5. Cấu trúc:
2.1. Kết cấu cốt truyện phân mảnh
Cốt truyện là một yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm, là chuỗi sự kiện liên tiếp; thực hiện diễn biến cuộc sống và xung đột xã hội; bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Một tác phẩm văn học muốn thực hiện chủ đề, tư tưởng một cách khái quát, rộng lớn và có sức thuyết phục thì phải thể hiện sinh động cốt truyện.
Nếu cốt truyện là yếu tố của nội dung thì kết cấu là một yếu tố của hình thức. Kết cấu cốt truyện chính là cách tổ chức, xây dựng bố cục cốt truyện, nói cách khác là cách tổ chức hệ thống sự kiện sao cho hợp lý, khẳng định được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Cốt truyện tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau. Trong khuôn khổ tiểu thuyết Haruki Murakami, chúng tôi đề cập tới hai dạng thức (nghệ thuật) kết cấu tổ chức cốt truyện là cốt truyện phân mảnh và cốt truyện mở.
Kết cấu phân mảnh được hiểu là kiểu kết cấu được tạo nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Đây là một kết cấu lắp ghép mang hơi hướng của tư duy hội họa lập thể. Ở đây, cốt truyện đã bị nghiền nát, đập vỡ thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực. Việc sử dụng cốt tuyện phân mảnh đã phá vỡ khung tự sự truyền thống.
Tiểu thuyết truyền thống đề cao tính truyện rõ ràng, rành mạch, do đó cốt truyện luôn giữ một vị trí không thể thay thế, cốt truyện chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn cho tác phẩm. Đó là một trong những yếu tố khu biệt tác phẩm tự sự với tác phẩm trữ tình.. Nhờ có cốt truyện, truyện mới có thể tóm tắt được trong khi điều này đối với một bài thơ, một bản nhạc là hoàn toàn vô nghĩa. Đề cao tuyệt đối vai trò của cốt truyện, quan niệm cũ cho rằng tiểu thuyết nhất thiết phải tồn tại và được xây dựng trên một cốt truyện. Không có cốt truyện, không thể có tiểu thuyết. Thông thường, cốt truyện trong tiểu thuyết thường có 5 phần: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút.. Mặc dù không phải bất cứ tác phẩm nào cũng có một cốt truyện với đầy đủ các thành phần như vậy nhưng hầu
như trong các tiểu thuyết truyền thống, tính tuyến tính, nhân quả vẫn thường nổi lên rất rõ. Việc phá vỡ khuynh hướng tuyến tính, đề cao tính bất định, đứt đoạn phân mảnh trong việc xây dựng kết cấu cốt truyện là một trong những biểu hiện của chất hậu hiện đại trong tiểu thuyết Haruki Murakami. Đúng như Nguyễn Hưng Quốc
trong một bài viết Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam nhận xét: “Chủ
nghĩa hậu hiện đại chủ trương phi tâm hóa, chấp nhận sự kết hợp lỏng lẻo giữa các thành tố trong tác phẩm như những thủ pháp nghệ thuật quan trọng.. Cũng có thể nói chủ nghĩa hậu hiện đại là sự sụp đổ của những cái đơn nhất và toàn trị để nhường chỗ cho phần mảnh và những yếu tố ngoại biên, là sự khủng hoảng của tính nhất quán và sự nở rộ của những dị biệt, là sự thoái vị của tính hệ thống và sự thăng hoa của tính đa tạp”[31].
Nhật Bản những năm đầu của thế kỷ XX đang trên đà phát triển và hội nhập. Những làn gió phương Tây thổi vào đem lại cho Nhật Bản truyền thống những luồng sinh khí mới. Tuy nhiên, nhịp sống tư bản đã đẩy con người ta rơi vào trạng thái hoài nghi cô đơn, trống rỗng. Giữa lúc giá trị đạo đức bị tấn công nhiều phía con người tìm đến thế giới ẩn dụ như một giải pháp thăng bằng tâm linh giữa xã hội đầy biến động. Thế giới ấy trước tiên như tiếng chuông cảnh tỉnh con người về sự đổ vỡ những giá trị đạo đức truyền thống, tập trung tô đậm tình cảm tha hóa sâu sắc của con người thời hiện đại, thời bùng nổ công nghệ thông tin, sự lạnh lùng vô cảm của con người. Văn chương dẫn ta đi đến tận cùng của sự thực trần trụi để ta có thể ngộ ra một điều gì khác so với những ý nghĩ hàng ngày. Nó làm cho ta cảnh giác hơn với những sự thực giả dối quanh ta cũng như tự chiêm nghiệm, tự nhận thức lại những việc mình làm. J.G.Ballard đã nói: “Chúng ta sống trong một thế giới do mọi thứ giả tưởng thống trị - thương mại, quảng cáo, chính trị thuộc cơ chế quảng cáo và màn ảnh truyền hình làm rỗng trước mọi phản ứng độc đáo đối với kinh nghiệm đời…”[20].
