Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Một phần của tài liệu Thực trạng vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam đối với tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Trang 71)

b. Các nguyên nhân khách quan

3.2.2.3. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Trong tương lai, Ngân hàng Nhà nước phải tích cực sử dụng công cụ này để hỗ trợ vốn cho các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn.

Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ quan trọng được Ngân hàng Trung ương các quốc gia sử dụng. Nghiệp vụ thị trường mở được xem là còn khá mới ở Việt Nam để Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ. Phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện vào tháng 7/2000. Mặc dù vậy, việc triển khai Nghiệp vụ thị trường mở cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, chuyển dần từ sử dụng các công cụ tiền tệ trực tiếp sang sử dụng công cụ gián tiếp, giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán nhanh chóng, kịp thời. Nghiệp vụ thị trường mở đang dần trở thành kênh chủ đạo để Ngân hàng Nhà nước bơm tiền ra nền kinh tế và thu tiền về từ lưu thông, góp phần quan trọng điều hoà vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng.

Thực tiễn điều hành Nghiệp vụ thị trường mở thời gian gần đây cho thấy, Ngân hàng Nhà nước đã giúp các tổ chức tín dụng gia tăng lượng vốn khả dụng

thông qua việc điều hành thị trường mở theo hướng chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Trong thời gian sắp tới, để công cụ Nghiệp vụ thị trường mở phát huy hiệu lực cao hơn đối với việc hỗ trợ vốn cho các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn cần triển khai một số biện pháp cơ bản sau:

- Ngân hàng Nhà nước đa dạng loại hàng hoá giao dịch trên thị trường. Thực tế cho thấy hàng hóa của thị trường mở hiện còn khá nghèo nàn, chủ yếu là tín phiếu ngân hàng. Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu thời hạn ngắn, chứng khoán do bản thân các ngân hàng phát hành... vẫn chưa giao dịch trên thị trường này. Thêm vào đó, khối lượng tín phiếu ngân hàng còn quá nhỏ so với quy mô vốn của ngân hàng. Như vậy, Nghiệp vụ thị trường mở chưa thực sự có tác động lớn đến cung cầu vốn trên thị trường. Việc tăng khối lượng hàng hóa giao dịch cũng là hấp lực để thu hút nhiều tổ chức tín dụng tham gia thị trường mở.

- Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường thứ cấp về giấy tờ có giá. Hệ thống công nghệ thông tin cần được không ngừng nâng cấp nhằm hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường (nhu cầu vốn của nền kinh tế, khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại...) để đưa ra các quyết định sát thực và chính xác. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng nâng cao độ an toàn, chuẩn xác trong các hoạt động giao dịch tiền tệ, tăng hiệu quả hoạt động (nhờ rút ngắn thời gian giao dịch), cũng như cải tiến các chương trình phần mềm ứng dụng về lưu ký giấy tờ có giá tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước nhằm theo dõi và thanh toán giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước và của các tổ chức tín dụng.

- Song song với cải tiến, nâng cấp công nghệ ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cần không ngừng bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện các quy trình liên quan đến Nghiệp vụ thị trường mở, như đặt thầu, xét thầu; các thủ tục về đăng ký, lưu ký giấy tờ có giá; thủ tục về lập hợp đồng, quy trình giao dịch qua mạng,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khi tham gia giao dịch, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí giao dịch.

- Nghiên cứu tăng thêm số phiên giao dịch. Hiện số phiên giao dịch mỗi ngày là 2, với kỳ hạn giao dịch 14 ngày và 28 ngày. Tăng phiên giao dịch đồng nghĩa với việc tăng thời gian tiếp xúc của các tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà

nước. Nhờ đó, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là người cho vay cuối cùng sẽ tốt hơn.

- Gia tăng hơn nữa số lượng thành viên (tổ chức tín dụng) tham gia thị trường mở. Thực tế cho thấy, thành viên tham gia thị trường mở thời gian qua đã có sự gia tăng về số lượng và đa dạng về loại hình. Nếu như trước đây, thị trường mở hầu như chỉ có các Ngân hàng thương mại nhà nước tham gia, các khối ngân hàng khác còn đứng ngoài cuộc, thì hiện nay thị trường mở Việt Nam đã có sự góp mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần,… Tuy nhiên, còn một bộ phận không ít các Ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ chưa tham gia thị trường mở, do quy mô vốn bé, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng cũng như chưa quen nên chưa tham gia hoặc còn lúng túng trong việc tham gia đấu thầu tại thị trường tiền tệ thứ cấp này. Hiện mỗi phiên giao dịch chỉ nhận được sự tham gia đặt thầu của khoảng 10-15 tổ chức tín dụng. Đây là con số khá khiêm tốn so với lực lượng tổ chức tín dụng đông đảo hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Gia tăng số lượng thành viên cũng góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của Nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành lượng tiền trong lưu thông của Ngân hàng Nhà nước, nhờ đó tăng được độ sâu và độ rộng (lan toả) của chính sách tiền tệ.

