0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Thực trạng vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức thực thi chính

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Trang 46 -46 )

thực thi chính sách

2.3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách

a. Tham mưu bộ máy tổ chức thực thi chính sách

Căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của các Bộ, ban ngành trong cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đề xuất với Chính phủ về sự tham gia của các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Bộ Tài Chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài Nguyên mô trường, Bộ Tư Pháp, Bộ Kế hoạch và đầu tư và Ngân hàng Nhà nước sẽ chịu trách tổ chức thực thi chính sách này.

Xuất phát thực tế hiện nay, việc cho vay trực tiếp đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là do các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay nên Ngân hàng Nhà nước đề xuất với Chính phủ giao các tổ chức tín dụng thực hiện việc trực tiếp cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn.

Đồng thời Ngân hàng Nhà nước xác định rõ các ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ Tín dụng Nhân dân là các đơn vị chủ lực trong việc thực hiện cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

b. Xây dựng chương trình hành động

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Ngân hàng Nhà nước xây dựng kế hoạch ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Kế hoạch phải xác định rõ đơn vị ban hành văn bản, thời gian ban hành.

Định kỳ hàng năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ cân đối nguồn để thực hiện cho vay tài cấp vốn đối với nông nghiệp, nông thôn.

c. Ban hành văn bản hướng dẫn

Trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 12 văn bản hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể:

+ Công văn số 320/CV-NHNN14 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg trong toàn ngành của Ngân hàng Nhà nước.

+ Thông tư số 10/2000/TT-NHNN1 ngày 31/8/2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện giải pháp về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng theo Nghị Quyết số 11/2000/NQ-CP của Chính phủ ngày 31/7/2000.

+ Công văn số 934/CV-NHNN1 ngày 25/9/2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản.

Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách: Bộ Tài Chính, Bộ Nông

nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài Nguyên mô trường, Bộ Tư Pháp, Bộ Kế hoạch và đầu tư và Ngân hàng Nhà nước

Đơn vị thực thi chính sách: Các tổ chức tín dụng thực hiện trực tiếp việc cho vay.

+ Công văn số 9104/NHNN-CSTT ngày 20/11/2009 về việc cho vay vốn phục vụ sản xuất, theo đó Thống đốc NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại đáp ứng vốn cho các nhu cầu vay để sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, trước hết là tập trung các nguồn vốn để cho vay chi phí sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, thu mua nông sản, chế biến và xuất khẩu.

+ Công văn số 10220/NHNN-CSTT ngày 25/12/2009 chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước, nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tập trung bố trí và phân bổ vốn cho các chi nhánh địa phương thuộc địa bàn nông nghiệp, nông thôn để đáp ứng vốn vay kịp thời của hộ sản xuất và doanh nghiệp sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, thu mua nông sản, chế biến và xuất khẩu.

+ Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2010 về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, trong đó quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Qũy tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác ở mức thấp hơn 2% so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng khác; bên cạnh đó là các biện pháp thực hiện hỗ trợ thanh khoản qua các kênh nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

+ Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 07/4/2010 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2010, theo đó Thống đốc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các biện pháp phù hợp để tổ chức tín dụng tập trung vốn phục vụ phát triển kinh tế địa phương, nhất là đáp ứng nhu cầu vốn chi phí sản xuất – kinh doanh của khu vực nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng và các hoạt động kinh doanh trên cơ sở khả năng huy động vốn, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tập trung vốn cho vay chi phí sản xuất – kinh doanh của khu vực nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu.

+ Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 04/11/2010 về thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng và ngân hàng góp phần ổn định giá cả và kinh tế vĩ mô, chỉ đạo các tổ chức tín dụng đáp ứng các nhu cầu vay vốn có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu..., xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi tiền vay và cho vay mới để khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh đối với các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do bão, lũ.

+ Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 về hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP.