Murakami đã xây dựng những câu chuyện của mình theo lối cốt truyện phân mảnh kiểu hậu hiện đại ấy. Chúng ta có thể thấy tiểu thuyết của ông là câu chuyện
rời rạc, những mảnh ghép số phận khác nhau, được ghép lối bởi dòng ý thức của nhân vật, được lắp ghép không theo một trật tự nào.
Trong Biên niên ký chim vặn dây cót, nhân vật Toru Okada bị ám ảnh và lôi
kéo vào quá khứ cuộc đời của những nhân vật khác: Đó là Kahasara May - cô thiếu nữ mười sáu tuổi trọn đời mang trong tim mình vết đau vì đã gây ra tai nạn thảm khốc cho người yêu (bịt mắt anh ta khi đang điều khiển xe máy); là quá khứ chiến tranh của trung úy Mamiya với nỗi ám ảnh khôn nguôi về một lần suýt chết và những điều khủng khiếp trong Thế chiến thứ hai; là cuộc đời của chị em Kano Creta, Kano Malta; là câu chuyện của mẹ con Nhục Đậu Khấu và của cả gia đình Kumiko.. Những con người ấy mặc nhiên thừa nhận sự có mặt của nhau như một điều tự nhiên nhất trên đời. Họ mê muội trong lối suy nghĩ như Kasahara May từng nói: “Những chuyện kiểu như “ờ được, mình sẽ làm ra cả một thế giới mới” hay “ờ, được, mình sẽ tạo ra một cái tôi hoàn toàn mới”.. đại loại thế, không ai làm được đâu” [10; tr.304].
Chính những suy nghĩ kiểu ấy thức tỉnh Toru Okada “Con người này, cái tôi này, cái ngã này, được tạo ra ở một nơi khác. Mọi cái đều từ nơi khác đến, mọi cái đều cũng nơi đó mà trở về. Tôi chẳng qua chỉ là đường thông cho cái kẻ gọi là tôi đi qua.”[10; tr.305]; “không thể phân biệt được đâu là thời điểm mà thực tại kết thúc và phi thực tại bắt đầu”. Anh hoang mang thốt lên “Điều duy nhất tôi hiểu rõ, đó là tôi tuyệt không hiểu gì hết”. Toru đã chui xuống cái giếng bỏ không trong căn nhà hoang hàng xóm, ở đó không gian hoàn toàn tách biệt, anh mới có đủ thời gian và sự tỉnh táo để nghiền ngẫm, lí giải cuộc đời mình.
Kasahara May, sau tai nạn, bạn trai qua đời, chỉ còn lại mình cô với nỗi day dứt khôn nguôi: “Chính vì có cái chết, người ta mới phải băn khoăn nhiều đến thế về sự sống”. Những thiếu nữ Kano Creta, tự kết liễu đời mình để giải thoát những cơn đau triền miên có thể gặp phải bất cứ lúc nào, vì bất cứ điều gì nhưng không thành..
Với Trung úy Mamiya - một chiến binh trở về sau chiến tranh chịu những tổn thương bất hạnh thời hậu chiến. Cuộc sống của ông ở hiện tại như một cái vỏ rỗng:
“Cuộc đời tôi mai một như thế đó, bị biến thành vỏ rỗng.. Cuộc đời tôi chỉ còn là cái vỏ rỗng trống hươ trống hoác”[10; tr.242-243]. Ông là người sót lại sau chiến tranh nhưng hạnh phúc không sót lại. Bởi mặc cảm lời nguyền “không chết” và “sống không hạnh phúc”. Khi bị vứt xuống giếng cạn ở sa mạc - nơi đây tràn ngập bóng tối, không ánh sáng, không thời gian. Tất cả hiện diện trong đầu óc của Mamiya đều thông qua cảm giác. Nhưng con người thật của ông đã không chết đúng như lời tiên tri, chính vì thế tất cả những thời gian sống sau này đối với ông chỉ là vỏ rỗng. Thật lạ, con người ai cũng muốn sống còn Mamiya lại muốn chết để kết thúc nỗi đau. Ông bị ám ảnh bởi ông “không thể chết”, đó là bi kịch của Mamiya - không chết để chứng kiến tội ác. Lời nguyền thứ nhất và thứ hai có sự tiếp nối: không chết nhưng ông sẽ phải sống trong đau khổ, cô độc. Sự thật thì ông sống cô độc vô cùng: “ Tôi tìm thấy mộ của chính mình. Tôi chẳng còn gì hết. Tôi thật sự trống rỗng.. Trở về Nhật tôi sống như một cái vỏ rỗng.. Tôi không vợ, không cha mẹ, không chị em. Tôi hoàn toàn cô độc.”[10; tr.201]. Ông chỉ còn là cái bóng biết đi, ám ảnh định mệnh đã theo ông. Murakami đã để cho nhân vật Mamiya không hạnh phúc trong cái thế giới mà người ta gọi là hòa bình. Ký ức chiến tranh đã lấy đi của họ tất cả, để khi trở về họ mất tất cả.