3.2.2.4. Nâng cao hiệu quả công cụ giáo dục

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đối với tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhận thức của hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang trại; các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn; các tổ chức và cá nhân cung ứng dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản và doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Thực tế cho thấy nhận thức của người dân về chính sách không đầy đủ nên chưa hiểu được tầm quan trọng của chính sách và chưa nhận thức đúng quan hệ tín dụng là vay mượn, chưa có trác nhiệm đầy đủ với đồng vốn được vay. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền về chính sách thông qua tất cả các phương tiện truyền thông của mình và kênh truyền thông của các tổ chức tín dụng để các tổ chức, cá nhân này khi vay vốn phải thấy được trách nhiệm với việc vay vốn của mình. Tức là người dân phải có trách nhiệm với đồng vốn đi vay. Nội dung giáo dục tuyên truyền phải đảm bảo

yêu cầu người dân hiểu được chủ trương đường lối của Đảng, chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và trách nhiệm của người dân đối với việc thực hiện chính sách này như Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp; Sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc, lãi theo đúng thỏa thuận với tổ chức tín dụng; Thực hiện đúng các quy định của pháp luật có liên quan khi vay vốn tại tổ chức tín dụng.

3.2.2.5. Tăng cường hiệu quả công cụ kỹ thuật

- Ngân hàng Nhà nước xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin thống nhất và cập nhật về tất cả các tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ đối với nông nghiệp, nông thôn như thông tin về chất lượng tín dụng, khả năng tiếp cận khu vực nông nghiệp, nông thôn, nguồn vốn cho vay nông nghiệp nông thôn...

- Ngân hàng Nhà nước làm trung tâm điều phối thông tin trong việc hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phát triển hệ thống tham khảo tín dụng mà trước mắt là tăng cường năng lực của trung tâm thông tin tín dụng để xác định trường hợp cho vay trùng lặp hay khách hàng của một tổ chức tín dụng đang có dư nợ quá nhiều tại các tổ chức tín dụng. Các rủi ro mang tính hệ thồng tiềm tàng nhưng không được các tổ chức tín dụng đánh giá phải được cảnh báo để tránh đổ vỡ hệ thống.

- Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng tối đa hóa việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính, quản lý khách hàng, sử dụng chương trình thống nhất và có tính chia sẻ thông tin.

3.2.3. Tăng cường năng lực cán bộ

Trình độ năng lực cán bộ tại Ngân hàng Nhà nước là yếu tố rất quan trọng để tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thành công. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường năng lực cán bộ tại Ngân hàng Nhà nước.

Tăng cường năng lực cán bộ bằng cách tăng cường tổ chức tập huấn kết hợp với công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Thực tế, hiện nay đội ngũ cán bộ tại Ngân hàng Nhà nước không đồng đều thiếu cán bộ kế cận do rất nhiều cán bộ tại Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang làm tại ngân hàng thương mại, các tổ chức khác; đỉnh điểm là năm 2008 số lượng cán bộ từ Ngân hàng Nhà nước chuyển đi khoảng 100 người. Mặc dù, sau đó Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung nguồn cán bộ còn thiếu này bằng việc tuyển dụng thêm nhiều đợt cán bộ vào các

năm 2008, 2009. Tuy nhiên, do cán bộ tuyển vào chủ yếu là cán bộ trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tế nên việc tiếp cận công việc đòi hỏi kiến thức chuyên sâu có nhiều khó khăn. Do đó, đối với cán bộ mới tuyển vào chưa qua thực tế làm tín dụng tại các tổ chức tín dụng phải cho họ tham gia nhiều khóa học liên quan đến tín dụng nông nghiệp, nông thôn; gửi cán bộ đi làm công tác thực tế tại các tổ chức tín dụng, thường xuyên cho tham gia các đoàn công tác để có cái nhìn cụ thể về thực tế hoạt động tín dụng tại khu vực nông nghiệp, nông thôn...