+ Thông tư 20/2010/TT-NHNN ngày 19/9/2010 về thực hiện điều hành chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

+ Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, chỉ đạo các tổ chức tín dụng điều chỉnh mạnh cơ cấu và nâng cao chất lượng tín dụng, vốn tín dụng tập trung ưu tiên cho sản xuất, kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Công văn số 6368/CV-NHNN ngày 15/8/2011 với nội dung yêu cầu các ngân hàng thương mại tiếp tục tập trung vốn cho sản xuất - kinh doanh, ưu tiên vốn cho sản xuất nông nghiệp, góp phần duy trì, mở rộng sản xuất nhằm cân đối cung cầu, góp phần bình ổn giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm.

Các văn bản được ban hành đã giải quyết được những khó khăn vướng mắc trong quá trình các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay nông nghiệp, nông thôn. Những văn bản Ngân hàng Nhà nước ban hành đã cụ thể hóa đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với việc cho vay nông nghiệp, nông thôn.

d. Tổ chức tập huấn

Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện tổ chức tập huấn cho cán bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước tham gia vào việc thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng Nhà nước cũng chưa thực hiện khóa đào tạo, tập huấn chính thức nào cho cán bộ của các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn và cho các tổ chức, cá nhân được vay vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2.3.2.2. Giai đoạn chỉ đạo thực thi chính sách


a. Hệ thống thông tin đại chúng

Thông qua các phương tiện truyền thông của Ngân hàng Nhà nước như website Ngân hàng Nhà nước: www.sbv.gov.vn, Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, website Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và các phương tiện truyền thông khác như truyền hình, đài, hệ thống báo viết và báo hình Ngân hàng Nhà nước tích cực tham gia vào việc tuyên truyền cho các tổ chức tín dụng, tổ

chức, cá nhân được vay vốn biết và hiểu về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

b. Tạo nguồn vốn, khuyên khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn.

Với việc sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc và công cụ tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng có vốn cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn.

 Công cụ dự trữ bắt buộc

Nếu như trước đây Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ Tín dụng nhân dân thì hiện nay với việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nông nghiệp trên 30%. Kết quả của việc thực hiện giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với với các tổ chức tín dụng đến nay như sau:

- Danh sách các Tổ chức tín dụng được giảm dự trữ bắt buộc giai đoạn từ tháng 10/2010 đến hết tháng 1/2010: Quỹ tín dụng nhân dân (tỷ trọng: 71%); Ngân hàng Phát triển Mê Kông (tỷ trọng: 69,67%); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tỷ trọng: 69%). Tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường trong giai đoạn này là: 4% đối với tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng; 2% đối với tiền gửi bằng VND kỳ hạn 12 tháng trở lên.

- Danh sách các Tổ chức tín dụng được giảm Dự trữ bắt buộc giai đoạn từ tháng 2/2011 đến hết tháng 7/2011: Ngân hàng Phát triển Mê Kông (tỷ trọng: 68,88%); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tỷ trọng: 68,8%); Quỹ Tín dụng nhân dân (tỷ trọng: 68,7%); Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (tỷ trọng: 50,11%). Tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường trong giai đoạn từ tháng 2/2011 đến hết tháng 4/2011 là: 4% đối với tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng; 2% đối với tiền gửi bằng VND kỳ hạn 12 tháng trở lên. Trong giai đoạn từ tháng 5/2011 đến hết tháng 7/2011, tỷ lệ này tương ứng là 3% và 1%.

- Danh sách các Tổ chức tín dụng được giảm Dự trữ bắt buộc giai đoạn từ tháng 8/2011 đến hết tháng 1/2012: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tỷ trọng: 69,5%); Quỹ Tín dụng nhân dân (tỷ trọng: 60,4%); Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (tỷ trọng: 55,78%); Ngân hàng Phát triển Mê Kông (tỷ trọng: 53,42%); Ngân hàng Thương mại cổ phần Liên Việt (tỷ

trọng: 41,6%). Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc thông thường trong giai đoạn từ tháng 8/2011 đến nay là: 3% đối với tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng; 1% đối với tiền gửi bằng VND kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Kết quả việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho thấy công cụ này của Ngân hàng Nhà nước đã tạo sự khuyến khích đối với các tổ chức tín dụng tăng tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn. Tỷ trọng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đều có xu hướng tăng. Nếu như trước đây chỉ có khối tổ chức tín dụng mà Nhà nước chiếm đa số vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn thì hiện nay việc cho vay nông nghiệp, nông thôn đã thu hút các ngân hàng thương mại cổ phần tham gia như Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt, Ngân hàng phát triển Mê Kông.