Đặt cạnh nhau những dòng tự sự của Toru Okada, trung úy Mamiya, Nhục Đậu Khấu ấn tượng chung nhất mà nước Nhật trong quá khứ đem lại cho nước Nhật hiện tại, không gì khác hơn là một nỗi nhục; Và quả thực, sự thảm bại trên chiến trường Mông Cổ - Mãn Châu, rộng ra là sự thảm bại trong Đệ nhị thế chiến, là một nỗi nhục, một chấn thương tâm lí đau đớn đối với người Nhật, có lẽ là đau đớn nhất trong toàn bộ chiều dài lịch sử của nước Nhật. Thế giới vỡ vụn. Con người hoang mang. Sự thống trị của những trật tự phi lôgic. Sự cô đơn cùng cực của những tâm hồn méo mó. Sức mạnh tiềm ẩn của con người. Sự diệt vong không thể cứu vãn của cái Ác. Xứ sở này những tưởng đã có thể quên đi chấn thương ấy bằng việc tự thỏa mãn với những bước phát triển thần tốc về kinh tế xã hội trong thập niên 80 của thế kỉ XX. Nhưng, như một điển hình cho sự rối loạn tâm thần tập thể, ở bên cạnh và ở
bên trong sự tự mãn Nhật Bản ấy, vẫn phổ biến một tâm trạng vỡ mộng, chia cắt và hoang mang.
Phía nam biên giới phía tây mặt trời “Đó là một câu chuyện đau đớn, khuấy
động, xuất sắc một cách ám ảnh”. Một câu chuyện đơn giản: tuyến tính về thời gian, và nhất là chỉ gồm một câu chuyện duy nhất - nghĩa là rất khác với các tiểu thuyết khác của Murakami về việc sống và giải quyết quá khứ. Trước tiên, đó là một quá khứ không hình dạng tất định: có lúc bị thu nhỏ lại, nhưng chủ yếu là nó có xu hướng tự phóng đại quá kích cỡ bình thường. Hai nhân vật chính, Hajime và
Shimamoto-san, đứng về hai cực của cái quá-khứ-không-hình-dạng-cụ-thể-đó. Phía
nam biên giới phía tây mặt trời đã không chủ đích tạo ra một sự liên kết xuôi chiều
và một lôgic dễ đoán. Chờ đợi một loại nhân vật lớn, người đọc nhanh chóng bị thất vọng vì Hajime vẫn tiếp tục là một nhân vật nam cố tình bị nhà văn làm cho trở nên bình thường, sau một câu mở đầu khó có thể tham vọng hơn.
Trong Người tình sputnik, câu chuyện về cuộc đời Miu, chủ yếu là sự kiện cô
bị kẹt trên xích đu và chứng kiến cảnh cái tôi khác của mình đang làm tình với Ferdinando khiến mái tóc của chị bạc trắng và mất hết cảm xúc yêu thương nhục thể đã được kể bằng thủ pháp cắt dán, phân mảnh, truyện lồng truyện. Miu đã kể cho Sumire nghe và đến lượt “tôi” lại được biết về câu chuyện đó qua tài liệu số 2 mà Sumire đã viết và lưu trong máy tính trước khi biến mất. Nếu mới đọc qua, ta thấy cách kể chuyện kiểu này không mới. Trước Haruki Murakami, đã có nhiều người sử dụng thủ pháp này. Một câu chuyện được kể bằng bảy người khác nhau trong
truyện ngắn Trong rừng trúc Akutagawa. Câu chuyện trong Nghệ nhân và
Margarita của Bulgakov được ráp nối từ các phần khác nhau từ hai thời điểm và hai
không gian. Còn Từ điển Khazars của Milorad Pavic là câu chuyện về đế quốc
Khazars được kể dưới hình thức những chú giải cho một cuốn trừ điển từ ba tôn
giáo khác nhau, diễn ra ở ba thời điểm khác nhau. Tuy vậy, đọc xong Trong rừng
trúc, người đọc không thể hình dung được ai đích thực là thủ phạm giết người.
