cuộc đời mình như thể tôi đi theo một số phận đã định sẵn cho tôi bởi một người khác. Cái người đàn ông làm tôi đang nhìn thấy trong gương chiếu hậu là chính tôi theo cách nào?”[12; tr.99].
Như vậy nếu nhìn từ góc độ Phân tâm học của Freud, thì Hajime ở đây là một bệnh nhân chịu chứng Hysteria mà căn nguyên của triệu chứng này mang tên “hồi ức Shimamoto-san”. Triệu chứng trên là một mệnh đề khó giải thích cả với người bệnh, và đó cũng là nguồn gốc cho những bi kịch, những bất hạnh triền miên của kiếp người.
Trong thế giới tiểu thuyết Biên niên ký chim vặn dây cót, mọi thứ trở nên hư
vô và mờ nhạt hơn bao giờ hết. Ranh giới giữa cõi thực và cõi mộng, giữa hữu thức và vô thức mỗi lúc càng mong manh và có xu hướng xóa nhòa. Con người chới với, bơ vơ và lạc lõng. Họ suy tưởng về thân xác mình và cõi đời này như là một chốn nương thân, cái tạm thời hữu hạn. Bởi vậy họ luôn khát khao tìm kiếm cảm giác xác thực ở một thế giới khác - một ngôi nhà thực sự chỉ dành cho riêng họ. Để thực hiện được điều đó, các nhân vật của Haruki Murakami ai nấy đều chọn cho mình những con đường khác biệt, bằng những cách thức riêng. Những con người ấy tin rằng, giữa chốn nhân gian này không ai là người có thể hiểu và đồng cảm cùng họ, vì thế họ bỏ trốn tất cả, khép kín mình trong những cái hộp đậy chặt nắp, trong vương quốc ngự trị của bóng tối. Kasahara May, Kumiko, …và cả Quế nữa cũng đều đã làm như thế, đều đã nhất nhất rằng mỗi người họ là một cõi riêng biệt không ai liên hệ gì với ai. Nấp vào trong cái đen tối sâu hút của đời mình, những kẻ ấy suy tư, chiêm nghiệm về bản thể, số kiếp và rồi, phía cuối những cuộc hành trình, tất cả họ đều nhận ra một điều lớn lao: họ chỉ thực sự tồn tại, thực sự hiện hữu khi đặt mình giữa đồng loại.