Trước mắt khi bắt đầu chương trình đào tạo tận dụng các khóa đào tạo hiện có của Ngân hàng thế giới, Viện Ngân hàng phát triển châu Á,..và các tổ chức khác đã thiết kế, địa phương hóa các bài tập hiện có cho Việt Nam. Các chương trình quan trọng nên đào tạo bao gồm: phương pháp cho vay, tín dụng cơ bản, phân tích khách hàng, quản lý nợ quá hạn, kế toán cơ bản, kiểm toán và kiểm soát nội bộ, phân tích tài chính tổ chức, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới, kỹ năng sử dụng hệ thống thông tin quản lý và quản lý rủi ro. Việc cử cán bộ đi công tác thực tế tại tổ chức tín dụng thì nên cử cán bộ làm việc tại các tổ chức tín dụng thường phát sinh dư nợ tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng Nhân dân...

3.2.4. Tăng cường phối hợp, kiểm điểm nhiệm vụ của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụnhiệm vụ nhiệm vụ

Do nhiệm vụ của các đơn vị thường liên quan đến cùng một nội dung như Tái cấp vốn thì đầu tiên phải là Vụ Chính sách tiền tệ xây dựng nguồn, sau đó Vụ Tín dụng căn cứ nguồn và nhu cầu thực tế để phẩn bổ nguồn, rồi chuyển qua Sở giao dịch thực hiện tái cấp vốn, cuối cùng cơ quan thanh gia giám sát thực hiện kiểm tra đối với khoản tái cấp vốn xem tổ chức tín dụng có thực hiện đúng với nhu cầu được tái không. Điều này, một mặt tạo ra sự chặt chẽ giám sát lẫn nhau giữa các công đoạn nhưng mặt khác lại không có đơn vị nào chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Do đó, để nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức thực thi chính sách thì phải có cơ chế chịu trách nhiệm, đánh giá nhiệm vụ được giao của từng đơn vị. Định kỳ hàng năm phải có báo cáo về việc thực hiện vai trò của đơn vị đối với những nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) căn cứ vào các tiêu chí để tổ chức tín dụng được mở phòng giao dịch để đưa ra những đề xuất ưu đãi đối với tổ chức tín dụng để được mở phòng giao dịch tại vùng khó khăn. Cụ thể, hiện nay quy định việc mở phòng giao

dịch đối với tổ chức tín dụng phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể như tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, chứng minh được hiệu quả kinh tế khi mở chi nhánh. Để khuyến khích mở phòng giao dịch, chi nhánh tại vùng đặc biệt khó khăn thì văn bản ban hành cần xác định địa bàn đặc biệt khó khăn là địa bàn nào đồng thời xem xét việc không đưa một số tiêu chí vào để được mở chi nhánh, phòng giao dịch.

Ngoài ra, trong thời gian qua Nhà nước đã bao cấp rất nhiều đối với tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Điều này một mặt khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn nhưng mặt khác cũng tạo ra tâm lý ỷ lại vào Nhà nước đối với việc cho vay nông nghiệp, nông thôn. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra những biện pháp để kiểm soát hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Cần kiểm tra xem thực tế tổ chức tín dụng có dùng nguồn vốn được cấp để cho vay nông nghiệp, nông thôn không và cho vay với lãi suất ưu đãi không và việc cho vay có tuân thủ quy trình vay vốn không hay là cho vay ồ ạt và dùng nguồn vốn được cấp vào các nhu cầu vốn khác.

Mặt khác, Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng nhanh hơn, nhiều hơn. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm triển khai đã nảy sinh một số bất cập cần tháo gỡ, như:

- Cá nhân, hộ sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp có thể được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng; các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn được xem xét cho vay tối đa đến 200 triệu đồng; hợp tác xã, chủ trang trại được xem xét cho vay tối đa đến 500 triệu đồng. Đây là cơ chế mở so với các chính sách trước đây về tín dụng nông nghiệp, nông thôn, nâng hạn mức tiền vay cho cá nhân, tổ chức kinh tế khi vay vốn tổ chức tín dụng không phải thế chấp tài sản.

- Bên cạnh việc nâng cao mức cho vay tối đa không có đảm bảo bằng tài sản, Nghị định 41 có nhiều quy định mở hơn, đối tượng vay rộng hơn trước đây. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, tổ chức tín dụng cho vay thực hiện khoanh nợ không tính lãi cho người vay đối với dư nợ hiện còn tại thời điểm xảy ra thiên tai, dịch bệnh được công bố tại địa phương. Thời gian khoanh nợ tối đa 2 năm và số lãi tổ chức tín dụng đã khoanh cho khách hàng được giảm trừ vào lợi nhuận trước thuế của tổ chức tín dụng. Nghị định 41 còn

quy định, tổ chức tín dụng có chính sách miễn giảm lãi suất đối với khách hàng tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp.

Do đó, trong thời gian tới các đơn vị trong Ngân hàng Nhà nước cần phối

Một phần của tài liệu Thực trạng vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam đối với tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w