Muốn biết diễn biến câu chuyện trong Nghệ nhân và Margarita, người đọc phải ráp các phần câu chuyện với nhau. Còn muốn nắm bắt câu chuyện trong Từ điển
Khazars, người đọc có thể đọc từ đầu đến cuối, đọc theo chú giải của từng tôn giáo
hay vừa đọc vừa so sánh các chú giải của các tôn giáo với nhau. Các tác phẩm kể trên đều có sử dụng thủ pháp cắt dán, phân mảnh song câu chuyện được kể có sự
thay đổi giữa các phần, mảnh. Riêng trong Người tình Sputnik, câu chuyện về cuộc
đời Miu được “bảo lưu nguyên khối” từ người nghe trực tiếp là Sumire và người đọc gián tiếp là “tôi”. Sumire đã ghi lại lời Miu theo điểm nhìn của Miu. Bằng cách kể như vậy, Haruki Murakami đã giữ được tính tương đồng khách thể của câu chuyện. Vì vậy, cảm xúc của các nhân vật về câu chuyện, xét ở một điểm nào đó là giống nhau. Trải nghiệm khủng khiếp của Miu không chỉ khiến tóc chị bạc trắng, mất hết cảm xúc mà còn khiến Sumire, “tôi” thấy được sự trống rỗng vô nghĩa tột cùng của cuộc sống. Mái tóc bạc trắng của chị khiến tôi không khỏi không nghĩ đến màu sắc của những bộ xương người bị thời gian làm cho trắng hếu. Không chỉ kể câu chuyện ám ảnh về thân phận con người trong cuộc lựa chọn sinh tử cái bản ngã nào phù hợp với mình mà cách kể câu chuyện ấy của Haruki Murakami cũng vô cùng hấp dẫn.
Trong Rừng nauy, Toru Watanabe, một chàng thanh niên 37 tuổi vừa mới đặt
chân tới Hamburg, Đức. Khi bất chợt nghe được bài hát "Norwegian Wood" của Beatles, anh bỗng hồi tưởng lại mối tình đầu của mình với Naoko. Ký ức mang anh trở lại với những năm của thập kỷ 1960, khi có quá nhiều sự việc xảy ra với cuộc sống của anh khi đó. Quả thực, đây là câu chuyện lồng trong bối cảnh xã hội 50 năm trước, thời cường thịnh của nước Nhật. Và cũng là thập niên có 4 vấn đề lớn
được giới trẻ quan tâm: Chủ nghĩa Hiện sinh (Existentialism), Cách mạng tình dục
(Sexual liberation), Nữ quyền (Feminism) và Chống chiến tranh (Anti-war). Cả 4
vấn đề này đều được đề cập trong ca khúc Norwegian Wood (Rừng Na Uy) của nhóm Beatles trong album Rubber Soul phát hành năm 1965 nổi tiếng khắp thế
giới… Phải thực sự hiểu bối cảnh xã hội của 50 năm trước, ta mới có thể hiểu thấu hết ý nghĩa của câu chuyện và những nhân vật loanh quanh trong đó. Đó là thời giới trẻ các nước phương Tây bắt đầu chạm mặt với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, cuộc sống thay đổi, và chính vật chất đã phần nào làm đảo lộn xã hội truyền
thống… Chủ nghĩa cá nhân phát triển với mầm mống chống đối lại lề thói trong từng mái gia đình, vì vậy, đây là lúc mà triết học hiện sinh của Jean Paul Sartre trở thành cứu cánh của một bộ phận giới trẻ. Trong tâm trạng hoảng loạn vì mất phương hướng, giới trẻ dễ dàng sa vào hư vô, coi cuộc sống là vô nghĩa và phi lý đến mức không thể tồn tại với chính nó... Phong trào hippy cũng phát sinh từ đây với một lớp thanh niên mới lớn thoát ly hẳn khỏi gia đình, sống lang thang, bất cần đời, sống không mục đích và tôn sùng chủ nghĩa Hiện sinh, tự do tình dục, nam nữ bình đẳng trên mọi phương diện và chống chiến tranh. Tâm trạng của những nhân
vật trong Rừng Na Uy cũng không nằm ngoài vòng xoáy thời đại họ sống. Đó là
những con người mất phương hướng, họ không hiểu thực sự bản thân họ muốn gì và sống để làm gì? Nước Nhật thời ấy đang tiến lên như vũ bão, nhưng lại là giai đoạn khó khăn nhất của giới trẻ với hàng loạt những vụ tự sát tập thể mà trong đó không ít những trí thức trẻ…
Murakami lấp đầy khoảng trống tiểu thuyết của mình những câu chuyện mang