 Công cụ tái cấp vốn

- Đối với hình thức cho vay bằng chiết khấu giấy tờ có giá

Theo quy định tại Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng được ban hành kèm theo Quyết định 898/2003/QĐ- NHNN ngày 12/8/2011: Chiết khấu, tái chiết khấu (sau đây gọi chung là chiết khấu) Giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các Giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các Giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng giao dịch trên thị trường sơ cấp hoặc thị trường thứ cấp.

Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chiết khấu cho các ngân hàng. Đặc điểm của hình thức này là cho vay lãi suất thấp, quản lý bằng hạn mức công bố hàng quý vì thế đây cũng là nguồn vốn khá ổn định cho các tổ chức tín dụng.

Trong giai đoạn cuối năm 2008, sau thời kỳ lạm phát và nhập siêu từ tháng 2/2008 đến tháng 10/2008, nền kinh tế xuất hiện những dấu hiệu giảm phát, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các biện pháp nhằm tăng lượng tiền vào lưu thông để ngăn chặn đà suy thoái và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và định hướng hoạch định Chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm chống suy thoái kinh tế và thất nghiệp, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chiết khấu Giấy tờ có giá đối với các ngân hàng để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn với lãi suất chiết khấu giảm dần qua các tháng từ 12%/năm đến 7,5%/năm.

Tổng số NHTM thực hiện chiết khấu GTCG 24 NHTM

Tổng hạn mức phân bổ cho các NHTM 3.000 tỷ đồng

Thời gian chiết khấu Từ 70 - 90 ngày

Số tiền chiết khấu 3.000 tỷ đồng

Số tiền thu nợ 3.289 tỷ đồng

Số dư chiết khấu tính đến cuối năm 2008 0 đồng

Hình 2.13. Kết quả phân bổ và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu Giấy tờ có giá giai đoạn cuối năm 2008

Nguồn Ngân hàng Nhà nước

Theo báo cáo định kỳ của các ngân hàng thương mại về tình hình cho vay nông nghiệp nông thôn, trong giai đoạn cuối năm 2008, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn của các Ngân hàng thương mại thực hiện chiết khấu Giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước đã tăng lên tương ứng với số tiền chiết khấu, chứng tỏ các Ngân hàng thương mại đã sử dụng vốn đúng mục đích là cho vay nông nghiệp, nông thôn như đã cam kết với Ngân hàng Nhà nước trước khi thực hiện chiết khấu Giấy tờ có giá. Tuy nhiên, kể từ năm 2009 đến nay do đặc điểm điều hành chính sác tiền tệ hình thức hỗ trợ này đã chấm dứt.

- Đối với hình thức cho vay bằng cầm cố giấy tờ có giá hoặc cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.

Đơn vị tỷ đồng

Hình 2.14. Kết quả cho vay tái cấp vốn bằng hình thức cầm cố giấy tờ có giá hoặc cho vay lại theo hồ sơ tín dụng

Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng thì dư nợ tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng được tái cấp vốn bằng hình thức cầm cố giấy tờ có giá hoặc cho vay lại theo hồ sơ tín dụng tăng lên tương ứng với số tiền được tái cấp vốn bằng hình thức này.

- Lãi suất tái cấp vốn

Nhìn vào biểu đồ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất thị trường trong thời gian qua thì rõ ràng việc các tổ chức tín dụng được tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất thường thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường từ 1-2%. Do đó, việc các tổ chức tin dụng được tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo được lợi thế rất lớn so với các tổ chức tín dụng khác trên thị trường.

Hình 2.15. Diễn biến lãi suất tái cấp vốn trong thời gian qua

Nguồn Ngân hàng Nhà nước

Đơn vị %

Hình 2.16. Diễn biến lãi suất huy động trên thị trường thời gian qua

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Trang 46 -46 )

×